Rank: Member
Groups: Registered
Joined: 8/1/2015(UTC) Posts: 8
Was thanked: 6 time(s) in 3 post(s)
|
Tôi là người mới tập tành tự viết bài về một thuỡ đã sống, nhưng vào forum không biết phải để bài vào đâu. Nếu chủ nhân thấy không thích hợp thì xin giúp đở đưa bài về đúng chổ nó phải ở, và ghi chú đã dời về ..XYZ .. để tiện việc theo dỏi gởi những bài kế tiếp. Cảm Ơn trước Giá Trụn
. 1- Những tên cướp trốn trong " bụng ngưa thành Cambodia" :
Sức dội bật mạnh làm tôi chợt bừng tỉnh cơn ngũ gật cùng lúc với chiếc xuồng " trăm giạ" đứng khựng lại, vì Ghe vừa quay ngang đụng ghim mủi vào bờ con rạch khá rộng.
- Ánh đèn pile từ trên bờ và dưới ghe nhấp nhoáng trao đổi mật hiệu rồi vụt tắt hẵn. Tim tôi đánh thình thịch trong lòng ngực và cố thu nén thân mình thật nhỏ hầu chui ẩn trốn vào trong đống sắt thép của các máy truyền tin, máy phát điện và hàng chục cuồn dây điện cho việc truyền thanh và truyền tin.
" năm Gừng hả mậy, cho nhân viên lên bờ phụ khiêng chiến lợi phẩm đưa về trạm K3 đi, nhanh tay kẻo tụi lính tuần ngoài sông nó quành vô lục soát là bà hú cả lũ bây giờ !!"
- Thân chiếc ghe trăm giạ chợt lắc lư sóng sánh trên mặt nước cùng lúc tiếng nước khua rôn rổn, chảy xuống từ đôi túi áo bà ba của bóng đen gầy nhom vốn từ dưới nước vừa thót phóng người lên, ngồi gọn lỏn phía sau lái ghe.
" lên bờ phụ khiêng đồ xuống với người ta có ăn phải có làm,đả tới cận vùng công tác không còn như trên mật khu mà phân chia người nào việc ấy!"
"Chú Tám hả! vậy chú trông chừng đám máy móc nầy tôi lên phụ với họ. Chú có đèn pile sẵn rọi dưới sạp ghe xem có bị vô nước hay không ,chứ để ướt hết máy móc mấy ổng dám đem tui đi tử hình lắm đó!"
- Không có tiếng đáp trả nhưng tôi vẫn biết chắc mẫm là tên tám Mạnh, vì bóng dáng và giọng nói cộc cằn nầy tôi vốn quá quen thuộc kể từ khi bị đưa về đồn điền cao su Chup "chấn chỉnh tư tưởng", kế đến tống xuống ban Truyền Thông hơn nữa năm lao động tay chân cho việc trồng hoa màu, và đuổi xô thú rừng vô phá rẫy. Rẫy dưa hấu,dưa gan vừa thu hoạch xong liền đày đến Tà Bon làm lao công cho Phòng truyền Thanh lưu động, được vài tháng đến mùa mưa dầm, nước mưa bắt đầu tràn xuống đầm Tà Bon chúng nó liền tống xuống Nàng Rà làm chân "thợ cạo giấy" trong ban Mật Mã, và Không Thám cho Phòng Trinh Sát Kỹ Thuật Điện Tử đến nay đã hơn 14 tháng. Rỏ là ghét của nào trời trao của nấy, tôi cố nhịn nhục chờ thời nên lấy túi tư trang lúc nào cũng đeo móc trên dây nịt da to bãng, mang vào người rồi lom khom bò từ trong khoang mui ghe ra phía đàng mủi đã cắm vào bờ. Tôi phóng cái vèo lên mặt bờ con rạch đầy lau sậy cùng cỏ tranh, mặt rạch khá rộng đang phản chiếu ánh sao lung linh-lập lòe trên nền trời tối, tạo nên bóng đêm mờ mờ dọc theo bờ con rạch. Cố phóng tầm mắt quét lướt dọc theo ven bờ rạch,thấy đoàn ghe-xuồng nhỏ to đủ cở hơn 20 chiếc, đang ẩn khuất cắm mủi vô bờ ken nhóc đầy lau sậy, chiếc nầy chéo trái, chiếc kia xiên phải trông như đàn cá Sấu đang nằm im lìm rình mồi theo ven mí nước.
-Hai bóng xám nhạt nhòa chúng đi trước sau cách nhau chừng 20 thước, người đi sau dẫn đầu một đoàn người gầy guộc đang đi từ phía dưới ven bờ rạch um tùm cỏ lát cùng tranh sậy, lên hướng tôi đang đứng chờ lệnh đi nhận hàng. Tên đi đầu không cần dừng lại để truyền lệnh, hắn vừa đi vừa khẻ nói khi bước chân hắn vừa đến ngang mặt tôi :
" Chờ hàng khách đến, rồi vào hàng cùng với họ. Đi theo gần đồng chí phó đoàn đang dẫn đường phía sau. không được nói chuyện, hút thuốc, bật đèn, hay giẫm gót đạp lên cây cỏ ngoài lối mòn của giao liên dẫn đường đã đi qua."
- Tôi đứng chờ đoàn người sắp đến rồi nhập bọn vào hàng, âm thầm chăm chú nhìn theo vị trị bước chân người đi trước vừa nhắc khỏi mặt đất, để đặt chân mình lên gần đúng vị trí của họ đã dẫm trước đó.Làm đúng theo yêu cầu của ban quân sự đã huấn luyện cho tôi trước đây, khi còn ở trên Phòng Điện Báo đặt tại rừng Tà Bon nằm dọc theo biên giới Việt -Miên. Lũ người trong hàng kẻ thấp-người cao. Áo quần cũng khác biệt không ai giống ai, chỉ riêng một điều vô cùng giống nhau là đều ốm o gầy mòn. Đi chừng nữa giờ nhận được thủ hiệu dừng lại từ người đi trước truyền đến, sau đó một chốc nhận thêm hiệu lệnh nằm xuống, im lặng tuyệt đối.
Gái-trai-già-trẻ tất cả đều mọp rạt xuống nằm cạnh nhau, tim đánh thình thịt không biết chuyện gì đang xãy ra. Nếu cố ý đặt tai lên ngực hay lưng nhau.. dám nghe như tiếng máy nổ ở bến xe đò. Chừng 5 phút sau được lệnh di chuyễn tiếp. Có vài tiếng cười được cố ém lại trong cổ họng của ai đó nghe khùng khục, cũng như vài tiếng "hứ hé" phản đối của giọng nữ trẻ. Đang đi ngon trớn trên mặt đồng đất khô đầy lau sậy cao ngang đầu, bất chợt đến vùng đất khá ẫm ướt, rồi sau đó là lủi băng vô vùng đất trũng ngập đầy nước cao đến rốn. - Đáy trũng đầy bùn nhảo nhoẹt lại chèn thêm cỏ lát thân có cạnh bén ngót cùng cỏ năng tỏa đầy rể đan kết lẫn nhau dưới bùn. Rể nầy rất chắc và bén, chân người ngâm dưới nước một thời gian ngắn lớp da theo kẻ ngón chân bị mềm lại, nó sẻ là thứ dao rất tuyệt hảo để cắt đứt. Nước dơ gây độc các kẻ chân bị cắt sẻ làm mũ lở loét rất khổ sở.
Càng đi sâu vào đầm, năng cùng lát càng mọc dầy đặc che khuất hẵn đầu người đi trước. Nếu người đi trước không chú ý để chờ người đi sau rất dể bị lạc nhau hay bị đứt đoạn. Để tránh chuyện tai hại nầy tôi bước chéo tách qua khỏi hàng khách đang di chuyễn, cúi gập thân mình thò tay vươn xuống lổ đất nhảo nhoét nơi chân tôi đang đứng, móc 2 chiếc dép Nam Vang hiệu đầu con ngựa ra khỏi hố chân, rồi xỏ chúng vào 2 tay cho chắc ăn. Đoạn hối hả cố bươn theo cho kịp người đi trước rồi nhập vào hàng. - Nhằm tránh nạn cỏ cắt vào kẻ ngón chân, khi đi tôi phải xoay cạnh bìa ngoài bàn chân hướng ra phía trước để bước đi. Chúng như cái lưởi máy ủi đất dùng gạt thân cỏ năng-lát ngả lún xuống mặt bùn, sau đó gót chân sẻ chạm đáy bùn trước rồi mới đến đầu bàn chân. Tuy khó đi, nhưng rất an toàn khi lội chân không trong đầm đầy năng lát. Tôi đã học điều nầy khi bị ép đi lao động "tăng gia lương thực". Tôi phải học giăng câu, thả lưới bén trong đầm Tà Bon để bắt cá đem về cho "bọn đầu bò" cán bộ trong các phòng ban của bộ chỉ huy quân sự Miền đánh chén. Tuy nhiên, những bửa cảnh vệ mật khu bận bịu, tôi cũng lén dùng lá rừng nhóm đại bếp nhỏ nướng vài con cá to nhất để "gở quẻ" chứ kiểu thằng còng làm cho thằng ngay lưng ăn thì tức lắm. - Đoàn khách di chuyễn im lìm trong đầm chừng 15 phút bắt đầu có tiếng nước khua roang roãng khắp nơi, tiếng thở phì phò, tiếng than lí nhí như: " bị mất dép, đi không nổi, cố đi theo nhưng không kịp". Từ những giọng người già, con gái cùng vài tiếng chưởi thề bực dọc của mấy ông trung niên. Ban đầu chỉ có tiếng than nho nhỏ của mấy người nhưng sau đó càng lúc càng đông hơn nên ồn như buổi họp chợ...... - Tiếng chân chạy tóe nước nghe soàn soạt từ phía đầu đường dây dẫn đến. Một giọng miền Đông Nam Phần hằn học gắt gỏng rít lên từ cổ họng nghe the thé :
" Ai..? Ai..?? ai vô kỹ luật như vầy! muốn ăn đạn pháo binh chết toi hết cả lũ hay sao..Hữ!!.??. lột hết giầy dép ra cầm tay rồi cố bương theo người đi trước. Chừng một cây số nữa thôi là đến đất khô sẽ vào rừng nghĩ chân cho an toàn. Ồn ào như vầy lở lính phục kích theo ven đầm gọi.. pháo binh bắn chết hết không còn một mống. Không chết vì đạn pháo cũng bị chúng phục kích khi vừa lên khỏi mặt đầm cho coi!!. Nếu cứ vô kỹ luật như thế nầy tui sẻ báo cáo lên thủ trưởng mấy người,hoặc tách khỏi đoàn bỏ các người lại, tui thoát thân một mình
- Mọi người im thin thít, kẻ đứng yên, người lom khom cúi mình lột dép, kẻ khốn nạn hơn thều thào rên rỉ lí nhí qua kẻ răng than van " mất chiếc dép râu vì sút mất quai khi chân bị mắc lầy quá sâu, chân chưa kịp nhấc lên được đã bị kẻ đi sau lấn tới nên té nhào, mất dấu lổ chân nên không biết dép râu ở mô mà mò cho đặng!!"
