Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 3/22/2011(UTC) Posts: 3,310
Thanks: 326 times Was thanked: 364 time(s) in 256 post(s)
|
Tin Tổng Hợp
Niềm vui gặp ĐTC của các GM Argentina trong chuyến viếng thăm Tòa Thánh
5/2/2019 1:10:51 PM
Trong những ngày này, từ 30.04 đến 18.05, 106 GM Argentina đang có mặt tại Roma để hành hương viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh.
 Trong chuyến viếng thăm này, các đức cha sẽ gặp ĐTC Phanxicô để tường trình với ngài về hoạt động mục vụ của Giáo hội Argentina; đây sẽ là lần đầu tiên ĐTC Phanxicô tiếp các GM Argentina kể từ khi ngài được chọn làm Giáo hoàng vào năm 2013. Do số các GM khá đông, nên ĐTC sẽ tiếp kiến các ngài theo 3 nhóm, được phân chia theo các giáo tỉnh, vào các ngày 2, 10 và 16 tháng 5.
Niềm vui của toàn Giáo Hội Argentina
Trong một cuộc phỏng vấn, cha Máximo Jurcinovic, giám đốc văn phòng truyền thông của HĐGM Argentina, chia sẻ rằng đây là niềm vui không chỉ đối với các GM, nhưng với toàn nước Argentina, không chỉ vì các GM sẽ viếng mộ các thánh tông đồ nhưng còn được ĐTC tiếp kiến.
Cha Jurcinovic chia sẻ thêm: "Đây là một chuyến viếng thăm được chờ đợi từ lâu, một chuyến viếng thăm rất phong phú, khi các giám mục sẽ gặp Đức Thánh Cha và lắng nghe lời khuyên của ngài và chắc chắn cũng nói với ngài về vẻ đẹp của mỗi giáo phận Argentina mà ĐGH đã biết, nhưng lần này ngài sẽ nghe từ miệng các mục tử.”
Cha cũng giải thích rằng chuyến viếng thăm cũng được chuẩn bị với "lời cầu nguyện của mọi người dành cho các mục tử của họ", bởi vì các tín hữu cầu nguyện "để các mục tử của họ có thể gặp thấy một sự canh tân tinh thần sâu sắc, với một thời điểm sâu sắc để canh tân sứ vụ của họ và đặc biệt là gặp gỡ Đức Giáo hoàng.”
Thách đố của việc tái truyền giảng Tin Mừng
Cha Jurcinovic nhận định rằng tái truyền giảng Tin mừng là một thách đố đối với Giáo hội Argentina và các GM đã làm việc nhiều để tìm ra cách thức tốt nhất để rao giảng Tin mừng cho thế giới hôm nay, cho Argentina với những thách thức về văn hóa, những khủng hoảng và cả vui mừng. Cha nói: “Điều quan trọng nhất mà Argentina chờ đợi nơi ĐTC là giáo huấn của ngài, điều vạch ra con đường cho chúng tôi”.
Lần cuối cùng các GM Argentina viếng thăm Tòa Thánh cách đây 10 năm, dưới thời ĐGH Biển Đức XVI.
Hồng Thủy (VaticanNews 01.05.2019)
ĐTGM Ubaldo Sequera kêu gọi trả tự do cho những người bị bắt. Cuộc tổng nổi dậy tại Venezuela vẫn tiếp tục
5/2/2019 1:40:16 PM
Hôm thứ Tư 1 tháng Năm, Đức Tổng Giám Mục Hiệu tòa của Maracaibo đã yêu cầu chế độ Nicholas Maduro phải trả tự do cho những người biểu tình ôn hòa đã bị bắt giữ một ngày trước trong biến cố mà Nicolas Maduro gọi là “một cuộc tấn công đảo chính” nhằm cướp chính quyền.
