Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 3/22/2011(UTC) Posts: 3,307
Thanks: 326 times Was thanked: 364 time(s) in 256 post(s)
|
Tin Tong Hop
ĐTC Phanxicô: Dù bị bắt bớ và bách hại, Giáo Hội vẫn không mệt mỏi đón tiếp mọi người

1/15/2020 10:26:20 PM
http://conggiao.info/dtc...n-tiep-moi-nguoi-d-52886
Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu cầu xin Chúa Thánh Thần canh tân trong chúng ta ơn gọi là các môn đệ truyền giáo can đảm và vui tươi của Chúa Kitô. Theo gương thánh Phaolô, chúng ta sẽ loan báo Tin Mừng cho thế giới và làm cho các cộng đoàn của chúng ta trở thành nơi chốn của tình huynh đệ, nơi tất cả có thể gặp Chúa Kitô Phục sinh.
Trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 15/01/2020, Đức Thánh Cha tiếp tục loạt bài giáo lý về sách Công vụ Tông đồ. Ngài cho biết bài giáo lý kết thúc sách Công vụ Tông đồ hôm nay nói về bước cuối cùng trong hành trình truyền giáo của thánh Phaolô, đó là tại Roma (Cv 28,14). Đức Thánh Cha lưu ý rằng tác giả Luca không kết thúc tác phẩm với cuộc tử đạo của thánh Phaolô nhưng bằng việc mô tả việc loan báo Tin Mừng không mệt mỏi của thánh nhân. Thánh Phaolô đến Roma với xiềng xích nhưng cho thấy sức mạnh của ơn Chúa mở cửa các tâm hồn đến với ơn cứu độ.
Nếu được sống với đức tin, hành trình của con người có thể dẫn đến ơn cứu độ
Hành trình của thánh Phaolô, là một hành trình cùng với hành trình của Tin mừng, là bằng chứng cho thấy con đường của con người, nếu được sống trong đức tin, có thể trở thành không gian trung chuyển cho ơn cứu độ của Thiên Chúa, qua Lời của đức tin, là men nồng hoạt động trong lịch sử, có khả năng biến đổi các tình huống và mở ra những con đường mới.
Lời Chúa không thể bị ngăn cản
Tường thuật của sách Công vụ Tông đồ kết thúc khi thánh Phaolô đến trung tâm của Đế quốc Roma, nhưng không kết thúc với cuộc tử đạo của thánh nhân, mà với việc Lời Chúa được gieo rắc khắp nơi. Phần kết thúc của câu chuyện của thánh Luca tập trung vào hành trình Tin Mừng trên thế giới, chứa đựng và tóm tắt tất cả sự năng động của Lời Chúa, là Lời không thể bị ngăn cản, Lời muốn loan đi để truyền đạt ơn cứu độ cho tất cả mọi người.
Tin Mừng hoàn thành những lời Thiên Chúa hứa với dân Do Thái
Tại Roma, trước hết Phaolô gặp các anh em của mình trong Chúa Kitô, những người chào đón ngài và bao bọc ngài với lòng can đảm (x. Cv 28,15) và sự hiếu khách nồng hậu của họ cho thấy họ chờ đợi và mong muốn ngài đến với họ tới mức nào. Sau đó, ngài được phép sống một mình dưới sự canh gác của quân lính, nghĩa là với một người lính canh giữ ngài, ngài bị quản thúc tại gia. Mặc dù là tù nhân, thánh Phaolô có thể gặp gỡ những người Do Thái nổi tiếng để giải thích lý do tại sao ngài buộc phải kháng cáo lên hoàng đế và nói với họ về vương quốc của Thiên Chúa. Thánh nhân cố gắng thuyết phục họ về Chúa Giêsu, bắt đầu từ Kinh thánh và trình bày cho thấy sự liên tục giữa Tin Mừng của Chúa Kitô và "niềm hy vọng của Israel" (Cv 28,20). Thánh Phaolô nhìn nhận mình là người Do Thái tự thẳm sâu và thấy trong Tin Mừng mà ngài rao giảng, nghĩa là trong lời loan báo Chúa Kitô chịu chết và sống lại, sự hoàn thành những lời hứa cho những dân tộc được chọn.
Vương quốc Thiên Chúa
Sau cuộc gặp gỡ không chính thức đầu tiên, khi thánh Phaolô gặp được những người Do Thái thật sẵn sàng, một cuộc gặp gỡ chính thức hơn diễn ra trong suốt cả ngày, thánh Phaolô loan báo về vương quốc của Thiên Chúa và cố gắng giúp những người đối thoại của mình đến với đức tin vào Chúa Giêsu, bắt đầu từ "luật của Môsê và các ngôn sứ " (Cv 28,23). Vì không phải mọi người đều bị thuyết phục, thánh nhân tố cáo sự cứng lòng của dân Chúa, nguyên nhân sự kết án của họ (x. Is 6,9-10), và cử hành ơn cứu độ của các vùng đất nhạy cảm với Chúa và có khả năng lắng nghe Lời của Tin Mừng sự sống (x. Cv 28,28).
Giáo hội: ngôi nhà luôn mở cửa chào đón mọi người
Tại điểm này của câu chuyện, thánh Luca kết thúc tác phẩm của mình bằng cách cho chúng ta thấy không phải cái chết của thánh Phaolô nhưng là sự năng động của lời giảng dạy của ngài, về một Lời "không bị xiềng xích" (2Tm 2.9) – thánh Phaolô không được tự do đi lại nhưng được tự do nói bởi vì Lời không bị xiềng xích - đó là Lời đã sẵn sàng để được thánh tông đồ gieo rắc khắp nơi. Thánh Phaolô làm điều đó "với tất cả sự thẳng thắn và không bị cản trở" (Ac 28,31), trong một ngôi nhà, nơi ngài chào đón những người muốn đón nhận lời loan báo về vương quốc của Thiên Chúa và muốn biết Chúa Kitô. Ngôi nhà này mở ra cho tất cả các trái tim đang tìm kiếm là hình ảnh của Giáo hội, mặc dù bị bắt bớ, hiểu lầm và bị xiềng xích, không bao giờ mệt mỏi chào đón mọi người nam nữ với trái tim của người mẹ để loan báo cho họ tình yêu của Chúa Cha, được thể hiện rõ nơi Chúa Giêsu.
Cuối cùng Đức Thánh Cha mời gọi: Anh chị em thân mến, vào cuối hành trình này, hành trình chúng ta đã trải qua với nhau khi theo bước Tin Mừng trên thế giới, xin Chúa Thánh Thần làm sống lại trong mỗi người chúng ta ơn gọi trở thành các nhà loan báo Tin Mừng can đảm và vui tươi. Ngài làm cho chúng ta có thể như thánh Phaolô, làm cho ngôi nhà chúng ta thấm nhuần Tin Mừng và làm cho các ngôi nhà trở thành nhà Tiệc Ly của tình huynh đệ, nơi đón tiếp Chúa Kitô hằng sống, Đấng “đến gặp chúng ta trong mọi người và mọi thời đại.