- Giọng tên trưởng đoàn từ cuối sau hàng đi lên và ra lệnh " Tiếp tục đi, chậm hơn trước đây một chút cho người yếu đuối bệnh hoạn theo kịp, cố gắng qua đầm cho bằng được trong vòng 40 phút, kẽo tàu tuần hay xuồng lính đi tuần phát hiện là chết cả lũ !" Chừng hơn phút sau, đoàn người lại lục tục cất bước âm thầm như đoàn ma trơi đang rong rủi trong đồng hoang. Cuối cùng rồi cũng đến đích - Lên đến bờ đầm, mọi người hối hã bương lũi vào rừng chẵng thèm theo đội hình hay theo dấu chân chi cả, kẻ nằm ngã mặt nhìn nóc rừng thở dốc, người cúi gập mình thở phì phò như bị kéo đàm ..khi lên cơn xuyễn. Mặc kệ họ, lấy chiếc khăn rằn choàng tắm ra khỏi cổ, tôi vấn trùm kín đầu rồi vòng choàng quanh qua mủi lẫn miệng, chỉ chừa hai mắt đủ thấy đường đi. Hai đoạn đầu khăn còn lại tôi chèn sâu vào cổ áo cho thật kín khít, như thế vắt và bọ ve không thể chui vào hút máu rồi truyền vi trùng sốt rét cho tôi. Đây là kinh nghiệm của những liên lạc viển từ I-4 về " Miền " công tác truyền lại cho tôi. Chừng 15 phút sau, một số giao liên đường dây khác đến, họ trao đổi cùng với hai tên trưởng và phó đoàn đã dẫn chúng tôi đến đây xong họ đi lần theo bờ rừng, nơi chúng tôi đang nằm-ngồi la liệt để hỏi điểm tên họ, rồi nhận làm khách theo đường dây giao liên mà họ sẽ chịu trách nhiệm . Kẻ về miền Tây như: - Mỹ Tho, Bến Tre,Vĩnh Long,Trà Vinh. Người về Khu 4 như: - Gia Định, Biên Hòa, Bình Dương, Hậu Nghĩa,Long An, Gò Công..v.v.
Tôi bị ở lại đó tiếp tục theo tên trưỡng đoàn băng vô rừng thêm chừng một giờ. Đến gần một bìa trãng nơi có nửa rừng chồi và rừng già chen lẫn, tại đấy có lẻ là một binh trạm, vì có những túp nhà nho nhỏ dựng không ra hàng ngũ. Nhưng cũng có mấy cái nhà sàn to đùng chắc chắn, có lẻ là nhà kho chứa đồ quan trọng. Cũng có rất nhiều nhà trệt được cất dựng ngay trên nền mặt đất rừng,thỉnh thoãng cũng có một vài cái nhà có đấp nền đất cao không quá một gang tay, chúng được cất dựng chen lẩn trong rừng không theo hàng lối chi cả.
- Đi thêm chừng 4 phút nữa đến một căn nhà khá to, nền trệt trên đất rừng nhưng có chút ánh đèn dầu tỏa ra lấp ló qua khe hở của vách lá và vỏ cây rừng ken kết lại. Hắn tằng hắn lấy giọng và đẩy cửa mở ra rồi ra lệnh:
" Vào đây nghĩ ngơi chờ sáng mai có người đến giao công tác. Nhà vệ sinh ở phía sau, đừng đi bậy qua chổ khác vệ binh và bảo vệ cơ quan chúng nó sẻ bắn vì không biết mật khẫu." -Nói xong hắn cất bước đi liền, không cần biết tôi có cần biết gì thêm nữa hay không. Tự biết thân mình tôi cũng chẵng cần hỏi thêm. Định thần lại nhìn thật kỹ căn nhà tôi sẻ nghĩ ngơi trong đêm nay. - Bốn góc căn nhà là bốn đống lá khô được trải trên nền đất thay cho giường chiếu, giữa nhà có một cái mặt bàn dài chừng 2 mét,ngang khoãng 8 tất. Chúng được làm bằng cành cây rừng lọai tạp nhạp với đường kính to hơn cổ tay trẻ nhỏ. Chân bàn là bốn nhánh cây khá hơn, chúng to bằng cổ chân người lớn được đóng lún sâu xuống nền đất rừng, rồi kết khép chặt vào mặt bàn bằng những dây leo trong rừng. - Ghế không có, chỉ có hai hàng băng dài nằm song song kẹp mặt bàn lại ở chính giữa, hai băng ngồi nầy cũng được kết lại bằng những cành cây nhỏ tết khép kín lại trên những khúc cành cây rừng bắt ngang qua những chiếc cọc đóng sâu vào nền đất rừng. Mỗi cọc cách nhau chừng 4 tất để gia cường thêm sức chịu đựng trọng lượng của người ngồi bên trên - Trên mặt bàn có đặt một cái dĩa sâu lòng bằng đất sét nung chín, trong lòng dĩa có chứa dầu cá hoặc dầu mù u dùng để thắp sáng. Khói của loại dầu "hằm bà lằng" nầy rất khó chịu, chúng vừa đầy khói vừa pha lẫn mùi tanh của mở cá, cộng thêm mùi nồng khét của hột mù u, nhưng vì nuôi chí trốn chạy và phục thù thì có khó chịu cách mấy cũng phải cố ráng chờ thời. -Dưới chân bàn có cây chổi chà làm bằng đọt tre rừng buộc thắt kết lại, dùng chổi tôi quét tỉa mỏng rìa mí 2 đống lá trong góc ra tận kề giữa nhà, nơi gần mặt bàn nhất làm thành một đống lớn. Mục đích chính là xua rắn, rít, bò cạp rừng nếu chúng đang có mặt và ẩn trốn trong đống lá phải bò ra. Kế đến tạo tấm nệm bằng lá rừng dầy thêm lên, hầu vừa êm lưng vừa tránh bị phong thấp
- Tháo dây lưng ra khỏi bụng " phụ tùng" của nó chẵng có gì đáng giá ngoài cái bình nhựa đựng gần 2 lít nước uống, thêm cái bị to gần bằng mo cơm may bằng vải dù trái sáng, bên trong bị chỉ chứa lá rừng gói mấy vắt cơm vắt và vài con khô cá mặn, cùng một bọc nylon chứa tấm vải dù được cuộn quấn chặt lại to bằng cái gối của trẻ em. Tấm vải dù nầy dùng để quấn cho ấm mình khi phải ngũ ngoài trời lạnh, hay lúc đóng trại theo ven sông-suối hoặc đầm lầy. Cũng có lúc nó được làm gối kê đầu khi ở chổ có thời tiết oi nóng trong rừng sâu. Thêm một cái túi nhỏ bằng da bò có cây dao "con chó" dùng để chuốt viết chì hay cắt,gọt,cạo những thứ lặt vặt. Tất cả tài sản quý giá chỉ có ngần ấy. -Trải tấm vải dù lên đống lá, tôi nằm xuống dùng tay kẹp một mí vải rồi lăn quay một vòng, cuộn mình trong tầm vải dù trắng muốt như con tằm nằm trong chiếc kén. Nằm ngũ một giấc thẳng đơ cho đến sáng. Nắng mai đã bừng tỏa tràn lên nóc rừng, chim chóc bay tỏa khắp nơi từ lúc nào tôi vẫn chưa thức giấc, đến khi một ai đó đá khe khẻ vào thân tôi gọi thức dậy, tôi mới chợt tỉnh giấc. Có lẻ đêm qua quá mệt vì phải vượt rừng, băng đầm cộng thêm cái đói triền miên hành hạ.
- Tôi bị bỏ đói vì họ cắt bớt số lượng lương thực xuống còn phân nữa, sau đó cắt thêm còn dưới phân nữa vì không có tiêu chuẩn khẩu phần của bộ phận tác chiến cũng như hành quân. Không được phát súng đạn. Hàng ngày chỉ làm việc lao động chân tay như cày cuốc, tăng gia sãn xuất lương thực cung cấp cho đơn vị chủ quãn.
Những ngày mưa dầm đi xuống nhà bếp, nhà kho để lợp, dọi,che, chắn nắng mưa. Không được quan hệ thân thiết cùng Anh-Chị-Em nuôi(nhân viên nhà bếp). Tóm lại chỉ làm công việc sai vặt tạp nham . - Chỉ được làm việc chuyên môn khi họ có yêu cầu khẫn cấp. Lúc ấy lương thực được cấp phát tăng thêm đôi chút, tạm đủ ăn trên đường đi đến nơi công tác thuộc thống, đơn vị có yêu cầu sửa chửa hay dịch thuật mật mã. Nhưng trời sinh voi thì cũng có sinh cỏ, đôi khi cũng vớ được miếng ngon như là "có tí mở heo , mở thịt rừng thoa bóng đôi môi khô héo để có một chút gọi là.." Đó là những lúc các đơn vị Tác Chiến của bạn nhờ sửa chửa đường dây truyền tin, hay máy móc liên hệ viễn liên( Morse) cho đến hệ thống truyền thông-liên lạc hữu tuyến .
- Việc tai hại nầy xãy đến cho tôi từ khi tôi chính thức dại dột đến gặp Ban Chỉ Huy phòng Mật Mã xin cho được về Nam Vang, nơi có nhà bác hai tôi để làm ăn sinh sống, không đi theo Cách Mạng và vào Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam nữa
2- GẶP NGƯỜI QUEN
Tắm rữa xúc miệng xong tôi trở lại căn nhà củ nơi tôi đã ngũ đêm qua, chưa đến gần ngỏ nhà đã nghe râm rang tiếng cười đùa nói chuyện trong đó. Tôi bước vào không cần chào hỏi ai vội vàng xấn đến góc nhà, nơi còn để tấm vải dù chộp vội lấy cuộn lại, cột vào thắt dây nịt lưng, rồi mang ngay vào mình đâu đó cho cẩn thận, chắc ăn, xong mới chào"Quan Khách".