 Đức Tổng Giám Mục Ubaldo Ramon Santana Sequera kêu gọi qua Twitter rằng: “Tôi rất đau buồn về việc giam giữ những người biểu tình ôn hòa hôm qua tại Maracaibo. Trong số đó có Cesar Perozo, một bác sĩ tim mạch danh tiếng quốc tế và các bác sĩ khác trong đội của ông. Họ phải được trả tự do tức khắc.”
Đường phố Venezuela tràn ngập người biểu tình vào ngày 30 tháng 4 sau khi lãnh đạo phe đối lập Juan Guaidó kêu gọi các cuộc biểu tình chống lại Maduro. Một đoạn video cho thấy vị tổng thống lâm thời được tháp tùng cùng với các binh lính đã về phe với những người biểu tình, và đặc biệt bên cạnh ông còn có ông Leopoldo López, một thủ lĩnh phe đối lập và cũng là một tù nhân chính trị. Ông Juan Guaidó giải thích rằng cảnh sát và binh lính về phe với những người biểu tình đã quyết định phá ngục trả tự do cho ông Leopoldo López.
Ông Guaidó đã tuyên bố mình là tổng thống lâm thời vào tháng Giêng năm nay và đã được một số lớn các chính phủ phương Tây công nhận, nhưng cho đến nay tên độc tài Maduro vẫn còn được sự hậu thuẫn đáng kể của quân đội và cảnh sát.
Những người phản đối Maduro và cả những người ủng hộ tên độc tài này đã có mặt trên đường phố ở các thành phố của Venezuela. Ngày 1 tháng Năm vốn là một ngày lễ quan trọng của cộng sản nên có lẽ các thành phần ủng hộ tên độc tài Maduro xuất hiện theo một chương trình đã được hoạch định trước, chứ không phải là để bảo vệ Maduro.
Quân đội và cảnh sát trung thành với Maduro đã tỏ ra thẳng tay trong các cuộc đụng độ dữ dội. Họ bắn hơi cay và bắt giữ những người biểu tình ôn hòa.
Trong một chương trình truyền hình Maduro nói rằng hắn ta đã ngăn chặn được một cuộc đảo chính.
Trong khi đó, tổng thống lâm thời Guaidó đã kêu gọi tiếp tục biểu tình, và tuyên bố một loạt các cuộc đình công bắt đầu từ ngày 2 tháng Năm.
Dưới thời chính quyền xã hội chủ nghĩa của Maduro, Venezuela đã bị tàn phá bởi bạo lực và biến động xã hội, với sự thiếu hụt trầm trọng và siêu lạm phát dẫn đến 3 triệu người di cư.
Đặng Tự Do (vietcatholic 01.05.2019/ Catholic News Agency)
Bạo động tại Venezuela. Quân đội chia hai phe bắn nhau. Tuyên bố của Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình
5/2/2019 1:38:02 PM
Đức Tổng Giám Mục Robert Luckert là Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình Venezuela, và là Tổng Giám mục tổng giáo phận Coro vừa đưa ra lời kêu gọi các lực lượng an ninh phải tôn trọng các nguyên tắc được ghi trong Hiến pháp nhằm bảo vệ quyền chính đáng của các công dân. Trong khi đó, lãnh đạo phe đối lập Venezuela, tổng thống lâm thời Juan Guaido đã đưa ra lời kêu gọi mạnh mẽ nhất tới quân đội để giúp ông lật đổ Tổng thống Nicolas Maduro trong khi đang có những cuộc đụng độ quyết liệt giữa người biểu tình và lực lượng an ninh trên đường phố Caracas.
 Những người ủng hộ nhà lãnh đạo phe đối lập Venezuela Juan Guaido đã xuống đường hôm thứ Ba, 30 tháng 4, tại một cuộc biểu tình của phe đối lập bên ngoài một căn cứ không quân ở Venezuela. Các video quay được cho thấy những người biểu tình hô vang các khẩu hiệu và bị các lực lượng an ninh trung thành với tên độc tài Maduro tấn công bằng hơi cay. Một số quân nhân có lẽ đã quay súng chống lại tên độc tài Nicolas Maduro. Các nhân chứng cho biết có những người đàn ông mặc quân phục, đi cùng Guaido tại hiện trường, đang đánh trả những binh sĩ ủng hộ Maduro. Hơi cay dường như đã được bắn ra từ bên trong căn cứ không quân.