Hồng Thủy (VaticanNews Tiếng Việt 15.01.2020)
Làm việc như Chúa Giêsu để loan báo Tin Mừng
1/14/2020 2:32:40 PM
15/01/2020 Thứ Tư Tuần I Mùa Thường Niên (1 Sm 3, 1-10. 19-20; Mc 1, 29-39)
 “Người đi rao giảng trong các hội đường, trong khắp xứ Galilêa và xua trừ ma quỷ” (Mc 1, 39).
Chắc hẳn chúng ta đã nghe hoặc từng theo dõi những chương trình truyền hình dành cho các “sao” hay những “người nổi tiếng”. Trong những chương trình ấy, nhân vật chính hoặc bộc lộ cho khán giả thấy những tài năng, sở thích, phong cách của họ; hoặc là thể hiện cho người xem cuộc sống thường nhật của mình với những công việc này công việc nọ. Những chương trình truyền hình như thế nhằm mục đích tôn vinh người nghệ sĩ và đạt được một lợi ích cụ thể nào đó.
Mỗi người trong chúng ta tự hỏi: Chúa Giêsu làm gì trong một ngày sống? Ngài đã thể hiện những tài năng gì khiến cho biết bao người trong hơn hai mươi thế kỷ qua vẫn còn say mê, thần tượng Ngài? Câu trả lời nằm ngay trong trình thuật Tin Mừng của Thánh sử Máccô hôm nay. Chúng ta cùng khám phá một ngày của “người nổi tiếng” Giêsu – Thần tượng và là gương mẫu cho hàng tỷ người ở khắp nơi trên thế giới: “Từ sáng sớm, lúc trời còn tối mịt. Chúa Giêsu đã thức dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó”.
Sau đó, Ngài đến “giảng dạy trong các hội đường” của người Do Thái. Và lúc “Chiều đến, khi mặt trời đã lặn, người ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỷ ám đến cho Ngài” và Ngài đã chữa họ. Những dòng Tin Mừng ngắn ngủi nhưng đầy ý nghĩa: Một ngày của Chúa Giêsu là sự kết hợp hài hòa giữa cầu nguyện và lao động, giữa làm việc và nghỉ ngơi, giữa thinh lặng lẫn ồn ào náo động.
Cuộc đời của Chúa Giêsu, tuy ngài là Thiên Chúa nhưng Ngài nhập thể mang thân phận con người để thực hiện Ơn Cứu Độ. Cho nên cầu nguyện là một phương thế hữu hiệu để Ngài gặp gỡ Thiên Chúa. Bài Tin Mừng cho chúng ta thấy: “Sáng sớm tinh sương, Người chỗi dậy, ra khỏi nhà, đi đến một nơi thanh vắng và cầu nguyện tại đó” (Mc 1, 35). Và Tin Mừng cho chúng ta rất nhiều lần Ngài cầu nguyện với Chúa Cha, để minh chứng cho chúng ta thấy việc cầu nguyện là cần thiết trong đời sống. Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu tuy sống ẩn dật trong dòng kín, ít bước chân ra ngoài đời sống xã hội, nhưng ngài sống đời cầu nguyện liên lỉ.
Chúa Giêsu hiện thân như một vị “bác sĩ”, nhưng vị “bác sĩ” này rất khác người, chữa bệnh không cần thuốc men nhưng bằng uy quyền của Thiên Chúa, Người làm việc không biết mệt mỏi, liên tục chữa lành các loại bệnh cho nhiều bệnh nhân, bệnh nhẹ cảm sốt như bà nhạc gia Simon đến những bệnh nhân nặng do bị quỷ ám. Ơn Cứu Độ của Chúa không chỉ cứu độ về phần tâm linh, nhưng Chúa còn chữa bệnh nơi thể xác hữu hình để bệnh nhân lấy lại sức khỏe tiếp tục cuộc sống đời thường, Chúa nhìn thấy họ đau đớn khổ sở về thân xác Ngài động lòng thương, cảm thông và đã đem sự an lành cho họ về mặt thể xác.
Không có gì tách Ngài ra khỏi sự kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa Cha cũng như không có ai khiến Ngài ngưng việc rao giảng Tin Mừng: “Người bảo các môn đệ: Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng mạc chung quanh, để Thầy còn rao giảng ở đó nữa, vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó”. Như vậy, Chúa Giêsu đã trở nên thần tượng và gương mẫu cho những ai tiếp bước theo Ngài: Gương mẫu của cầu nguyện và làm việc không ngừng. Một ngày với Chúa Giêsu – “người nổi tiếng” là bài học cho mỗi người chúng ta hôm nay cũng phải biết kết hợp cách hài hòa giữa cầu nguyện và lao động trong từng ngày sống.
Ơn Cứu Độ của Thiên Chúa không dành cho riêng cho riêng ai, mà dành cho tất cả mọi người. "Chúng ta hãy đi đến những làng, những thành lân cận, để Ta cũng rao giảng ở đó nữa" (Mc 1, 38). Hiện nay chúng ta đã thấy, từ mười hai vị tông đồ của Chúa, Lời của Chúa đã lan truyền khắp năm châu. Ơn Cứu Độ của Chúa đã lan tỏa khắp bốn phương.
Tuy vậy, khi ta nhìn lại tổng dân số đang hiện diện trong đầu thế kỷ 21 hôm nay, số người tin vào Đấng Cứu Thế vẫn còn khá khiêm tốn. Chẳng nhìn đâu xa, ngay trên đất nước Việt Nam, dân số xấp xỉ 90 triệu người, số giáo dân Công Giáo xấp xỉ 7 triệu tín hữu. Cánh đồng truyền giáo của chúng ta còn bát ngát bao la. Lời của Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay đang mời gọi mọi người: “chúng ta hãy đi đến những làng, những thành lân cận …” (Mc 1, 38a) để loan báo Tin Mừng cho mọi người.
Trong việc sống đạo hôm nay, ta thấy kinh nguyện hằng ngày là những lời cầu nguyện thiết thực nhất. Ngoài ra chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa cách mật thiết đó là bằng lời cầu nguyện tự phát từ đáy lòng mỗi người khi vui cũng như lúc buồn, lúc đau khổ cũng như khi hạnh phúc. Những lời nguyện đơn sơ đó sẽ làm cho tâm hồn chúng ta cảm thấy thư thái an bình cũng như là lời cầu nguyện cho việc loan báo Tin Mừng cách hữu hiệu nhất mà ta có thể làm và thực hiện.