- Ê thằng nhỏ !! mầy có biết tao là ai không !!?? Một trung niên to người tay chân vạm vở, giọng nói ồm ồm, cặp mày rô đen rậm, râu quanh mồm xanh rì đặc gật.,đuôi khóe mắt cười cười đầy thân thiện. Tay ông đang lần mở nắp bình Bidon bằng nhôm rót ra cái ly hột mít bằng sành một ly rồi bảo tôi:
"làm vô một ly cho lấy sức đi! thần dược đó mầy, ở vùng nầy không có nó là dể bị ngỏm củ tỏi lắm đó. Gạt nai tơ, Mã Tiền,Điền Thất và Hà Thủ Ô là chính... còn các thứ khác như Rắn, Rít, Bìm Bịp là phụ, nhưng không bổ bề dài cũng bổ bề ngang. Tao lội rừng vô đây thăm mầy cũng phải mang theo nó để tiếp hơi mới lội nổi, không có nhiều đâu !". - Tôi cầm ly nâng ngang mày nói tiếng cảm ơn rồi uống cạn. Rựu nếp cất cao độ uống vô nóng ran lòng ngực các vị thuốc làm nóng bắp thịt chạy rần rật trong người, tôi vội vàng nói thêm tiếng cảm ơn. Tiếng người trung niên vẫn đều đều vang lên:
"Đã bảo là thần dược mà mậy !! mầy chắc quên tao rồi, tao là năm Phương surveillant hãng thầu xây dựng của bác Hai mầy hùn với thằng Quan Năm, thằng Thổ có vợ Việt trong trại Không Quân Kleo Me Tcheo, hồi đó vào các cuối tuần mầy thường theo bác mầy đến hãng, giao bì thư đựng tiền cho tao phát cho thợ bộ mầy quên rồi sao !!?" Miệng nói tay rót ra ly rựu khác rồi đưa thêm cho tôi:
"Làm thêm một cốc chót nầy.. thằng tư Tuồng nó tắc trách giao mầy cho Ác, học trò chưa xong nghề nó cho xuống núi thì chỉ có nước thua dài. Ráng chịu đựng thêm nữa, ít lâu sau sẻ khỏe lại thôi, khi tao có chổ trụ vững chắc tao xin mầy về chổ tao, cả đống công việc chổ tao đang cần những thằng có khả năng như mầy. Tao nói với thằng trưởng trạm nầy rồi, nó phải lo cho mầy chu toàn mang đồ đến nơi mầy phải đến, có thể tao còn gặp mặt mầy ở chổ đó.. đất nầy thấy rộng như vậy chứ không có lớn bao nhiêu đâu . Thôi tao đi à nghen !"
Ông đứng dậy nắm lấy tay tôi dẫn ra khỏi nhà chừng 10 mét, đoạn ôm lấy hai vai tôi ghì chặt vào ngực , ngón tay khều khều vào vai tôi rồi nói khẻ:
"Coi chùng tụi Bắc Kỳ xâm lược ở gần chung quanh mầy, đừng bao giờ tin bất cứ thằng nào, dù là mầy tin rằng nó là thằng tốt nhất. Thằng tư Tuồng thầy mầy bị tụi nó thanh toán bắn chết gần đồn điền Chup, làm mật mã như tụi mầy khi không còn xữ dụng được nó không để yên đâu. Bây giờ tụi bắc vào đây đầy gật cả rồi, nó xữ dụng mình như cục gạch lót đường, rồi sau đó sẻ là chốt thí cho các cuộc chém giết bất cần hậu quả về sự sống chết của dân Nam, ráng ẩn mình chờ dịp rồi dọt. Trung đoàn của tụi tao chỉ lẫn quẫn Kiến Tường. Long An. Tây Ninh. Hậu Nghĩa. Riêng tiểu đoàn của tao đang ở Chân Voi-Mộc Hóa. Mỏ Vẹt-Ba Thu. Lúc yên như bàn thạch ..lúc chạy chém vè vắt chân lên cổ nên chưa giúp mầy được.. khi thoát được tốt nhất là trên đường di chuyên đến đơn vị mới, tụi giao liên không dám truy đuổi xa hơn tay vói, nó cũng sợ chết như bao thằng khác, đừng đôi co những chuyện vô ích cho mạng sống. Bên vợ tao có họ hàng gần với bên nội mầy đó. Người dưng không ai phí hơi và mạng sống cho mầy đâu !!"
- Tôi rưng rưng nước mắt nhìn ông như giọt máu đào. Ông tránh ánh mắt tôi bằng cách thò tay vô túi quần lôi ra chiếc quẹt lửa cho tôi làm kỹ niệm, đoạn dắt tay tôi trở lại ngôi nhà. Giọng một người lính đưa đến " thủ trưởng gặp người quen họ hàng chừng vài người trong một năm, khi E141 bất tử gọi vể Miền họp khẫn chắc thủ trưởng chỉ còn cái quần tiều mặc để đi về !! "
" Ê tao là vô sản chân chính mà mậy! thời tao còn trong Thanh Niên Tiền Phong kể như bỏ qua đi, chỉ cần mầy thấy tao đi lính cách mạng khi thằng nầy nó còn thò lò mủi xanh, cuối tuần theo chân bác nó đến công trường phát lương cho tụi tao .. bây giờ nó đã là chuyên viên của Miền. Chỉ có phải tội yếu bóng vía nên đang chịu RÈN LUYỆN lại, biết đâu may mắn-phải thời đưa đến nó sẻ như cá hóa long,lúc đó nó qua mặt cả tao như chơi, tao sẻ đòi nợ.. thì tụi mầy gặp nó cứ tha hồ mang vác về tiền lời, tao đang nuôi heo nái ha ha..! Mầy thấy mấy bác ở trên chỉ chịu bỏ công vài ba tháng vào Điện Điên Phủ mà bây giờ thu hái ngút trời vẫn chưa hết hay sao. Nghĩ lại mà tức,tụi tao cứ ngu mụi bám riết chiến trường miền Đông đất đỏ và ngập đậm sình lầy U Minh ...,quần với mấy thằng PHÁP NHÃY, cuối cục bây giờ vẫn loanh quang từ C đến D là chãy nước mắt. Tương lai ở tuổi trẻ tụi bây đó !!, thôi thu dọn chiến trường rồi dông qua bên quân y thăm họ hàng khác nữa!" Quay sang tôi giọng chắc nịch "thôi dượng đi nghe cháu vợ!" rồi cười hềnh hệch dẫn theo đám lính " ếch cọt" ra khỏi chòi. Tôi nhìn theo lòng ngậm ngùi khôn tả.
3-Quê Tôi
Gần đến cơm trưa, có một đoàn nam nữ thanh niên chừng 20 người gồng gánh những thùng gổ bọc bên ngoài bằng bao bố đựng gạo. Trong số nầy có 4 tên mang vũ khí, đầu đội nón tai bèo, chân mang dép râu. Họ không mang vác hàng hóa chỉ quay trên lưng cái ba lô lép kẹp cùng cái bồng ruột tượng chứa gạo cột chéo qua vai nút cột mở ở ngay trước ngực. Đám người khuân vát nầy có lẻ là dân công, vì mặt họ lắm lét khi bốn tên có mang súng trò chuyện cùng họ. Chứ nếu họ là Thanh Niên Xung Phong sẽ không e dè bộ đội như vầy . - Đang len lén quan sát những sinh vật còn được gọi là con người chưa mãn mắt, bổng có tiếng gọi tên tôi từ trong nhà nghĩ đêm qua nghe ơi ới. Tôi lập tức chạy vào thì ra đó là chị nuôi của trạm giao liên mang đến cho tôi một phần thực phẩm, chúng được gói trong lá sen trong đó là cơm vừa nấu chín còn nóng, thêm một gói lá sen nhỏ khác nằm bên trong gói lá lớn đựng con cá rô nướng to bằng lòng bàn tay và một hột vịt luộc cùng một nhúm nhỏ muối hột. Chị nuôi đon đã nói với giọng nhảo nhoẹt:
"Phần ăn nầy do nhà bếp của trạm nấu cho anh, tiền ăn do chú năm Phương D trưởng của Q141 đóng cho, anh khỏi lo chi trả, đồ ăn chỉ có bấy nhiêu cho một ngày riêng cơm thì chiều sẻ phát thêm cho một gói nữa. Nếu còn ở lại trạm phải đóng thêm tiền mới có "tiu chửng" khẫu phần. "
- Tôi cảm ơn chị và nài nĩ đến chiều khi phát cơm cho tôi, xin cho thêm một ít muối hột để gần bếp lửa cho khô, tôi thường uống nước muối hột như vậy để trị đau bụng. Chị hứa sẻ giúp rồi quày quả đi trở về láng nhà bếp của trạm. Lật gói cơm ra "quức" một hơi đầy bụng với con cá rô trước, còn hột vịt luộc để đến chiều hãy tính. Ăn cơn đựng trong lá sen làm tôi chợt nhớ đến bà nội tôi.... ...Quê hương tôi ở làng Bến Thế thuốc đất Đồng Nai, mãi về sau mới đổi qua phủ Gia Định nơi có cư dân người Việt sống lâu đời nhất, họ đến đây trước cả thời Chúa Nguyễn Phúc Chu vào kinh lược xứ đàng trong và Cao Miên. Trước hơn cả người tàu có mặt ở vùng Đồng Nai, Gia Định và Thủ Dầu Một.