Một chiếc xe của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Venezuela trung thành với tên độc tài đã càn vào những người biểu tình trong khi đám đông những người biểu tình ở một địa điểm khác bị tấn công bằng vòi rồng bên ngoài một căn cứ quân sự ở Caracas sau khi lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido kêu gọi các thành viên của quân đội nổi dậy làm binh biến lật đổ tên độc tài Maduro.
Tên độc tài Maduro đã lên truyền hình cho biết một cuộc tấn công đảo chính đang xảy ra ở Venezuela, dưới sự lãnh đạo của phe đối lập. Dân chúng tràn ra đường tham gia vào cuộc biểu tình lật đổ tên độc tài Nicolas Maduro. Hàng ngàn người biểu tình đã xuống đường ở thủ đô, nhưng tiếng súng nổ khắp nơi và quân đội trung thành với Maduro tỏ ra không nhượng bộ.
Trong các tin nhắn video và Twitter, ông Guaido được Hoa Kỳ hỗ trợ cho biết, những người lính dũng cảm, những người yêu nước dũng cảm đã đáp lại lời kêu gọi của đất nước.
Trong một diễn biến mới nhất, bộ máy tuyên truyền của chế độ độc tài Maduro nói rằng cuộc đảo chính đã thất bại và Nicolas Maduro đang nắm vững tình hình tại Venezuela. Tuy nhiên, nguồn tin này chưa được kiểm chứng.
Đặng Tự Do (vietcatholic 01.05.2019/ AP)
Các GM Chilê khẳng định không thể hủy bỏ ấn tín tòa giải tội
5/2/2019 12:55:05 PM
Trong khi ủng hộ dự luật mới buộc các linh mục tố cáo các vụ lạm dụng tính dục trẻ em, các GM Chilê cũng lo ngại dự luật này buộc các linh mục phải vi phạm bí mật tòa giải tội. Các ngài khẳng định rằng không luật nào có thể hủy bỏ ấn tín này.
 Ngày 23.04 vừa qua (2019), Hạ viện Chilê đã thông qua một dự luật: buộc tất cả các linh mục tố cáo cho toà án dân sự bất cứ hành vi bất hợp pháp nào, chống lại trẻ vị thành niên và người lớn dễ bị tổn thương. Dự luật hiện đang được Ủy ban Hiến pháp của Thượng viện kiểm tra, nhắm sửa đổi điều 175 của Bộ luật Hình sự, buộc các linh mục phải báo cáo các trường hợp mà họ đã biết trong tòa giải tội, và như thế là vi phạm ấn tín tòa giải tội. Đề xuất này được đưa ra sau vụ bê bối lạm dụng tính dục đã làm chao đảo Giáo hội Chilê trong những năm gần đây.
Không có luật đời nào có thể buộc vi phạm bí mật tòa giải tội
Phản ứng lại điều này, các GM Chilê cho biết các ngài ủng hộ luật buộc các linh mục và chính quyền tôn giáo báo cáo các tội phạm, nhưng các ngài lo ngại luật này buộc giáo sĩ vi phạm ấn tín của bí tích giải tội. Đức cha Luis Fernando Ramos, tổng thư ký HĐGM Chilê nói rằng Giáo hội ủng hộ những luật bảo đảm công lý cho các nạn nhân bị lạm dụng, nhưng việc không miễn trừ nghĩa vụ tố cáo bí mật tòa giải tội tạo nên khó khăn nguy hiểm, vì xưng tội là một bí tích và là một hành động thờ phượng được bảo vệ bởi luật của Chilê. Ngài nói: “Nếu một linh mục vi phạm bí mật bí tích giải tội thì sẽ bị án phạt tuyệt thông. Không có luật đời nào có thể tước đi nguyên tắc đó.”