Huệ Minh
Cảm thấy lo lắng khi giao tiếp? Hãy hành động thế này như Chúa Giêsu
1/15/2020 10:34:14 PM
Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô đưa ra một gợi ý giúp ta yêu thương người lân cận.
 Cho dù là nhút nhát hay hướng ngoại, ai cũng có lúc cảm thấy lo lắng khi giao tiếp: Khi gặp các thành viên của đại gia đình sống xa nhau, hay trong một cuộc họp văn phòng với các đồng nghiệp mà bạn hiếm khi làm việc cùng, hoặc gặp gỡ các phụ huynh khác tại trường con bạn học, hay thậm chí là những lần gặp gỡ người hàng xóm.
Rất nhiều lần bạn cảm thấy như phải lo lắng tìm điều gì đó (bất cứ điều gì!) để có thể trò chuyện với những người mà bạn hầu như không quen biết. May mắn thay, Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô đã đưa ra một giải pháp tuyệt vời để giải gỡ những lo lắng về giao tiếp trong Thông Điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu - Deus Caritas Est (DCE)” của ngài. Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô nói: Bằng cách nhìn vào tha nhân với tình yêu chân thực giống Chúa Kitô, chúng ta có thể mang đến sự kết nối chân thực: “Khi nhìn với đôi mắt của Chúa Kitô, tôi có thể cho người khác nhiều hơn những nhu cầu bên ngoài của họ; Tôi có thể cho họ cái nhìn của tình yêu mà họ hằng khao khát.” (DCE 18)
Đức nguyên Giáo hoàng viết: Bước đầu tiên là phải bén rễ thật sâu trong tình yêu dành cho Chúa Kitô. Tình yêu này tự nhiên sẽ dẫn đến tình yêu dành cho người lân cận, như truyền thống Kinh Thánh và Giáo hội dạy chúng ta.
Nhờ thế, tình yêu người lân cận có thể biểu lộ ra như Chúa Giêsu đã công bố trong Kinh Thánh. ĐTC viết: “Quả thật là, trong Chúa và với Chúa, tôi yêu ngay cả người mà tôi không thích hoặc thậm chí không biết. Điều này chỉ có thể xảy ra nhờ cuộc gặp gỡ thân mật với Chúa - thân mật đến mức độ có chung một ý muốn, tác động trên cảm xúc.”
Chìa khóa ở đây là một sự thay đổi quan điểm: Thay vì hy vọng rằng người khác sẽ quan tâm đến bạn, hãy quan tâm đến họ. Thay vì hy vọng người khác có ấn tượng với bạn, hãy tìm kiếm điều gì đó nơi họ để chiêm ngưỡng. Nói cách khác, hãy cố gắng cho họ thấy tình yêu và sự chăm sóc ân cần như Chúa Kitô dành cho họ.
Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI viết: “Sau đó, tôi học cách nhìn vào người khác không chỉ đơn giản bằng đôi mắt và cảm xúc của tôi, mà bằng đôi mắt và cảm xúc của chính Đức Giêsu Kitô. Bạn của Đức Giêsu chính là bạn của tôi. Không chỉ dựa vào ngoại hình của họ, tôi sẽ nhận thấy tha nhân đang khao khát một dấu chỉ yêu thương và sự quan tâm.”
Đây tuy không phải là một giải pháp hiển nhiên, nhưng lại là một giải pháp đơn giản đáng ngạc nhiên: Hãy tìm lý do để yêu người quen mà bạn đang nói chuyện, và cuộc trò chuyện sẽ tự nhiên diễn ra. Người quen ấy rồi cũng sẽ đáp lại sự quan tâm của bạn và muốn tiếp tục tình bạn vì họ cảm nhận được sự quan tâm chăm sóc của bạn dành cho họ; nhưng nếu họ không làm như vậy, thì điều đó cũng ổn thôi. Vì tình yêu dành cho người lân cận chính là điều mà bạn đang làm cho Chúa Kitô; Ngài nhìn thấy và biết những nỗ lực của bạn: Những nỗ lực ấy sẽ không hề uổng phí.
Theresa Civantos Barber (Aleteia) Phêrô Quốc Vũ chuyển ngữ (tgpsaigon.net 15.01.2020/ Aleteia)
Đồng Tâm: Nguyễn Phú Trọng cướp đất giết người
Ngô Nhân Dụng January 10, 2020

Công an, cảnh sát canh trước ngõ nhà cụ Lê Đình Kình chiều 10 Tháng Giêng. (Hình: Thanh Niên)
Trước đây ba chục năm tôi coi bức hí họa trên một tờ báo Mỹ. Trong bức tranh cười này thấy cảnh văn phòng một công ty, một cái tủ sắt lớn đổ nghiêng và hai người bị đè lên đang kêu cứu. Bên cạnh là một người có vẻ là ông “boss” đưa hai tay lên trời, miệng mở rộng như đang la lớn.
Thường trong cảnh một tai nạn như vậy thì người coi tranh nghĩ rằng chắc ông “boss” này đang kêu: “Gọi ngay bác sĩ!”
Nhưng bức hí họa buồn cười vì câu ông “boss” hô lên là: “Gọi ngay luật sư!”
Bức hí họa được nhiều người góp ý kiến. Có người bịa ra lời nói của ông “boss” khác đi: “Trời ơi! Cái tủ hư mất rồi!”
Đó chỉ là một câu chuyện cười. Các công ty ở nước Mỹ chắc không ở đâu lại vô nhân đạo như vậy!
Nếu bức tranh cười này kể chuyện ở Việt Nam thì chắc người ta sẽ đổi lời hô hoán của ông thủ trưởng thành ra: “Gọi ngay công an cho tao!”
Người dân xã Đồng Tâm đã từng bị một cái tủ đè lên. Cái tủ đó là Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội (Viettel) cùng đám công an và côn đồ đến “giải tỏa đất đai” để xây phi trường, trong khi đồng bào trong xã biểu tình ngăn cản đòi bồi thường thỏa đáng.
Khi cái tủ Viettel đang đè lên đầu những người dân nghèo chất phác thì ông Nguyễn Phú Trọng, là ông “boss” của đảng Cộng Sản và của cả nước đã hô lên: “Gọi ngay công an cho tao!”
Và anh chị em “cảnh sát cơ động” đã răm rắp tuân lệnh xung phong ra mạt trận! Trận đánh cuối cùng diễn ra 15 ngày trước Tết Canh Tý. Đúng thời gian đánh dấu một năm vụ cưỡng chế đất đai tại Vườn Rau Lộc Hưng ở Sài Gòn. Công an, cảnh sát đã tấn công vào nhà ông Lê Đình Công, con trai cụ Lê Đình Kình, một người lãnh đạo của các đồng bào bị cướp đất nhưng chỉ được trả một số tiền rẻ mạt.