Quê tôi có ngôi đình rất lớn đã phải trải qua các thời chinh chiến với Chân Lạp rồi đến Tây Sơn. Chiến tranh khốc liệt đến đổi mất cả ông Thần Hoàng. Dân chúng di cư đi tứ tán rồi sau đó lần mò về họp lại, rồi tan tác cứ thế luân phiên.. luân phiên mãi sau nầy người ta phải xây dựng lại một đình thần mới, thờ thần Thành Hoàng-Ôn Cảnh rồi dâng sớ xin sắc vua ban. Vua Tự Đức đã phong lại Thần Hoàng cho đình ấy. - Ông bà tôi truyền miệng từ đời nầy sang đời khác rằng: Vùng đất Bến ấy có 5 cái đồn lính bằng đất rất lớn do quân Chúa Nguyễn đóng để kiểm soát. Thu thuế mọi thứ buôn bán từ Xiêm La, Ai Lao và Cao Miên vào thành Gia Định-Đồng Nai qua 2 con đường Xứ lớn, mà sau nấy trở thành quốc lộ 13 và quốc lộ 14. - Nguyễn bỏ chạy qua Miên và Xiêm La. Tây Sơn vào đóng quân trên đất Đồng Nai và Gia Định cũng thu thuế như thế. Nhưng còn "nổi" hơn một bực là: Luôn họp quân lại điểm danh,rồi hò hét vang trời kéo nhau đi hành quân,tảo thanh giặc Miên phá rối làng mạc người Việt sinh sống dọc theo biên giới, tiện tay truy nả bắt luôn phiến loạn Chệt Ba Tàu, Thiên Địa Hội cùng Nguyễn Ánh đang bôn tẩu. - Quân Tây Sơn đi đến đâu cũng hò hét, la ó hiệu lệnh vang rền, nên đất đàng trong sau nầy có thêm câu nói dùng để trách cứ những ai ăn to nói lớn un xùm, hay trẻ nhỏ gây lộn trong gia đình om xòm,luôn bị cha mẹ - ông bà mắng dạy bằng câu sau đây : " Làm gì mà la hét om xòm như Giặc Chòm -Giặc Ó vây !!?" Dân ủng hộ Gia Long họ gọi Tây Sơn là Giặc. Dân ủng hộ Tây Sơn gọi Gia Long là quân phản loạn. (Vì cả nhà Tây Sơn đều được triều đình nhà Lê phong làm Vương- Tướng) - Sau nầy người Pháp phá bớt chỉ chừa 2 đồn nhỏ khoãng 40 mẫu tây làm thế ỹ dốc tiếp chiến với Lai khê và Hớn Quãn. Ven bờ sông Sài Gòn người ta đấp một cái đồn lớn,kiểm tra thũy bộ và thu thuế mọi sự buôn bán trên đường bộ cùng thũy lộ sông Sài Gòn, từ vùng Lai Khê.Bến Cát về Thủ Dầu Một (Phú Cường) và Hóc Môn nên phải gọi nó là BẾN THUẾ chứ không là Bến Thế. Có lẻ những người nghèo khổ khắp mọi nơi từ miền ngoài đã di dân vào vùng đất mới, họ gầy dựng thành hình xong xã hội vùng đất nông nghiệp nam bộ khá lâu, nên ăn nói không còn giữ ý, giữ giọng như vùng kinh thành, kinh đô hoặc thị tứ ngoài miền trung, hay trên đất bắc. Nói không cần đánh lưởi, chu mỏ, chím môi. Cứ mộc mạt chân phương phang đại THUẾ thành THẾ cũng hỏng sao, nên từ xóm THUẾ càng về lâu dài đến đời VNCH trở thành ấp Bến Thế
- Quê nội tôi ở Bến Thế có một khu vườn trồng cây ăn trái rất rộng lớn, trong vườn có hẳn một con rạch chạy xuyên qua rồi đổ ra sông Sài Gòn. Vùng đất thấp nhất ven bờ sông chừng 10 mẫu trồng lúa,sau phần đất thấp nầy là đất vườn trồng cây ăn trái như Chôm Chôm, Măng Cục, Mận, Sầu Riêng. Đất cao hơn là nhà ở, nhà kho ép dầu dừa, cao hơn nữa là vườn Ổi, Mãng Cầu Ta rồi sau cùng là gần 4 mẫu dừa ta và dừa Xiêm. Tuy có ruộng vườn khá nhiều nhưng ông Cố tôi làm việc trong ngành hõa xa ở Mỹ Tho. Bến Lức. Sài Gòn rồi đến đời ông nội tôi cũng làm việc trong nghành hòa xa.
- Khi người Pháp dựng tuyến đường Hõa Xa từ Sài Gòn lên Bến Cát. Hớn Quãn, Ông nội tôi về làm ở ga Bến Cát vì đã lập gia đình và sinh bác hai tôi rồi. Bến Thế là vùng đất của di dân miền ngoài đến dựng nghiệp từ lâu, nên để lại vô số chứng tích lịch sữ, dể thấy nhất là nghĩa địa. Diện tích cả ấp không quá 5 cây số vuông, riêng về đất thổ cư không quá 3 cây số vuông nhưng đã có 4 cái nghĩa địa, mà mỗi cái đều có diện tích trên dưới nữa cây số vuông đều đã có thân chủ nằm nhìn sao trời vĩnh viễn. Đất dành cho người sống ít hơn đất của người chết.
- Cái nghĩa địa nhỏ nhất ở Xóm Họ Ông Tố cũng có cả ngàn ngôi mộ chiếm gần 60 mẫu tây. Mã Lính Tây, mã Nghĩa Sĩ chống Pháp, mã lính Cao Đài, mã nhà giàu, mã nhà nghèo, mã CHỆT, mã Tây đen, sau cùng là mã Việt Minh và Việt Gian. Hai thứ mã nầy đều có bản án ghi rất rỏ của cả đôi bên lên án khi giết họ.
- Từ nhà tôi đến trường tiểu học ở Xóm Già Còm không quá 2.5km phải đi bộ hơn 3km, vì hàng rào nhà chằng chịt và không thẳng hàng. Đi trên lộ lớn sợ xe camion chở mũ cao su. Muốn đi xe ngựa phải đi bộ ngược trở lại hướng đi xuống Thủ Dầu Một, qua khỏi cầu Xóm Lò Lu mới có chổ ngồi. Còn đón xe ngựa lên dọc đường, xe đã đầy nhóc chổ và đầy thúng gánh rất dể bị xẫy tay té xuống mặt đường đá đỏ. - Đi bộ hai chuyến một ngày, cuối tháng tôi để dành được 8 cắc tha hồ mua sách truyện hình để đọc, còn nếu như mướn ở chợ Thủ hay Bến Cát chỉ tốn có 6 xu cho 2 ngày thứ 7 và Chúa Nhật với 6 cuốn truyện tranh cở nhỏ. Hồi nhỏ bậc tiểu học đến trưa phải ở lại trường ăn trưa và nghĩ trưa đến 2 giờ chiều học lai. 4 giờ rưởi được ra sân chạy nhảy, thể dục rồi đến 5 giờ ra về. Ai có nhà gần, khỏi ở lại lớp vào buổi trưa.
- Bà tôi hay gói cơm như thế nầy rồi đặt vào cái hộp thiết to, loại đựng cả kg bánh tây. Chung quanh 6 bề đều có lót gối vải độn xơ dừa khô, dầy khoãng 2 phân để giữ nhiệt cho nóng thức ăn, cũng như khỏi nóng tay người cầm hộp. Bà phát cho tôi mỗi sáng mang theo đi bộ đến trường để ăn trưa, giờ ăn chỉ mở hộp thiết lấy gói cơm lá sen còn âm ấm thơm phảng phất mùi hoa sen. Miếng thịt nướng hoặc khứa cá hấp có thoa mỏng lớp muối ớt. Tất cả đều bày lên bàn nhà ăn rồi xực. Ăn xong bỏ lá gói thức ăn vô thùng rác, đoạn lôi chai đựng nước hột é ngâm chung với hột lười ươi và mũ trôm uống cho hết, rồi đi nghĩ trưa sau dãy nhà nghĩ. Tôi đã ăn những gói cơm như thế nầy khi còn ở bậc tiểu học tại Bến Thế thuộc tỉnh Thủ Dầu Một.
4-Bị bỏ rơi giữa đường
- Ăn xong tôi đi bộ một vòng nhỏ chung quang khu tôi đang ở, cố tìm đoàn người dân công nhưng không thấy. Trở lại căn nhà chứa khách tôi ngũ lại đêm qua,leo lên băng ghế định nằm ngũ trưa giành sức khi có chuyện cần dùng đến, đang thiu thiu thả hồn bỗng có tiếng ồn ào gọi tên tôi thức dậy. Ngồi bật dậy thấy một người da đen xậm, hai má hơi tóp vô,lộ những sợi gân to như con trùng nằm vắt qua đôi thái dương, môi thâm khô, tròng trắng mắt ngã sang vàng nhạt, khóe mắt ững đỏ nhưng khô chứng tỏ ông là thân chủ của bệnh Sốt Rét Rừng ông ta giới thiệu:
" Tôi là sáu Phán trưởng trạm nầy, còn đây là đồng chí Ba Quen thủ trưởng của K3 thuộc Q-8, cơ quan anh đã đi công tác mới ở địa phương khác, từ bây giờ Đồng Chí ba Quen sẻ là thủ trưỡng của anh, mọi sinh hoạt của anh do đồng chí ấy chỉ định, có muốn nhắn gởi gì với anh năm Phương hay không tôi sẽ nhắn lại cho." "Xin thủ trưởng nhắn lại với dượng năm Phương là nay tôi đang công tác nơi thủ trưởng Ba Quen, chúc sức khỏe đến dượng ấy như vậy cũng quý lắm rồi.!" " Được tôi sẻ chuyễn lời lại cho anh ! " Nói xong sáu Phán bắt tay với Ba Quen rồi đi về cơ quan của mình.