Quyền lương tâm
Đức cha Juan Ignacio Gonzalez thì nói rằng mặc dù luật mới là một bước tích cực, các nhà làm luật phải bảo đảm niềm tin và lương tâm của người dân, là quyền căn bản nhất của con người. Ngài nói: “Bí tích giải tội luôn hàm ý quyền bảo vệ danh tính của người đến xưng tội và họ biết rằng không có điều gì họ xưng có thể bị nói cho người khác biết, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào.”
Đức cha Jorge Concha cũng chia sẻ: “Chúng tôi thật sự hy vọng rằng có khả năng bảo vệ bí mật tòa giải tội, nếu không, khi dự luật này được thông qua, không còn ai xưng tội nữa”.
Hồng Thủy (VaticanNews 01.05.2019)
Mỹ vẫn cân nhắc biện pháp quân sự để giải quyết vấn đề Venezuela
May 2, 2019

Ông John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, nói chuyện với báo giới bên ngoài Tòa Bạch Ốc, liên quan đến tình hình Venezuela hôm Thứ Tư, 1 Tháng Năm. (Hình: AP Photo/Evan Vucci)
WASHINGTON, DC (NV) – Chính quyền Tổng Thống Donald Trump vẫn đang cân nhắc mọi chọn lựa để quyết định sẽ làm gì kế tiếp ở Venezuela, nhằm ủng hộ ông Juan Guaidó, lãnh tụ đối lập nước này, và để đẩy Tổng Thống Nicolas Maduro khỏi quyền lực, trong lúc ngày càng có nhiều cuộc biểu tình chống chính phủ nổ ra ở thủ đô Caracas.
Theo ABC News hôm Thứ Tư, 1 Tháng Năm, những người ủng hộ ông Guaidó tràn ra các đường phố ở thủ đô, và đã có một số cuộc đụng độ nhỏ với người ủng hộ ông Maduro, mà trong đó, nhân viên an ninh phải dùng hơi cay để giải tán họ.
Cho dù ông Guaidó kêu gọi tổ chức các cuộc biểu tình lớn, những người này sớm bị giải tán hôm Thứ Ba, khi các lực lượng trung thành với ông Maduro dùng bạo lực đàn áp họ.
Các giới chức cao cấp Mỹ, bao gồm Ngoại Trưởng Mike Pompeo, quyền Bộ Trưởng Quốc Phòng Patrick Shanahan, Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Joseph Dunford, và Cố Vấn An Ninh Quốc Gia John Bolton có cuộc họp tại Tòa Bạch Ốc chiều Thứ Tư để bàn bạc.
Với những gì đang xảy ra, tình thế hiện này “rất thuận lợi,” theo ông Shanahan cho biết, và Hoa Kỳ vẫn đang cân nhắc các giải pháp quân sự.
Ông Shanahan phải hủy chuyến công du Châu Âu để họp với các phụ tá của Tổng Thống Donald Trump, một phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc xác nhận.
Trong khi đó, Tướng Dunford cũng nói cho Ủy Ban Quốc Phòng Hạ Viện biết “Hoa Kỳ đang thu thập thêm tin tình báo, để chúng ta có một cái nhìn rõ hơn những gì đang xảy ra ở Venezuala và chuẩn bị hỗ trợ tổng thống nếu ông cần thêm từ quân đội Mỹ.”
“Chúng tôi đang xem xét một loạt các lựa chọn khác nhau,” ông Bolton nói hôm Thứ Tư. “Người dân biết chế độ Maduro đã thất bại. Chế độ này sẽ sụp đổ. Vấn đề ở đây là liệu chúng ta có thể thực hiện một sự chuyển giao cho một tổng thống tạm thời, người có thể tổ chức một cuộc bầu cử hay không.”