Nhưng các mạng thông tin nhà nước mới loan báo ba hành động nhân đạo của đảng Cộng Sản Việt Nam: Bốn người gồm bà vợ, bà con dâu và cô cháu dâu của cụ Lê Đình Kình, đã được thả. Họ đã bị giam trong đồn công an cả đêm ngày mà không một người nào treo cổ tự tử! Đây là một tin vui cho đồng bào xã Đồng Tâm!
Thứ nhì, công an đã “bàn giao nhà” cho gia đình ông Lê Đình Công mà họ trước đó họ đã chiếm làm căn cứ. Bốn người được thả ra lại được trở lại căn nhà của họ! Thật đáng mừng vì cả gia đình sắp được ăn Tết trong nhà mình!
Và sau cùng, đảng Cộng Sản cũng trả thi thể cụ Lê Đình Kình, 84 tuổi, để gia đình cụ tổ chức lễ tang. Vâng, cụ Lê Đình Kình đã qua đời! Trước đó, trang web của Bộ Công An Cộng Sản Việt Nam gọi cụ là “một đối tượng chống đối,” và đối tượng đó đã chết.
Gọi một con người là “một đối tượng” trong khi người ta có họ, có tên, toàn dân biết tiếng; đó là “ngôn ngữ công an” với mục đích biến một con người thành một “vật vô tri” dưới mắt đồng loại. Báo chí trong nước bây giờ đã tập nhiễm thứ “ngôn ngữ công an” đó khi tường thuật. Họ nói đến “một đối tượng” nguy hiểm, “một đối tượng” bị theo dõi, “một đối tượng” bị điều tra, theo đúng văn chương của công an!
“Một đối tượng” đã chết trong bản tin trang web công an này là cụ Lê Đình Kình, 84 tuổi, người “lãnh đạo tinh thần” của dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức từ năm 2017 khi đồng bào biểu tình phản đối việc chiếm đất cho Tập Đoàn Viettel xây phi trường. Cụ đã hy sinh vì dám đứng lên tố cáo cả tập đoàn tham nhũng.
Ai cũng biết khi có dự án xây cất là có chấm mút, có rút ruột. Những phi trường giao cho quân đội từng bị khai thác, biến đất công thành đất tư, những ổ tham nhũng mà chính những người lính nghèo đói và các đảng viên Cộng Sản cũng là nạn nhân.
Ông Nguyễn Phú Trọng đứng đầu cái đảng cướp đất này. Khi người dân phản đối, Nguyễn Phú Trọng chỉ biết la: “Gọi công an cho tao!” Không cho nói, chứ đừng nghĩ dến “đối thoại.” Luật Sư Ngô Anh Tuấn ở Hà Nội, viết thẳng rằng người dân Đồng Tâm chưa một lần nào thực sự được đối thoại với chính quyền.
Cướp được đất rồi vẫn chưa yên tâm, còn cho bọn chó săn tấn công, giết người ngay trong nhà người ta.
Cả nước Việt Nam cùng để tang cụ Lê Đình Kình. Nguyễn Phú Trọng chịu trách nhiệm về cái chết của cụ Lê Đình Kình.
Sau vụ cướp đất, giết người này, ông Nguyễn Anh Tuấn, người đưa tin về vụ Đồng Tâm từ năm 2017 đến nay, viết rằng đảng Cộng Sản “chắc chắn đã không lường hết những hậu quả chính trị của quyết định tệ hại này.”
Người Việt Nam sẽ không để yên cho một nhóm gian tham lũng đoạn đất nước, kết bè kết đảng lộng quyền, khinh dân như cỏ rác!
(Ngô Nhân Dụng)
Vinh danh chiến sĩ té giếng!

Tư nghèo (Danlambao)
Đầu thiên niên kỷ mới, bầy đàn đảng ta hùng hục ra quân với chiến thắng vang dội năm châu bốn biển. Ba ngàn quân tinh nhuệ bỏ biên cương bám ghế, dẹp biển bám bờ đã làm nên lịch sử tối như đêm ba mươi. Tên chỉ huy nhân dân 84 tuổi đời, 55 tuổi đảng đã bị quân ta nhắm thẳng quân thù mà bắn, xoá xổ trần gian. Hơn 30 tên nhân dân khủng bố đã bị quân ta túm gọn.
Trong cuộc đại thắng mùa xuân long trời lở đất, ma chê quỷ chạy này, 3 chiến sĩ ta đã anh dũng té giếng hy sinh vì đại cuộc Việt Teo. Việt càng Teo thì Đảng ta càng vĩ đại.
Trước toàn đảng và toàn đám dân đen, chủ tịch tổng bí đảng ta cùng với thủ tướng đã niễng đầu tuyên dương khen thưởng ba anh hùng lấy thân mình đắp lỗ giếng sâu.
Tưởng cũng nên nhắc lại để khắc ghi vào lịch sử, rạng sáng ngày chín tháng một năm hai nghìn hai chục hào hùng, trong lúc tên thủ lãnh Đồng Tâm đang vừa ngủ vừa cầm lựu đạn, đồng chí chủ tịch Nguyễn Đức Chung anh dũng đã cùng với đồng chí Tô Lâm anh hùng phối hợp các chiến sĩ công an lá chắn của chế độ và các chiến sĩ quân đội trung với đảng ác với dân cùng với côn đồ, chó săn ập vào sào huyệt của bọn nhân dân đang ngủ để "kịp thời bảo vệ" người dân chúng nó.
Lực lượng đông như quân Nguyên của đảng ta với 3000 tay súng cự phách đã hiên ngang chống trả lại mấy chục tên nhân dân mắt còn mơ ngủ và tên thủ lãnh đang ở tuổi gần đất xa trời. Một thành tích vang dội khác là trong cơn bạo loạn các chiến sĩ ta đã làm tròn nhiệm vụ, mang theo đủ 8 lựu đạn, 38 chai bom xăng, 12 tuýp sắt đầu gắn dao nhọn, 3 hộp pháo sáng, một khẩu súng bắn điện, một thanh kiếm, một búa để chụp hình và trình bày với nhân dân cả nước về chiến lợi phẩm đã tịch thu được từ quân địch.
Chưa bao giờ quân đội và công an đảng ta đã chiến đấu hào hùng như thế! Một cuộc chiến chớp nhoáng, xung trận đến 3000 quân mà chỉ có 3 chiến sĩ anh dũng rớt mẹ xuống giếng hy sinh.
Vinh danh này thuộc về Tổng bí thư chủ tịch nước anh minh, bộ trưởng công an anh dũng, chủ tịch Hà Nội anh hùng và Việt Teo vĩ đại.