" anh là cháu vợ của anh năm Phương à !! "
"dạ cũng mới biết hồi sáng nầy thôi, khi dượng ấy đến thăm em "
" Ỗng là con ngựa bất kham của E-141 và E-165 nầy nhưng đánh nhau thì chì lắm, ổng lỳ từ thời còn đánh Pháp. Chú em mầy về ở với tao lo mấy cái máy móc cần sửa chữa, muốn đi đâu cứ đến hỏi tao đừng bỏ đi ngang mà bị kỹ luật. Cần thứ gì thì xin tao! nếu cho được tao sẻ cho ngay. Năm Phương và tao từng là bộ đội của Tô Ký, một thời oanh liệt trên khắp hai vùng trận mạt của 2 triền Đông-Tây sông Sài Gòn và Vàm Cỏ. - lỗi của mầy không lớn, nhưng mầy đã ở chốn cung đình nên nhiều ông trời ăn không ngồi rồi thấy nó to. Có lẻ họ rảnh rổi không có việc làm .. nên lấy mầy làm bia bắn thử cho vui tay. Về đây đối mặt với vùng đất địch tụi mình luôn phải im như ngựa bị gở lục lạc và khớp mỏ. Khi động thì phải động thật động, tỏa hỏa mù khắp nơi để cho đoàn thu mua, tiếp tế, vận tải an toàn hoạt động hay rút lui. - Chuyện ăn uống cũng không đến nổi tệ.. trừ khi bị kỹ luật hay bị hạ tầng công tác như là đi chăn bò hoặc đánh xe bò chở hàng hóa cho Q8. - Mầy chắc chắn không có chưn nầy, vì máy truyền tin và bộ phận trinh sát kỹ thuật cho các D ở Bình Dương, Bến Cát, Gò-Thủ-Môn, Đức Huệ, Củ chi, Lai Khê nó tìm đỏ mắt mới được một đứa, nên phần chăn bò không có tên mầy, nhưng nhớ giữ kín mồm miệng đừng để tụi quân sự chủ lực nó biết khả năng của mầy, nó đến chận cổ tao dẫn mầy đi về chổ nó, thì thủ trưởng Q8 có nắm tay mầy lôi về cũng không được!! huống chi là cở "cò mữa" như tao. - Tụi đó luôn đến cơ quan mình lãnh nhu yếu phẩm, và nhờ mua hàng hiếm ở ngoài thành do ban thu mua của hậu cần, móc nối với con buôn bên ngoài. - Tai mắt tụi nó thính lắm, nó có trinh sát và cơ sở hoạt động trong vùng của nó đóng quân cả đại đội. Anh-Chị-Mẹ chiến sĩ kể cả luôn chị nuôi, mẹ nuôi cũng là tai mắt của nó. - Thôi mầy ở đây nghĩ ngơi tao đi đón tụi vận tải, rồi sau đó tất cả trở về cơ quan mình. Tao kiếm vài đứa khá nhất kèm mầy đi công tác quan trọng, ráng làm ăn cho ngon tao đưa mầy về ở gần tao lúc đó không sợ tụi ưa kiếm chuyện xầm xì sau lưng. Thôi tao đi!! "
6-Mẹ Mìn DÂN TỘC & CÁCH MẠNG
- Đang nằm trên băng nghĩ ngợi mông lung về thân phận thằng tôi sao quá nhiều khắc nghiệt. Là học sinh của một trường trung học đệ nhất cấp ở Lái Thiêu, đang ở gần nhà và cha mẹ bỗng chiến tranh ập đến. - Ban đêm hàng đoàn người từ rừng cao su, kẻ vát mã tấu, người mang súng đốt đuốt đi cả đoàn dài, phô trương hò hét vang trời đòi Giải Phóng Miền Nam, Giải Phóng Dân Tộc, đả đảo chính phủ. - Ra đến làng xóm liền chỉa dao, ghìm súng vào dân. Bắt họ đi đào đường, phá cầu, chặt hạ trụ đèn, đốt trường học. - Bắt giết những người nhà giàu, nhà văn, luôn cả tu sĩ cũng không tha. Ban đầu chỉ xãy ra bên kia sông Sài Gòn thuộc xã Trung An nhưng sau đó là Đường Long, Bến Cát, Rạch Bắp rồi Bến Thế. - Nhà cháy, thân người mất đầu gục ngã, già trẻ đều bị giết,nhà giàu chết trước rồi đến nhân viên đồn điền cao su, sau hết là phu cạo mũ. Họ chết với mọi tội trạng mà kẻ chết cũng không biết chắc rằng mình đã có phạm phải hay không !?!? Vì còn đầu hay mất đầu, khi chết họ đều mở mắt trừng trừng không ai cam lòng chịu nhắm mắt ra đi thanh thản. Bác hai tôi sau khi học bên Pháp về, được chánh phủ Pháp cho việc làm trên đất Nam Vang, với công việc kỹ sư trong nghành hõa xa. Khi Pháp thất trận ở Điện Biên Phủ phải về nước, bác hai tôi được chính phủ Hoàng Gia mời ở lại Cao Miên làm trong Bộ giao Thông. Được vài năm, bác mở 2 công ty cho ngành xây dựng địa ốc và Bảo Trì-Xây Dựng cho nghành hõa xa. Hai công ty nầy đều có phần hùn của vài sĩ quan cao cấp trong quân đội Hoàng Gia Cao Miên. Họ đều là hoàng thân trong Hoàng Gia Cao Miên, nên bác hai xin ông nội cho tôi qua Cao Miên, vào học trường tư thục danh giá nhất Cao Miên đó là Lycée français René Descartes de Phnom Penh. Sau vài năm chuyên cần và được bác hai tôi kèm thêm Toán và Pháp Văn, tôi tốt nghiêp Brevet và đang học tiếp để tốt nghiêp Bac-une ( baccalauréat scientifique ban Tú tài một " chuyên về ban Toán Lý Hóa và Sinh Vật Học tương đương tú tài một ban A của VNCH") thì chính trị xứ Cao Miên thay đổi. - Họ luôn hằn học với VNCH, vì bị VNCH tố cáo họ chứa Việt Cộng và Cộng Sản Bắc Việt trên đất Miên, để xâm phạm an ninh lảnh thổ VNCH và đã có vài cuộc giao tranh biên giới Việt Miên xãy ra chớp nhoáng trên lảnh thổ 4 tỉnh Tây Ninh. Bình Long.Phước Long và Kiến Tường. - Người Miên bắt đầu đốt phá tòa đại sứ VNCH và trục xuất đại sứ Ngô văn Hiếu về VN. Kế đến đốt phá tòa Đại Sứ Mỹ và rước Tàu Cộng vào xây dựng Đại lộ Mao Trạch Đông nối liền trung tâm Thành Phố PnomPenh đến Hoàng Cung, Cho Chệt Ba Tàu vào đất Miên dể dải nhưng xua đuổi Việt Kiều về nước. Cấm Dân Việt hành nghề từ 12 lên đến 18 nghề, nhất là trong nghành xây dựng và sửa chữa, kể cả sửa xe hơi cũng như xe gắn máy. Hãng bác tôi bị thua lổ nặng vì thợ xây dựng 90% là dân Việt. Dân Miên, Ấn Độ và Java chỉ có 10%. - Bác Tôi có Quốc Tịch Pháp và Miên từ lâu nên không bị ảnh hưỡng, nhưng làm ăn không có thợ nên không hoàn thành công việc đúng theo kỳ hạn của hợp đồng, hãng phải chịu bồi thường thiệt hại. Bao nhiêu năm xây dựng dành dụm bị cướp trắng tay, nên bị đau tim rồi bị bán thân bất toại phải chửa trị ở nhà thương GRALL, rồi tới nhà thương Albert Calmette, sau cùng tới nhà thương Nga. Do túi tiền của gia đình càng lúc càng vơi đi mà bệnh chưa khỏi. - Tôi chăm sóc Bác tôi tại nhà thương Nga, vì nó không có Y Tá Điều Dưỡng chăm sóc 24/24 như nhà thương của Pháp. Tại đây tên Tô đình Thu, một Việt Kiều trên đất Miên hắn đi tìm người việt để làm quen và móc nối ( Cán Bộ Dân-Vận). Những lúc tôi ngồi ngoài phòng khách dành cho thân nhân thăm lo cho bệnh nhân nghĩ ngơi, hắn thường la cà đến cho mượn sách báo của Hà Nội Xuất Bản và làm quen thăm hỏi. Sau khi biết học vấn tôi đang học trường tư của Pháp và đang hoàn tất ban Tú Tài Pháp, nhưng chắc chắn phải bị dở dang do hoàn cảnh kinh tế thiếu thốn của gia đình cũng như bận bịu chăm sóc cho người bệnh. Hắn nói sẻ giúp tôi đi qua NGA để học ngành Y Khoa như mong muốn của bác tôi dành cho tôi. - Một học trò chưa quá 18 tuổi, dân nhà quê ra tỉnh. Tối ngày chỉ biết học hành trong sách vỡ nên hết sức tin tưởng vào lờ hắn. Tôi đã cảm ơn và tin tưởng hắn sẻ giúp, chứ thật ra Pháp văn và Nga văn nó đâu có ăn nhập gì nhau mà đi NGA học Y khoa. Thời đó nghe nói dến trình độ khoa học của NGA. Chắc chắn có rất nhiều người trên trái đất rất "lé con mắt " về máy bay MIG-19, và Phi thuyền phóng ra không gian cùng vệ tinh Sputnik-1 của Nga. Bác tôi bớt đôi chút và muốn về nhà, bác gái tôi đồng ý đưa về và trị bằng thuốc Tàu cùng châm cứu.
- Hàng ngày tên Thu đưa tôi đến Tòa Đại Sứ Hà Nội để tập sữa chữa máy điện báo(Morse), lắp ráp hệ thống antenna cho các máy phát và thu loại cao cầng, trung Tầng và hạ tầng. Sau đó học Morse Code, tập nghe mật mã truyền đi từ đài Phát Thanh Hà Nội, tập truyền mật cả Morse code, tập giải mã, tập theo dỏi hệ thống vô tuyến cùng hửu tuyến. Học và làm việc gần một năm mà chẵng thấy cho đi Liên Xô. Khi hỏi họ trả lời rằng:
" chưa có đủ số người cho chuyến đi Hà Nội rồi từ đó đi Liên Xô cũng như chưa đủ số sinh viên bảo tôi muốn đi thì kiếm bạn bè rủ đi đông cho vui"
Tôi đi hỏi tụi bạn người Việt, rủ họ đi theo họ trề môi nói:
" Mầy bị gạt rồi, tụi đó là mẹ mìn của Việt Cộng, mầy đi là hết còn ngày về. Rất nhiều thợ sữa máy xe hơi bị gạt lên Kom PongCham để sửa xe Molotova và bị bệnh sốt rét tới chết. Một số khác bị bắt đem luôn vô rừng rồi không có ngày về. Thậm chí làng đánh cá trên Bàu Nâu và Biển Hồ còn bị lường gạt đưa vô rừng, huấn luyện vỏ trang rồi đưa về Việt Nam làm Cộng Phỉ. Nghe lời tụi Hà Nội là bán lúa giống mà ăn " Tôi vào Thánh Thất Cao Đài Nam Vang rủ mấy bạn học đi Liên Xô, không ai tin cả kể cả. Một thằng bạn mồ côi bụi đời, tất cả tài sản của nó chỉ có chiếc xe Mobilette loai cổ lổ xĩ đèn tròn, sườn 2 gọng sắt, sơn màu đỏ cam như nước sơn chống sét. Nó nghèo xác sơ, thậm chí không có tiền mua xăng đổ vô máy xe, phải tách dây courroie ra khỏi máy để đạp đi lòng vòng cho đở buồn.