(Đ.D.)
Washington Post: 6 điểm nổi bật trong phiên điều trần của William Barr
May 1, 2019

Photo Credit: by Win McNamee/Getty Images (Washington Post) – Tổng trưởng Tư pháp William Barr vào hôm thứ Tư bị Dân chủ trong Uỷ ban Tư pháp Thượng viện cho lên “chảo rán” trong phiên điều trần diễn ra chỉ 15 tiếng đồng hồ, sau khi tin tức về lá thư của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller phàn nàn bản tóm tắt của Bộ Tư pháp “đã không nắm bắt đầy đủ ngữ cảnh, bản chất và nội dung” của công tác và kết luận của cuộc điều tra, được loan báo rộng rãi.
Dưới đây là 6 điểm chính của phiên điều trần kéo dài 5 tiếng đồng hồ. 1) Barr vẫn chăm chăm bênh vực Trump
Phó Chủ tịch Uỷ ban Tư pháp Thượng viện, Thượng nghị sĩ Dân chủ Dianne Feinstein bắt đầu chất vấn bằng câu hỏi xoáy vào một trong những sự việc liên quan đến cản trở công lý: Trump tìm mọi cách để cố vấn pháp lý Toà Bạch Ốc, lúc đó là Don McGahn, bác bỏ tin tức rằng, ông ta chỉ thị cho McGahn can thiệp để Mueller bị sa thải.
Barr cho rằng, bản tin của New York Times đi xa hơn so với chứng cớ khi nói rõ là Trump “chỉ thị” McGahn làm sao để Mueller bị sa thải. Nhưng bản báo cáo của Mueller kết luận rằng, “Bằng chứng đáng kể … hậu thuẫn kết luận: Tổng thống đi xa, và trên thực tế đã chỉ thị cho McGahn gọi điện cho Rosenstein để Công tố viên đặc biệt bị loại.”
Ông Barr cũng cho rằng, những hành động của ông Trump không phải “cản trở công lý” vì “ông ta chủ yếu quan tâm đến truyền thông loan tin,” chứ không ảnh hưởng đến cuộc điều tra.
Một lần nữa, báo cáo của Mueller rất rõ ràng ở điểm này. Báo cáo ghi rõ, những nỗ lực tìm cách để McGahn công khai tranh chấp truyền thông sau khi tin tức được loan ra “cho thấy Tổng thống không chỉ tập trung duy nhất vào chiến lược báo chí mà thay vào đó là tiên liệu cuộc điều tra đang diễn ra và bất cứ vấn đề gì phát sinh.”
Trong suốt phiên điều trần, Barr thường xuyên lặp lại những lập luận bênh vực ông Trump, và ông cũng nghiêng về ý kiến cho rằng cuộc điều tra Nga ngay từ đầu được khởi sự bất hợp pháp, như Tổng thống vẫn tuyên bố lâu nay. Khi Chủ tịch Uỷ ban Tư pháp Thượng viện, ông Lindsey O. Graham hỏi, liệu ông có chia sẻ “với tôi những quan ngại về cuộc điều tra chống tình báo và cách nó được khởi sự hay không?” Barr đáp, “Có!”
Ông ta cũng giữ nguyên quan điểm và cụm từ “hoạt động gián điệp” khi nói về cựu cố vấn vận động tranh cử của ông Donald Trump, Carter Page đã bị theo dõi như thế nào.
2) “Tôi không miễn tội ông Trump”
Mặc dù bênh vực Trump ra mặt nhưng có đôi lúc, Tổng trưởng Tư pháp không đồng tình với ý kiến của Tổng thống.
William Barr nói rõ, ông ta không xem quyết định không truy tố ông Trump tội cản trở công lý là “miễn tội hoàn toàn và đầy đủ” như Trump tuyên bố. “Tôi không miễn tội. Tôi nói, chúng tôi không tin có đầy đủ chứng cớ để xác định tội cản trở công lý.”