Vinh danh, vinh danh và vinh danh!
15.01.2020 Tư nghèo danlambaovn.blogspot.com
Xét xử luận tội: Thượng nghị sĩ không được dùng điện thoại, ngồi một chỗ, giữ yên lặng
January 15, 2020

Photo Credit: Tom Williams/CQ Roll Call (The Hill) – Vào cuối giờ chiều thứ Tư, Hạ viện Dân chủ đã chuyển 2 điều khoản luận tội chống lại Tổng thống Mỹ Donald Trump sang cho Thượng viện, chuẩn bị thủ tục xét xử tại đây.
Những quy định dành cho các vị Thượng nghị sĩ trong suốt phiên toà luận tội ông Trump biến họ thành những học sinh trung học không hơn không kém. Thượng nghị sĩ không được phép sử dụng điện thoại iPhone, giữ yên lặng và phải ngồi tại chỗ trong suốt phiên xét xử. “Trong suốt thủ tục luận tội, đứng trên phòng họp Thượng viện sẽ không được phép, và yêu cầu này sẽ được thực thi gắt gao. Theo đó, tất cả Thượng nghị sĩ đều được yêu cầu ngồi tại chỗ của mình từ đầu đến cuối trong thời gian ở phòng họp Thượng viện khi phiên xét xử diễn ra,” Lãnh tụ Đa số Mitch McConnell và Lãnh tụ Thiểu số Chuck Schumer ghi trong thư.
Thượng nghị sĩ không thể đem thiết bị điện tử vào phòng khánh tiết trong thời gian xét xử, điều này có nghĩa họ sẽ không thể tường thuật trực tiếp thủ tục trên mạng xã hội. “Chúng tôi sẽ không cho phép thiết bị điện tử của quý vị. Tôi nhìn thấy một cái tủ trong phòng để áo khoác, nơi chúng tôi sẽ phải giao iPads và điện thoại iPhones,” Thượng nghị sĩ Cộng hoà John Cornyn (Texas) cho hay hồi đầu tuần.
Ngoài lá thư từ McConnell và Schumer, các thượng nghị sĩ đều nhận được tài liệu hướng dẫn một số quy định về phiên xét xử, gồm:
•Thượng nghị sĩ phải chuẩn bị tham dự thủ tục từ đầu đến cuối.
•Thượng nghị sĩ chỉ có cơ hội phát biểu ngắn trong phiên xét xử. Trong khi các bên trình bày, mọi người không được nói chuyện riêng.
•Hạn chế tài liệu đọc chỉ trong số tài liệu liên quan đến vấn đề trước Thượng viện.
•Không được sử dụng điện thoại hay thiết bị điện tử trong phòng khánh tiết Thượng viện. Tất cả thiết bị điện tử đều phải được cất giữ trong tủ ở phòng treo áo khoác.
•Nếu có thủ tục bỏ phiếu trong phiên xét xử, các thượng nghị sĩ sẽ đứng lên và bỏ phiếu từ ghế của mình.
•Hệ thống nhắn tin sẽ được dùng để chuyển tin bên ngoài phòng họp, và sẽ có trách nhiệm chuyển những câu hỏi bằng văn bản của các thượng nghị sĩ cho Chánh thẩm qua nhân viên quốc hội.
•Trong qúa trình xét xử, Chánh thẩm sẽ được gọi là Ngài Chánh thẩm.
•Thượng nghị sĩ không thể dùng cầu thang Thượng viện trong suốt phiên xét xử. Không nên đến giữa Chánh thẩm và các công tố viên và luật sư. Các thượng nghị sĩ cũng không nên dùng cửa ra vào sảnh khi Thượng viện đang tổ chức phiên xét xử.
•Các thượng nghị sĩ sẽ vào sàn Thượng viện qua lối cửa Ohio Clock và các phòng để áo khoác cho đến khi phiên xét xử bắt đầu. Sau khi Chánh thẩm đến phòng khánh tiết, tất cả mọi lối ra vào đều sẽ qua lối các phòng để áo khoác. Những người chọn lối qua cửa Ohio Clock phải ngay lập tức vào phòng để áo khoác, cất giữ tất cả các thiết bị điện tử trước khi an toạ trong phòng khánh tiết.
Cũng có những hạn chế đối với truyền thông được công bố vào hôm thứ Ba, làm dấy lên làn sóng chỉ trích, kể cả từ Cộng hoà.
Như Eliza Relman của Insider tường trình vào hôm thứ Ba, viện dẫn quan ngại an ninh, Thượng viện buộc giới ký giả ở trong khu vực riêng dành cho truyền thông, không cho phép họ ra ngoài phỏng vấn các thượng nghị sĩ ở lối ra vào.
Thượng viện đang hoàn thiện tất cả các quy định cho phiên xét xử, trong đó có tranh luận.
2h chiều thứ 5, Chánh thẩm Tối cao Pháp viện sẽ được mời đến Thượng viện, tuyên thệ chủ trì phiên xét xử luận tội hiếm hoi sẽ bắt đầu vào thứ Ba ngày 21 tháng 1.
Hương Giang (Theo The Hill)
Đồng Tâm sẽ là phép thử của nhà cầm quyền về tranh chấp đất đai trong tương lai?

Mẹ Nấm (Danlambao)
Vụ việc Đồng Tâm sau khi Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án với ba tội danh gồm "giết người", "tàng trữ và sử dụng vũ khí trái phép", "chống người thi hành công vụ" đến nay chưa có thêm thông tin về các cá nhân bị bắt, bị khởi tố và mất tích sau cuộc tổng tấn công của lực lượng công an, cảnh sát tinh nhuệ vào thôn Hoành lúc 4h sáng ngày 9/1/2020.
Vấn đề ở Đồng Tâm vốn được nhà nước xem là một cuộc tranh chấp dân sự giữa dân và chính quyền địa phương. Sự việc này theo "đúng trình tự" đã có chính quyền cấp cao hơn là Hà Nội can thiệp, nhưng người dân chưa đồng tình và tiếp tục khiếu nại lên Thanh tra chính phủ. Đúng ra Thanh tra Chính phủ phải xử lý đúng quy trình pháp lý như tiếp nhận đơn, ra kết luận thì lại ra thông báo để tung hỏa mù.
Thông báo không có giá trị pháp lý khi người dân Đồng Tâm có văn bản khiếu nại (quyết định của UBND Tp Hà Nội). Bởi theo quy định của luật pháp Việt Nam, giá trị pháp lý của các văn bản do Thanh tra chính phủ đưa ra sau khi có "kết luận thanh tra" chính là một ''quyết định'' chứ không phải là một ''thông báo''.