- Nó học chung với tôi ở Lycée français René Descartes de Phnom Penh hồi còn ở mấy lớp Brevet, nó đã đậu Brevet tại trường nầy. Thời ấy với cấp nầy, đi dạy kèm cho Miên và Việt cũng dư vã để sống. Nhưng sau đó bị lệnh cấm hành nghề bởi vì là người Việt nên nó và tôi đều phải chịu trận.
- Nó (Bùi Công Thuận)là con nhà danh giá, cha là Bác Sĩ học bên pháp về VN, rồi theo tiếng gọi ái quốc đã tham gia chống pháp rồi trở thành Liệt Sĩ Cao Đài. Ông ngoại nó là Phạm Công Tắc Hộ Pháp của Đạo Cao Đài có cả triệu tín đồ và quân đội trong tay vào thời đó. Nó khuyên tôi nên trở về VN, ít nhất cũng đũ sức dạy cho các trường tư thục của Pháp tại Sài gòn, lấy tiền chuyễn lên Nam Vang trị bệnh cho Bác hai.. chứ theo Tòa Đại Sứ Hà Nội chính là theo bọn Bán Nước Hại Dân làm tai sai cho NGA-TÀU.
Tôi không tin, vì hàng ngày tôi nghe tin từ đài phát thanh Hà Nội nói Miền Bắc độc Lập và Dân chúng rất sung sướng, họ còn ủng hộ vật chất cho mắt trận giải phóng miền nam.
- Mấy hôm sau tôi đến Tòa Đại Sứ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, mà dân Việt Nam trên đất Miên họ gọi nôm na là Tòa Đại Sứ Hà Nội, để làm việc tình nguyện tại ban Truyền Tin Vô Tuyến Viễn Thông. Việc chẵng có gì nhiều như lắp ráp, sửa chửa các máy truyền tin vô tuyến, Máy điện báo Morse. Sau cùng là rà sóng tần số Viễn Thông của TĐS/Pháp, Mỹ, VNCH rồi biên chép lại nội dung, cũng như nghe và dịch bản tin của đài RTF truyễn đến các cơ sở của pháp ở Hải Ngoại qua Vệ Tinh(Radiodiffusion-Télévision Française) truyền mật mã cho TĐS/Hà Nội. Buổi đó họ ra nói "không phải làm", ngược lại bảo về nhà gấp, mang theo những thứ cần dùng nhất, lấy theo ít nhất 5 bộ đồ mặc, đồ lót, khăn tắm, vài áo ấm thật tốt, rồi đến tập trung chờ phi cờ đưa đi Hà Nội. Ngoài bắc lạnh lắm!!. - Đừng từ giã bất cứ ai, trể nải sẻ bị loại vĩnh viễn. TĐS/Hà Nội sẻ thông báo cho gia đình biết việc đi Hà Nội để sang Liên Xô học nghành Y khoa sau đó.
- Tôi làm theo như lời dặn, và tất cả 18 thanh niên trong đó tôi là trẻ nhất. Các người kia chắc là dân lao động tay chân, vì móng tay họ đóng ghét đen ráy. - Xe Camion chất gần đầy gạo, đường, đậu cùng 18 thanh niên trên đó. Chạy suốt từ chiều đến sáng trưa hôm sau đậu lại để mua dầu diesel, châm thêm cho xe và vào phuy dự trử rồi chạy tiếp đến gần bốn giờ chiều, xe đậu lại mở bửng sau cho chúng tôi xuống đất đi đứng cho khỏe chưn, mới biết đó là vùng khỉ ho cò gáy mà sau nầy tôi biết là miền bắc Đồn Điền Krek. Nơi đồn điền nầy họ huấn luyện cho chúng tôi cách di hành trong rừng, trên đường mòn, cach xóa dấu vết trên đường mòn,cách nhìn để tìm ký hiệu để lại trên đường mòn, thủ hiệu, xữ dụng vũ khí súng máy của Đức, Tiệp Khắc, Nga CKC, Trung Cộng Pakhork ( Pạc Họt giống như súng ngắn colt nhưng có băng đạn gắn trước vòng bảo vệ cò súng to hơn Carbine, cầm rất nặng.)
- Sau đó tống cổ tôi vô Mimot, Snoul cứ thế mà đi lòng vòng thắc mắc hỏi họ được trả lời là:
" đường giao liên vô sân bay bị trở ngại, muốn đi gấp thì phải lội bộ ra miền bắc trên đường Trường Sơn."
Sau hết họ cho tôi biết tôi phải làm việc với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Làm cách mạng thì bất cứ công việc nào cũng quang vinh như nhau. - Hơn 4 tháng sau, tôi tôi đã suy nghĩ rất kỹ nên lên gặp Bãy Phong Ở Phòng Truyền Tin và Mật Mã của Trung Ương Cục, xin trở về Nam Vang đi học tiếp đến đủ trình độ, đi làm giúp cho Bác Hai tôi. Họ không chịu và bắt tôi đi cải huấn đến khi tốt sẻ cho đi Liên Xô học đến Bác Sĩ trở về phục vụ Cách Mạng và Dân Tộc
7- Buổi cơm mắm kho
Nhiều tiếng bước chân khua động trước sân nhà khách rồi giọng nói của Ba Quen cất lên "Vô trỏng ới một tiếng gọi nó mang đồ đi xuống nhà bếp ăn cơm chung với tụi mình, rồi cuốn tượng về cơ quan gấp kẻo tối rất nguy hiểm "
" Đồng chí Lân ơi! mang đồ đạc theo tôi đến nhà ăn của trạm, ăn cơm xong rồi về cơ quan kẻo tối!!"
Tôi đứng dậy choàng dây lưng vào mình rồi bước ngay ra cửa, xuýt đụng phải một thanh niên khoãng 16 tuổi, người tầm vóc, tay chân lực lưỡng, vai mang khẩu Ak-47 báng xếp và cái ba lô của Mỹ căng phồng.
" Tôi là Nhân, công tác tại K3 thủ trưởng bảo tôi gọi anh đi ăn cơm rồi về đơn vị gấp !"
- Cảm ơn anh! xin anh dẫn đường dùm tôi xuống nhà ăn, vì tôi đến trạm nầy từ hôm qua đến giờ cũng không được phép đi lòng vòng, nên không biết nhà ăn ở đâu mong anh thông cảm giúp dùm !" Nhân đi trước dẫn đường cho tôi. Chừng 10 phút sau đến một khu nhà dài nóc lợp lá dừa nước, nhưng chỉ có 2 vách che chắn ở hai hướng Nam-Bắc. Hai đầu nhà ở hướng Đông-Tây để trống trơ, thấy hết tất cả dụng cụ nhà bếp luôn cả những người bên trong. Căn nhà kế tiếp có nhiều người ngồi đứng bên cạnh bàn ăn dài, mặt bàn làm bằng thân tre già chẻ nhỏ, mỗi miếng cở 3 phân tây đan lại như tấm phên tre làm vách chuồng gà ở thôn quê, mặt phên tre được kết vô các khúc gổ làm từ nhánh cây rừng chặt khúc dài chừng 1m, thân to bằng cổ tay được kết nối nằm ngang theo các thân cây chà là nằm dọc chiều dài, được đở lên bằng những khúc gổ làm từ thân cây con trong rừng chặt ra rồi đóng cọc sâu vào lòng nền nhà đấp bằng đất.
Ba Quen cùng khoãng 15 người trong nhà ăn, đang múc cơm ra chén từ các thúng cơm còn nghi ngút hơi nóng. Vừa thấy chúng tôi Ba quen đã rổn rảng nói
"Lân . Nhân hai đứa vô ngồi đây kế tao để tao được ké đặc sản của hai đứa bây, do mấy em nuôi trong trạm đải tụi bây chiều nay. Tao từng nằm mơ được ăn, mà tới bây giờ nhờ hồng phước của hai đứa, tao mới được hưởng ké!"
Ngồi xuống nhìn kỹ, thì ra mắm cá lóc kho với những miếng thịt heo luộc xắt mỏng, cùng với mấy thúng rau Diệu, rau Sam, rau Chai trộn lẫn với mớ đọt lá Quế, rau răm. Tôi cũng múc cơm và mời mọi người cùng ăn trong lòng không thắc mắc chi cả. Tiếng sáu Phán trưởng trạm giao liên cất lên:
" Mắm kho ngon như vầy mà không có ớt khô thì như lân thiếu pháo! bà con ai có, cho tui xin vài trái??! "
" Tui có "
Một người mặc áo vải nylon xanh màu rêu đậm, trên vai áo có may 2 cái quai áo, mà bộ đội bắc Kỳ họ gọi là "Con Đĩa". Anh ta đứng dậy đến chổ để cái ba lô của trung cộng, mở ra lấy một nắm ớt khô trở lại chổ ngồi bỏ ra trước mặt bàn ăn, vài người ở xa ơi ới gọi nhau chuyền ớt khô về cho họ bởi nhu cầu. Giọng Ba quen cất lên:
" hai Một !! mầy hốt cả nằm ớt cho tụi tao ăn ngon lành như "quầy" có bị "nóng ruột" hay không !??. Có nóng thì ráng chịu, để ít bửa tao nhờ tụi em út hốt vô đây tao phơi khô trả lại cho mầy. Quân lính của tao hôm nay tụi nó hảo ớt nên "nặng tay" quá đổi?!"
" Chọc tui hoài Thượng Úy ! lở dại xuống tàu tập kết ra bắc, nay về tới quê hương muốn thứ chi cũng có, dù là ở trong rừng thì xá gì mấy trái ớt khô. Ngoài Phước Long ớt rừng tui siêng tuốt một chút xe đạp chở nổ lốp cũng không hết"
" Nổ lốp là nổ cái gì vậy anh Một ?? Mọc Chê hay Mìn con cóc vậy ?? "
Trong bàn ăn cười rần về câu hỏi khá ngộ nghĩnh. Anh chàng khá trẻ khoãng chừng 16 tuổi, nước da rạm đen, khuôn mặt bầu bỉnh của dân thật thà trong vùng Đồng Tháp Mười ngập nước. Một người mặc áo vải nylon đen, trên vai cũng có may hai quai áo như người cho ớt lên tiếng "Là nổ vỏ xe đạp đó mầy ơi!! Ngoài bắc người ta kêu ruột xe đạp là cái XÂM còn Vỏ xe là LỐP .. chứ làm gì có Mìn với bom-đạn trong nầy!".
Giọng Ba Quen lai cất lên:
" Lân ! dượng mầy gởi cho tụm mắm cá lóc và miếng thịt heo tiêu chuẫn lương thực trong tuần, tao cho nhà bếp nấu hết cho anh em ăn. Đêm nay mầy đi công tác với anh em, khi về ghé chợ giải phóng mua lại một mớ để ăn và đải khách. Trước lúc đi tao đưa tiền Miên cho mầy. Chợ Giải Phóng họ không chịu thu tiền của Mặt Trận cũng như tiền ngoài Bắc. Hai cán bộ quân sự cùng một số của họ sẻ đi "Ếch Cọt"(accompagnement) tụi mầy. Phen nầy hai đứa bây " QUAY " còn hơn ông trời con ở vùng Mỏ Vẹt nầy nửa đó!. Nếu hai ông cán quân sự buồn ngũ đôi chút hỏng chừng còn có máy bay trực Thăng của Sài Gòn đến hộ tống nữa á ! "
" Mèn ơi đừng nói chuyện xui xẻo vậy anh ba, bửa nay tụi mình toàn là ăn mắm, ăn muối nói bậy rủi nó linh thiêng thì .. hỏng được đâu!!"
" Yên Chí lớn đi nhỏ!, mầy ở nhà với tao, cở khiêng bao - vát bị như mầy không có tiêu chuẩn đi làm công tác hiển hách nầy đâu ... hì hì !! Nảy giờ cứ nói về tụm mắm cá Lóc và miếng thịt heo luộc của thằng Lân mà không kể về rau Quế, rau Râm của em gái thằng Nhân gởi vô cho anh nó cũng trật lễ. Em nó là chị nuôi ở D2 của năm Phương. Lính súng to - đạn lớn có đất có hậu cứ, nên trồng trọt cũng đơm hoa - kết lộc, có rau-có quả để cải thiện đời sống. Nhân tiện gởi thịt và mắm dùm cho thằng Lân, nó cắt một mớ gởi qua đây cho anh nó, nhưng tụi mình cũng giải phóng tuốt nên nó chịu khó mua lại cùng một số rau cải khi xong công tác ghé chợ Giải Phóng.
Buổi ản nầy là bửa ăn ngon nhất của tôi gần 2 năm nay mới có được. Kể từ khi nghe lời mẹ mìn Tòa Đại Sứ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gởi tôi đi Liên Xô để học nghề Bác Sĩ.
8- Bọn Cướp đêm
Cơm-nước xong. Ba Quen ra lệnh Nhân dẫn chúng tôi đến một khu nhà khác của binh trạm. Chúng tôi đang ngồi uống trà chờ ba Quen về, tiếng húp nước trà nóng nghe sùm sụp hòa lẫn cùng tiếng rít từ những chiếc nỏ của ống vố hút thuốc lào nghe ùn ụt, rin rít thật là kỳ khôi. Khói mù mịt trong căn chòi lá. Tôi không quen mùi thuốc lào nên bỏ ra sân đứng nhìn bóng đêm càng lúc càng tăng đần. Ở rừng bóng đêm đến nhanh hơn đồng bằng vì tàn cây che chắn hết ánh sáng hoàng hôn.
- Có ánh sáng đèn Pile quét lướt trên lối đường mòn trong binh trạm, một chốc sau Ba Quen và 3 người bộ đội đến trước mặt tôi, họ nai nịt gọn gẻ, trước ngực là túi mang những băng đạn AK-47. Dây nịt lưng có móc theo bình nước bằng nhựa màu nhà binh của trung cộng, khăn choàng tắm Nam Vang kẻ sọc ca rô màu đen trắng quấn choàng cổ, nón tai bèo trùm đầu, chân mang dép râu, võng nylon, luôn cả đèn pile. Trông họ giống như những nhân vật được chụp hình in vào loại bích chương tuyến truyền, dán trên bản bích chương dựng trước cỗng Tòa Đại Sứ Hà Nội tuyên truyền ủng hộ cho bọn Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Ba Quen ra dấu cho tôi vào trong nhà và điểm danh chọn ra 9 người, những người không được chọn tự giải tán đi về ngay K-3 để làm nhiệm vụ khác. Chín người chúng tôi được trang bị 8cây súng Carbine M-1, tôi không có được trang bị chi cả, chỉ có bình nước và cơm nguội cùng trứng vịt luộc được chị nuôi nhà ăn cấp cho từ hồi trưa hôm nay.
Xuồng máy nhỏ nhất nhưng nhanh nhất của K-3 đi đầu không chở hàng hóa chỉ chở theo 2 bộ đội có vũ trang AK-47, hai xuồng kế tiếp đều chở đầy hàng hóa. Mỗi xuồng 2 nhân viên K-3 đều có trang bị Carbine M-1. - Xuồng thứ 4 là xuồng lớn nhất mang trọng tải một tấn rưởi chở đủ hàng hóa quan trọng giao hàng ở điểm xa nhất, có 3 nhân viên K-3 trong đó có tôi . - Xuồng thứ 5 là xuồng máy cuối cùng nhỏ nhất, không chở hàng hóa có 1 bộ đội và 1 nhân viên K-3 đi cản hậu.
Đêm nay chúng tôi sẻ giao hàng và thu hàng lên ở những điểm nằm trong lảnh thổ Việt Nam cũng như một số khác trên lảnh thổ Cao Miên. Mất khẩu và mật hiệu do bên quân sự họ thực hiện, mọi thay đổi nhân sự cùng mật hiệu liên lạc trên đường đi, đều do các trạm kiểm soát của bên quân sự họ cho người xuống xuồng thay đổi người để thi hành những yêu cầu đó. Họp xong Ba Quen quay về K-3, còn chúng tôi đi bộ chừng nửa giờ đến bờ rạch chờ xuồng chở hàng hóa đến. Nơi đây toàn là cây Tràm cùng lùm bụi um tùm, có chổ cao trên 3 thước nhưng cũng có nhiều chổ chỉ vừa lút đầu người. Thấy bộ đội ngồi xổm nép người theo lùm cây tôi cũng làm theo. Chưa đầy hai phút từng đàn muổi vo ve bay tới, bám lấy những nơi trên thân thể không có vải dầy che phủ để hút máu. Hai tay tôi thay phiên vuốt đôi bàn tay, bàn chân và mặt vì những nơi đó đều trần trụi. Nhân bước đến gần, đưa tôi một vật to bằng trái bưởi rồi nói khẻ vào tai tôi:
" lấy bùn nhảo nầy trét dầy lên những chổ không có vải che, nó không chich thấu qua lớp bùn nhảo như đất sét nầy, sức đâu mà chà mà gải ở ngọn Tán Dương nầy "
" Đâu có biết mẹo nầy đâu,tự nảy giờ gải như điên! Cảm ơn hé !!"
Tiếng khua kim loại do chốt an toàn từ súng của bộ đội vừa mở. Nhân ra hiệu cho tôi yên lặng đừng lay động thân thể, chừng hơn một phút sau tiếng xuồng ủi vào lùm cây làm tàng lá khua động loạt soạt. Tiếng gả bộ đội vang rỏ trong đêm vắng:
"Đi cắm câu hả?!" " Không đi thả câu giăng !! " " Mấy gắp ?!" " 5 gắp "
Ánh đèn Pile rọi quét lướt qua lòng các xuồng vừa cặp bến và mặt mày của những gả ngồi trên xuồng. Tên bộ đội chợt nói:
" Cậu Sáu hả ! má con có gởi Khô Ngào Bà cho con hay không ?? "
Từ xuồng máy to nhất có tiếng nói vọng lên:
" Sữu hả mậy !! Tía - má mầy có gởi một Ơ khô cá Lóc Ngào Bà "dí lợi" một mớ khô rắn Bông Súng cho anh em mầy nhậu, canh tới giổ ông nội mầy hai anh em bây về nhà ăn giổ, sẳn cho bà con thăm coi mầy lóng rày ra sao để họ mừng, nhớ kỹ nhen !! mầy coi tụi nào đi xuồng nầy, kêu nó xuống tao giao lợi cho rồi còn đi nghĩ ngơi nửa chớ! "
Sữu đến trước Nhân và tôi nói:
" Mấy ông đi ghe lớn, tới ghe bàn giao rồi chuẫn bị đi công tác !!"
Trong bóng đêm Nhân cùng một thanh niên khác khiêng đòn tre dài chừng 3 thước, có mấy thùng vuông vắn khá nặng bọc trong lớp vải nhựa áo poncho đi mưa. Tôi lúp xúp đi theo họ đến nơi chiếc ghe lớn nhất, tiếng đòn tre oằn uốn kêu kẻo kẹt vì sức nặng của những thùng vuông đang cột treo phía dưới. Tôi nhảy lên mủi xuồng đưa hai tay nắm đở đầu đòn tre. Nhân rảnh tay liền đến phía sau đòn phụ sức với người khiêng sau, hầu nhẹ bớt sức nặng từ trên cao dồn xuống thấp.
Tôi đi giật lùi vào phía đàng lái, đến khi những thùng hàng hoàn toàn nằm giữa lòng xuồng mới hạ đòn, những thùng hàng nằm lên các tấm ván sạp, đã được gài đậy che chở cho hàng hóa phía dưới. Tôi mở dây ra khỏi các thùng xong, đoạn chuyền những thùng hàng vào trong lòng khoang thuyền.