Báo chí tuyên truyền thì đưa tin mập mờ, cụm từ "theo kết luận của thanh tra chính phủ" từ tháng 4/2019 thực tế trong bài lại là "thông báo" của Thanh tra dựa trên kết luận của cấp dưới là Hà Nội. Đây là điểm mấu chốt quan trọng nhất về trình tự pháp lý.
Bên cạnh đó việc Thanh tra Chính phủ không chịu đối thoại hay trực tiếp gặp dân. Dân ở đây chính là những người trực tiếp có đơn khiếu nại. Khi tổ chức buổi gặp gỡ, gửi lời mời những người không hề nằm trong danh sách ký tên lên làm việc, một lần nữa cho thấy Thanh tra Chính phủ lại tiếp tục làm sai quy trình pháp lý nên người dân Đồng Tâm ngoài việc mời luật sư đại diện cho quyền lợi hợp pháp còn phải tiếp tục tìm cách ngăn chặn, chống lại việc cưỡng chế.
Sự phối hợp giữa Thanh tra Chính phủ và Thanh tra Hà Nội, bằng cách chơi trò đánh lận con đen và mập mờ về chữ nghĩa trong trường hợp này được xem là sử dụng thủ thuật để gài bẫy dân. Bởi theo đúng trình tự khiếu kiện đất đại hàng chục năm nay: sau khi dân không đồng tình với kết luận thanh tra của địa phương thì họ tiếp tục khiếu kiện lên cấp cao hơn là Thanh tra Chính phủ. Nếu minh bạch rõ ràng, Thanh tra chính phủ phải làm đúng chức năng của mình là ra "kết luận thanh tra" hay hiểu là quyết định theo đúng luật pháp, nhưng với vụ Đồng Tâm họ đã không hay cố tình không làm mà chỉ ra "thông báo"?!
Thông báo số 611/TB-TTCP ngày 25/4.2019 từ Thanh tra chính phủ rõ ràng là không có tính pháp lý để dân có thể làm bằng chứng tiếp khiếu kiện lên cấp cao hơn là Thủ tướng Chính phủ.
Đây là cách hành xử không lương thiện của các cơ quan chức năng trong vụ Đồng Tâm. Bởi hơn ai hết, những người làm ra luật và sử dụng luật để cai trị biết rõ khi thanh tra chính phủ ra thông báo (không đủ tính pháp lý) thì dân không thể đưa thông báo không đủ tính pháp lý để tiếp tục khiếu kiện. Vì nếu lấy "thông báo" làm cơ sở pháp lý thì các cơ quan tư pháp cao hơn sẽ từ chối thụ lý vì nó không có cơ sở pháp lý.
Nói một cách đơn giản, vụ việc ở Đồng Tâm nếu đọc thông tin báo đảng sẽ nghĩ rằng các cơ quan chức năng đã xử lý triệt để trong khi thực tế họ không hề xử lý mà chỉ đang diễn trò cho dân xem.
Người dân Đồng Tâm muốn gì?
Theo luật sư Ngô Anh Tuấn, người đại diện pháp lý cho dân trao đổi với RFI:
"Người dân Đồng Tâm thực sự muốn tháo gỡ mâu thuẫn ''về mặt nội dung''. Cụ thể là vùng đất tranh chấp này, nếu bên Quốc Phòng cho là đất quốc phòng, thì cần trưng ra các văn bản pháp lý, để đối chứng với các văn bản pháp lý của phía người dân Đồng Tâm, trước sự chứng kiến của Thanh tra chính phủ, Bộ Quốc phòng, UBND Tp Hà Nội, cùng tất cả các cơ quan liên quan đến đất đai ở địa phương này. Người dân cũng sẵn sàng chấp nhận lẽ phải về phía bộ Quốc Phòng, nếu cơ quan này có đủ cơ sở pháp lý. Đáng tiếc là việc đối thoại về các văn bản pháp lý liên quan đến vùng đất tranh chấp đã không diễn ra."
Chính quyền có trong tay đủ mọi công cụ là pháp lý, lực lượng xử lý nhưng họ không chọn cách xử lý đúng luật mà ngang nhiên đánh úp vào đúng mục tiêu là cụ Lê Đình Kình, người được cho là "thủ lĩnh tinh thần" của người dân Đồng Tâm là vì lẽ gì?
Cuộc tấn công của lực lượng chức năng vào nhà riêng cụ Lê Đình Kình lúc 4h sáng ngày 09/01/2020 dựa trên cơ sở pháp lý nào đến nay vẫn là một câu hỏi không có câu trả lời, bởi hiện trường vụ án vẫn bị phong tỏa. Các thông tin chính thức đều từ Bộ Công an và Thông tấn xã VN cung cấp. Ai là người chủ trương và ra quyết định?
Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Thủ đô (E22, K20), lực lượng đặt dưới sự lãnh đạo của đảng ủy Công an Trung ương và sự quản lý, chỉ huy trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an được điều động đi thực thi nhiệm vụ. Việc điều động lực lượng này phải có quyết định nằm cấp Bộ và nhiệm vụ phải được nhận định là tối quan trọng, liên can rất lớn tới an ninh quốc gia, an toàn chế độ. Ngoài Bộ trưởng Bộ Công an có quyền điều động các đơn vị cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ trên toàn quốc, những người đã tham gia vào đảng ủy Bộ CA như Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hay Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc... chính là những người có trách nhiệm phải trả lời trước toàn dân hai câu hỏi trên.
Có ý kiến cho rằng chính quyền không khơi mào bạo lực trong vụ tấn công theo tôi là nhận định nửa vời.
Bởi sự bạo lực của chính quyền trước đó chính là cách mà họ từ chối hoặc sử dụng các biện pháp câu giờ khi có đơn khiếu kiện của người dân theo đúng trình tự của pháp luật. Thứ bạo lực tinh thần này cũng khủng khiếp như kiểu "đánh úp". Bởi vì người dân chỉ có một công cụ duy nhất khi bị dồn vào bước đường cùng là sử dụng pháp luật để khiếu nại, khiếu kiện. Thứ bạo lực tinh thần mà chính quyền đã lựa chọn khi xử lý chây ì, chậm chạp, bất công hay sự im lặng phớt lờ đơn thư khiếu kiện cũng là một thứ bạo lực đáng khinh bỉ mà chính quyền đang sử dụng với dân.
Với vụ việc Đồng Tâm, khi chính quyền có đủ mọi công cụ pháp lý để xử lý bạo lực nếu có xảy ra từ trong dân và họ không chọn cách "thượng tôn pháp luật" như rao giảng mà lại chọn lối "đánh úp" dân lúc trời tối thì chính họ đã sử dụng bạo lực đàn áp người dân và ngồi xổm lên Hiến pháp.
Đây chính là thứ bạo lực chính quyền tức bạo lực từ giai cấp thống trị, cầm quyền.
Đừng bao biện rằng chính quyền phải đáp trả bạo lực từ dân bằng bạo lực, hay đổ lỗi do dân khơi mào bạo lực trước thì chính quyền mới ra tay. Bởi đây chính là lập luận của những kẻ mất lương tri và không còn đủ lý trí để phân định đúng sai trong một xã hội tiến bộ.
Người dân xưa nay khi đi khiếu kiện, họ không hề muốn đối đầu với chính quyền. Điều họ muốn là những lá đơn của mình được giải quyết . Hơn ai hết, những người dân trong các vụ tranh chấp đất đai hiểu rõ khi đối đầu với chính quyền kiểu một mất một còn thì các nội dung khiếu kiện của họ sẽ không bao giờ được giải quyết. Chính vì vậy những điểm suy luận mà chính quyền hay đưa ra khi cho rằng dân "bạo loạn, đối đầu..." chỉ là logic ngược mà thôi.
Từ rất nhiều vụ tranh chấp đất đai như Cống Rộc Tiên Lãng, Thái Bình, Đắk Nông.. những cái tên như Đoàn Văn Vươn, Đặng Ngọc Viết, Đặng Văn Hiến.. không giúp cho các cơ quan chức năng "rút kinh nghiệm" trong xử lý khiếu kiện. Ngay cả trong vụ thảm án ở Đồng Tâm, chỉ dấu leo thang trấn áp bằng cách trao Huân chương chiến công cho ba công an tham gia một chiến dịch đang gây tranh cãi về tính pháp lý cho thấy đảng và nhà nước tôn vinh và tán dương cho hành động ngồi xổm trên hiến pháp.
Bên cạnh đó, chiến dịch gia tăng trấn áp trên mạng xã hội cũng được phát động bằng việc bắt giữ Facebooker Chương May Mắn (anh Chung Hoàng Chương) ở Cần Thơ. Liệu đây có phải là chỉ dấu nguy hiểm của trò chơi quyền lực nội bộ mà Ba Đình đang chấp nhận leo thang và họ chấp nhận lấy mạng dân để xây quyền lực cho nhau hay không?!
Sự kiện Đồng Tâm sẽ là một tiền lệ nguy hiểm cho xã hội Việt Nam và là một ví dụ kinh khủng khi chính quyền qua mặt tư pháp để ra tay xử lý các vụ khiếu nại, khiếu kiện của dân bằng công cụ bạo lực thông qua lực lượng hành pháp và quân đội. Lực lượng này đúng ra nhiệm vụ chính phải bảo vệ quốc gia và dân. Trong tương lai những lá đơn khiếu nại, khiếu kiện đất đai vốn chiếm 3/4 số đơn thư cả nước sẽ được xử lý theo đúng quy trình luật pháp hay bằng phương pháp "đánh úp", sử dụng bạo lực và sau đó tìm kiếm hay tạo các chứng cứ để truy tố hình sự?!
Vườn rau Lộc Hưng, bà con Thủ Thiêm sẽ ra sao sau thảm án tại Đồng Tâm?
13.01.2020 Mẹ Nấm danlambaovn.blogspot.com
Thủ tướng Dmitry Medvedev và cả chính phủ Nga đột nhiên từ chức
15 tháng 1 2020
 Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev trong một buổi lễ trao danh hiệu cho công dân
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đột nhiên đệ đơn từ chức lên tổng thống Putin để nhận chức khác lo về an ninh.
Chức vụ mới cho ông Medvedev là Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga.
Truyền thông Nga cho hay cả chính phủ Medvedev từ chức, và hiện các bộ trưởng chỉ còn đóng vai trò 'tạm quyền' cho đến khi tân nội các được bổ nhiệm.
Tuyên bố của chính phủ Medvedev nói họ từ nhiệm được đưa ra sau khi Tổng thống Vladimir Putin đọc diễn văn về tình trạng quốc gia, nêu bật nhu cầu cải tổ hiến pháp.
Medvedev bị Putin loại ra rìa, vì sao vậy? Phóng viên BBC Sarah Rainsford hỏi
Mọi việc diễn ra ngay trong ngày thứ Tư, 14/01/2020, theo thông báo của Điệm Kremlin.
Ông Putin cho hay ông "tạo ra vị trí phó chủ tịch hội đồng an ninh" và đã trao cho ông Medvedev nhiệm vụ đó.
Điều này có nghĩa ông Medvedev sẽ không làm thủ tướng cho nội các kế nhiệm được.
Cũng chưa rõ ông nhận vai trò làm phó chủ tịch hội đồng an ninh hay là chưa.
Từng làm tổng thống Nga (2008-2012), ông luôn được coi là người thân cận của ông Putin.
Cải tổ hiến pháp
Nhưng lý do để cả nội các Medvedev phải rút lui là vì các đề xuất cải tổ do tổng thống Nga nêu ra.
Ông Medvedev phát biểu rằng: "Trong bối cảnh này, chúng tôi phải để cho tổng thống quyền quyết định."

Ông Putin 'thể hiện' vài đòn judo hôm ở Sochi hồi đầu 2019 nhân dịp ông đến thành phố này để đón khách nước ngoài
Tổng thống Putin sửa hiến pháp
Tuy ông Putin đã gợi ý Nga cần sửa hiến pháp, "theo nguyện vọng nhân dân", tin về sự ra đi của toàn thể nội các Medvedev cũng gây xôn xao dư luận Nga và châu Âu.
Theo TASS, ông Putin cảm ơn ông Medvedev về thành tựu đạt được của chính phủ, nhưng nói thêm:
"Không phải cái gì cũng hoàn thành nhưng chúng ta không bao giờ đòi hỏi để mọi thứ đều làm xong trọn vẹn."
Năm 2020 đánh dấu 20 năm ông Putin ở định cao quyền lực - ông lên làm thủ tướng lần đầu và quyền tổng thống từ cuối 1999 - và một phần dư luận Nga "mệt mỏi" với sự cai trị kiểu cá nhân của ông.
Sinh năm 1952, ông Putin sẽ 72 tuổi vào năm 2024, khi nhiệm kỳ tổng thống lần này của ông kết thúc.

Phóng viên BBC Sarah Rainsford tại Moscow đặt câu hỏi 'Vì sao ông Putin loại thủ tướng Medvedev?'
Các đồn đoán tại Nga cho rằng để cầm quyền tiếp, sau 2024, ông Putin phải sửa đổi hiến pháp.
Hiến pháp Liên bang Nga hạn chế bất cứ ai cầm quyền liên tục sau hai nhiệm kỳ tổng thống.
Tuy thế, hiện không rõ kế hoạch của ông Putin là gì.