Nhân rút ngược cây đòn tre đặt lên vai rồi bước đi ra ngoài lòng rạch khỏi xuồng khá xa, lặn hụp rửa mình và cây đòn rồi mang trở lại luồn vào 2 vòng thòng lọng, vốn nằm dọc phía bên ngoài theo be xuồng như một con lương, dùng để che chắn sự đụng chạm của ghe thuyền. Xong cất giọng:
" Lân xuống nước rửa tay chân mặt mày đi, để bùn sình dính tùm lum trong mui ghe mắc công rửa mệt lắm, chút nửa ghe chạy và rạch lớn không còn muổi nữa đâu !! "
" Dậy hả ! tui đâu có biết cứ để mình mẫy bùn sình như vầy "CHỐNG MUỔI" nên chẵng dám ngồi hay dựa vô đâu hết trơn!." Tôi nhãy xuống rạch chổ gần mủi xuồng, nước sâu chỉ đến ngang giữa bắp vế và ra tay kỳ rửa bùn nhảo trên mặt, tay, chân rồi bám be nhảy thót lên mép mủi xuồng lột áo quần dài ra vắt cho ráo nước, xong vào trong thay áo quần khô. Nhân đang kiểm hàng hóa bàn giao với cậu sáu của bộ đội Sữu, một chốc sau cậu Sáu lên bờ. Nhân ra hiệu tôi lấy sào tre chống cho ghe lui ra xa bờ rạch chừng 5 mét, rồi cắm sào vào lòng rạch giữ cho xuồng "neo" lại chờ lệnh di chuyễn.
Tiếng máy đuôi tôm nổ giòn tanh tách từ phía trong con rạch chạy ra, khi qua mặt chổ xuống tôi đang cắm sào. Gả bộ đội ngồi bó gối nơi đầu mủi xuồng, hắn gát cây súng AK-47 nằm ngang giữa bụng và 2 đầu gối, tay cầm đèn pile chỉa vào xuồng tôi rồi ve vẫy khoát, ra dấu cho di chuyễn theo hướng xuồng máy của gả. Tiếng giật máy đuôi tôm rình rịt từ phía sau lái xuồng, chừng 3 lần máy bắt đầu nổ giòn êm ả nghe rù rù. Bất chợt Rr..rào ..rục ..Ục ..ục ..ục.., tiếng chân vịt vừa hạ chạm mặt nước làm nước bắn tung tóe, tạo ra tiếng kêu ùng ục như nồi cơm đang sôi. Xuồng máy từ từ trườn tới phía trước, cây sào vốn đang được giữ chặt trong tay tôi bỗng chốc ngã chúi về trước mủi ghe, rồi trốc bật gốc lên khỏi mặt bùn lòng rạch. Tôi vẫn nắm chặc đầu chiếc sào, bấy giờ gốc của nó đã nổi lúp xúp gần mặt nước, dùng sức tôi quơ đẫy gốc nó vượt về phía hướng di chuyễn của xuồng máy, cho sức cản của nước gia tăng mạnh thêm, làm trôi lớp bùn và đất sét còn đọng lại phía gốc cây sào. Chỉ hai lần làm như vậy cây sào không còn dính bùn và đất sét nữa, tôi đút trả nó về chổ củ nằm dọc bên trong theo be xuồng.
Xuồng tăng vận tốc chạy ra rạch lớn, trời trong vắt nên sao hiện đầy khắp mọi nơi. Ánh sao phản chiếu trên mặt mước gợn sóng lăn tăn tạo nên sự phản hồi ánh sáng, chiếu rọi lên thân xuồng làm hiện bóng dáng nó thành một khối đen lù lù, từ xa hơn 100m vẫn thấy rỏ. Tôi bò vào trong khoang nói với Nhân về việc nầy. Nhân cười hềnh hệch nói:
" Từ đây cho đến khu dinh điền Quảng Hữu phải đi qua 3 cái ấp đầy nhà dân và lính Dân Vệ, tuy nhiên Du Kích và bộ đội chủ lực miền của mình thường đột kích chiếm đóng ở các ngả ba hiểm yếu, chỉ sợ Hải Quân mà thôi! còn kỳ dư thì cứ tỉnh bơ, họ giữ ấp còn chưa đủ sức, lấy hơi đâu mà ra bờ sông để canh ghe xuồng Hậu Cần như mình. Mình vô đó là để chở hàng hóa do Du Kích tịch thu của dân trong Ấp Chiến Lược. Khu Dinh Điền. Khu Trù Mật. - Cố Vấn Mỹ và đám lính Cộng Hòa phát thuốc tây trị sốt rét, cảm, ho, ghẻ lở, la dô, dầu ăn, sữa bột, Cá hộp, Cá Khô cho dân trong đó, để họ theo phe Cộng Hòa mong giành dân với mình. Mấy ông Khu ũy nói: " Trong đồ ăn và thuốc Tây có tẩm thuốc độc, trong "la dô" có gắn máy "Thiên Lôi Cái" nên trời mưa "Thiên Lôi Đực" đi tìm thấy vợ nó bị nhốt trong đó, nỗi giận nó lấy búa " Oánh" chết hết cả nhà có La Dô, trâu bò cũng không chừa. - Nên ra lệnh cho xã ũy sai Du Kích đi tịch thu gom lại, để cách mạng nghiên cứu các thuốc độc tẩm trong đồ ăn và thuốc Tây. Rồi dùng các thứ đó đầu độc lại lính Cộng Hòa. - La dô cách mạng chế lại làm mìn cho nổ chết hết Lính Cộng Hòa. Cứ mỗi nữa tháng tụi mình vô đó chở hàng độc về Binh Trạm giao lên cho Bệ Hạ. Dùng đồ Mỹ đánh Mỹ thì cái thắng chắc mẩm phải về tay cách mạng ".
Xuồng chạy chừng 15 phút, hai đám rừng chồi ở hai bên bờ rạch càng dang xa ra, bấy giờ mặt rạch rộng hàng nửa cây số, phản chiếu lại ánh sáng trên bầu trời như chiếc gương khỗng lồ. Tôi hỏi Nhân " tui đứng lên xem cảnh một chút có sao hay không hả Nhân "
"không sao! đây còn trong khu vực binh trạm ,mà có cái gì để ngắm. Mặt nước mênh mông nhưng không sâu, chổ sâu nhất cũng ngang cổ người lớn, đi trật lòng lạch là phải dừng lại đẩy xuồng ra rồi gở rong đuôi chồn quấn chân vịt hộc gạch. Đất ở đây thấp lắm, mưa già hột một chút nữa là đồng ngập mênh mông. Phía tay phải Lân có hàng cây rậm rì cách gần cây số đó là con rạch quận Vũng Ru (Kompong Rou) bên kia bờ rạch là đất Miên. Bên nầy rạch là của mình. Giao Liên dẫn đoàn của Lân đi từ bên đó qua bên đây bộ không biết hay sao ?? "
" trời ơi !! cứ lo chạy thụt mạng theo lịnh mấy ổng. Ổng Kêu chết, thì chết. Kêu bò, thì bò có dám há miệng bẩm - báo gì đâu, mà biết ở đâu là đâu ??"
" Rạch nầy một chút nữa sẻ nhập vô rạch Vũng Ru chổ đó là ấp Phó Mỳ, dân ở đó nhà cửa không nguy nga như ở phố chợ, nhưng có rất nhiều ông Phật bằng vàng trong tủ. Họ đều là bà con ruột thịt cùng với họ hàng chòm xóm, xuôi gia với nhau. Họ đã rủ nhau đến xứ nầy dựng nghiệp gần trăm năm. Họ kết thân với quan làng bên Miên, nên những cuộc nổi dậy cướp giật từ xa xưa đều xãy ra khắp vùng ven biên giới,nhưng ấp nầy thì khó xãy ra. Họ đồng lòng sống chết với nhau, bìa ranh vào xóm làng họ đều trồng tre gai dầy đặc chen lẫn với xương rồng rộng gần 10 mét. Khi có biến động họ đóng cỗng rào đường vào làng lại rồi phòng thủ. Dùng cung, nỏ núp theo bờ tường đất bắn tên ra thì chết cha hết cả lủ. Tên nào dám lén phéng lại dở mở cổng rào làng.?? - Sau xóm là gần chục đường đất giao cắt với tuyến đường chính để rút về Mộc Hóa. Tuyên Nhơn. Kiến Bình đều do chính dân trong làng nầy đấp tạo nên. Họ làm trong đầu mùa mưa và lúc mùa nước vừa rút. Đất đồng đào lên để đấp đường, mặt đồng hóa thành đìa, là họ có hai tài sản cùng một lúc là Đìa và Đường làng của riêng họ. - Ai mua bán qua lại trên đường làng họ đấp, họ chận lại mua vào, tạo ra làng họ như chợ đầu nậu, rồi dùng xe, xuồng chở hàng hoa ra Tân An - Chợ Lớn bỏ sĩ lại giá cao hơn. Hàng hóa bán càng chạy dân buôn ở Chợ lớn đều đi xe, ghe xuồng vô tận làng nầy đặt hàng, chờ họ thu mua bán sang tay lại, ngay tai nhà họ.
Buôn bán càng lúc càng thuận tiện hơn, nên họ Không những mua thổ sản trong các quận lân cận, lại còn đi sang cả đất Miên đặt mua hàng. Dân và con buôn của Miên chở hàng sang tận nhà bán cho.
Họ vừa tránh nạn bị cướp giật dọc đường, lại được thêm lợi như: tránh việc bị ăn gian về Phẩm Chất không đúng tiêu chuẫn, và Trọng Lương cũng như số lượng hàng hóa. Khi việc gian lận xãy ra thì hàng hóa họ không được thu mua, tránh việc bị trả hàng hóa về nên dân Miên không dám ăn gian một tí về phẩm chất hay cân, đo. Cha tôi nghe ông cố tui nói lại rằng quê hương họ ở Làng Tây Sơn vào đây lập nghiệp, nên họ giỏi võ và khôn ngoan lắm. Bây giờ Cách Mạng cũng đang phải nhờ vã họ, làng nầy như là một Hậu Cần hợp Pháp của binh trạm. Cả D3 của E-165 cũng phải chịu đóng quân nữa bên Miên, nửa bên Việt dọc theo biên giới của con rạch Vũng Ru cách xa làng hơn 1 cây số, để giữ lông chân cho dân làng nầy. Đừng bao giờ léng phéng vô xóm đó khi các Bệ Hạ không sai đi. Dể mất đầu lắm !"
Edited by user Tuesday, August 18, 2015 1:11:28 PM(UTC)
| Reason: Not specified
|