Phóng viên BBC Sarah Rainsford tại Moscow đặt câu hỏi, "Vì sao ông Putin loại thủ tướng Medvedev?", và cho biết đây là điều "chưa rõ" trong một ngày "điên rồ" ở Nga.
Bà Rainsford tin rằng nay, với ông Medvedev "bị ra rìa", Tổng thống Putin trên thực tế sẽ nắm quyền điều hành chính phủ, với các bộ trưởng chỉ là tạm giữ chức (care taking), cho đến khi có sự bổ nhiệm mới, chính thức.
Luôn ủng hộ Putin

Ông Medvedev và phu nhân Svetlana trong lễ Chính thống giáo ở Moscow hôm 07/01. Đến ngày 15/01 ông đã không còn là thủ tướng Nga
Sinh năm 1965 tại St Petersburg, ông Medvedev cũng đi lên từ thành phố này như ông Putin.
Trong các năm 1990-95, ông làm cố vấn cho thị trưởng St Petersburg, nhưng đến năm 1999 đã được về Kremlin làm phó chánh văn phòng phủ tổng thống.
Cuối năm 1999, sau khi Tổng thống Boris Yeltsin bất ngờ rút lui, ông Putin lên làm tổng thống tạm quyền, rồi tuyên bố ra tranh cử, thì ông Medvedev làm chủ tịch bộ tham mưu tranh cử của Putin (2000).
Nhưng đến năm 2002 ông lại sang làm chủ tịch tập đoàn dầu khí đầy quyền lực Gazprom, để rồi sang năm 2003 quay lại làm chánh văn phòng cho tổng thống Putin.
Năm 2005: Medvedev giữ chức Phó thủ tướng thứ nhất, phụ trách an sinh xã hội.
Năm 2008, ông được bầu làm tổng thống Liên bang Nga và dư luận tin rằng đây chỉ là cách ông và ông Putin, người giữ chức thủ tướng, "hoán đổi chỗ" tạm thời.
Năm 2011 ông Medvedev tuyên bố sẽ rời chức tổng thống và muốn "làm thủ tướng" cho ông Putin.
Từ năm 2012 ông làm thủ tướng Nga cho đến ngày ông Putin ra quyết định bất ngờ, buộc ông phải rời chức vụ, một tuần sau Giáng sinh Chính thống giáo năm 2020.
Hoàng gia Anh bị 'tổn thương' vì Hoàng tử Harry tự rút lui
9 tháng 1 2020

Hoàng tử Harry và Meghan đột nhiên tuyên bố họ rút khỏi sinh hoạt hoàng gia
Đầu năm 2020, một tin chấn động nước Anh nổ ra: Hoàng tử Harry và Meghan đột nhiên tuyên bố họ rút khỏi sinh hoạt hoàng gia (royal life).
Hoàng gia Anh bị cho là 'tổn thương' vì tin này, và theo tìm hiểu của BBC News, Hoàng tử Harry và vợ đã không tham vấn Hoàng tộc Anh về quyết định của họ.
Tuy rằng tuyên bố của Harry và Meghan chỉ nói họ "sẽ rút lui khỏi vai trò các nhân vật quan trọng của Hoàng gia Anh" nhưng theo các báo Anh và BBC đăng tải thì họ sẽ "rời khỏi sinh hoạt Hoàng gia" trong tương lai.
Thông cáo báo chí mà Hoàng tử Harry và Nữ công tước Sussex, người Mỹ, nêu ra nói họ "sẽ vẫn tiếp tục hỗ trợ Nữ hoàng và Thái tử Charles".
Nhưng cặp vợ chồng vừa mới có con trai lại cũng viết họ "sẽ chia sẻ sinh hoạt giữa Anh Quốc và Bắc Mỹ".
Hai người chuẩn bị khai trương hoạt động của quỹ từ thiện Sussex Royal và sẽ kết nối với châu Phi và Hoa Kỳ.
Meghan Markle là nữ diễn viên Mỹ gốc châu Phi và Hoàng tử Harry muốn tiếp tục di sản của mẹ, Công nương Diana, người lúc sinh thời đã sang châu Phi vận động cho công tác gỡ mìn.
Bà và cha không được hỏi ý kiến?
Theo phóng viên chuyên về Hoàng gia của BBC, Jonny Dymond, thì "Điện Buckingham Palace hoàn toàn không biết gì về quyết định của Harry và Meghan".
Hoàng gia bày tỏ "sự thất vọng" trước việc người đứng thứ sáu trong danh sách nối ngôi vua Anh tự quyết định.
Trên nguyên tắc, Hoàng gia Anh, đứng đầu là Nữ hoàng Elizabeth II, quyết định về các hoạt động công của thành viên gia tộc.
Các thành viên cũng nhận được lương và các khoản trợ cấp cho công việc đại diện cho Nữ hoàng trong giao tế, ngoại giao, hoạt động từ thiện.

Nữ hoàng Elizabeth II và chồng, Công tước xứ Edinburgh, đón chắt nội, Archie, sau khi Meghan sinh con ở London tháng 5/2019

Meghan Markle, nữ diễn viên Mỹ gốc châu Phi, trong một chuyến thăm đến CH Nam Phi
Tuy thế, trong một thông báo bị cho là để "chữa cháy", Hoàng gia Anh nói đang "thảo luận với" Hoàng tử Harry ở giai đoạn đầu về quyết định liên quan đến các trách nhiệm, công việc Hoàng gia.
Vẫn ông Dymond bình luận:
"Đây rõ ràng là một rạn nứt lớn giữa Harry và Meghan một bên, và Hoàng gia Anh ở bên kia.
Các câu hỏi tiếp theo là vai trò của họ sẽ ra sao? Họ sẽ sống ở đâu? Ai sẽ trả tiền? Quan hệ của họ với Hoàng gia sẽ ra sao?
Và còn câu hỏi liên quan đến Hoàng gia như một định chế? Điều này có nghĩa gì cho Hoàng gia Anh?"
Harry cưới Meghan ở lâu đài Windsor, Anh Quốc vào tháng 5/2018.
Hai người có một con trai là Archie Harrison Mounbatten-Windsor, sinh tại London tháng 5/2019.
Sinh năm 1984, Henry Charles Albert David Windsor là con út của Thái tử Charles và công nương Diana.
Thường được gọi thân mật là Harry và nay có họ Sussex, theo tước phong khi lấy vợ, hoàng tử này từng phục vụ trong quân đội Anh và giải ngủ với hàm đại uý.
Theo quy định của Hoàng gia Anh, Harry là người có quyền kế vị ngai vàng, như vị trí này ngày càng thấp đi, sau khi anh trai của Harry là Hoàng tử William có ba con.
Edited by user Thursday, January 16, 2020 1:45:52 AM(UTC)
| Reason: Not specified
|