Đây là sự khác biệt quan trọng vì nó cho phép khả năng ông Trump có thể đã cản trở công lý. Là một công tố viên, Barr sẽ không đề nghị cáo buộc, dựa vào chứng cớ.
3) Barr bị tố cáo gạt Quốc hội trong phiên điều trần trước đây
Ngoài việc trách Barr, lá thư của ông Mueller cũng đặt ra câu hỏi về lời khai của ông ta trước đây. Tổng trưởng Tư pháp có phiên điều trần trước Hạ viện vào tháng trước, sau khi nhận được thư của Mueller, nhưng tại đó, ông bảo rằng không hay biết gì về những phàn nàn từ ban điều tra của Công tố viên đặc biệt.
Khi được hỏi, liệu ông ta có hay biết rằng một số thành viên trong ban điều tra của Robert Mueller không hài lòng với bản tóm tắt của ông hay không. “Không, tôi không hay biết!” Tổng trưởng Tư pháp lúc đó đáp.
Vào hôm nay, Barr giải thích, ông thu hẹp câu trả lời: “Tôi không biết những thành viên nào trong ban điều tra mà ông ấy nói đến, và tôi chắc chắn không hay biết về bất cứ thách thức nào đối với tính chính xác của kết luận … Tôi nói chuyện trực tiếp với Bob Mueller, chứ không nói chuyện với thành viên của ông ấy.”
Barr nhắc đi nhắc lại, Mueller trên điện thoại không tranh chấp về tính chính xác của lá thư tóm tắt. Nhưng đó không phải là vấn đề. Vấn đề ở chỗ, liệu tóm tắt của Barr có cố tình chọn những thông tin có lợi trong bản báo cáo của Mueller mà bỏ qua những chi tiết quan trọng hay không. Mueller nhấn mạnh, Barr đã bỏ qua những thông tin quan trọng. Và trong phiên điều trần trước đây, Tổng trưởng Tư pháp cho rằng, ông không biết bất cứ ai trong ban điều tra của Mueller bất mãn.
4) Rạn nứt với Mueller?
Barr và Mueller được xem là bạn bè, nhưng có vẻ như giữa hai người đang có một số căng thẳng. William cho rằng, Mueller có thể ngăn chặn mơ hồ, hiểu lầm ngay từ đầu.
“Tôi đề nghị Bob Mueller cơ hội xem lá thư trước khi gởi cho Quốc hội nhưng ông ấy từ chối,” Barr tuyên bố.
Barr sau đó lại cho rằng, ý kiến của Mueller thực sự không thực sự quan trọng, vì ông là nhân viên Bộ Tư pháp và báo cáo cho Bộ trưởng. “Công việc của ông ấy bao gồm, khi nộp báo cáo lên cho Tổng trưởng, vào lúc đó, thì báo cáo nằm trong quyền hạn của tôi. Tôi là người đưa ra quyết định, khi nào công bố và công bố bằng cách nào, chứ không phải quyết định của Bob Mueller.”
Sau đó, Barr gọi lá thư của Mueller “hơi chút khó chịu,” và cho rằng không phải do Công tố viên đặc biệt viết. Tổng trưởng cũng bảo rằng, sau khi nhận thư, ông lập tức nhấc máy gọi cho Mueller hỏi. “Bob, có chuyện gì vậy? Tại sao anh không cầm máy lên gọi tôi nếu có vấn đề gì?”
Tất nhiên, William Barr biết rõ tại sao Mueller lại viết thư. Ông muốn được ghi vô hồ sơ.
5) Lời mở đầu của Graham gây hiểu lầm
Graham trở thành một trong những cộng sự trung thành của ông Trump tại Quốc hội. Chủ tịch Uỷ ban Tư pháp Thượng viện mở đầu phiên điều trần bằng những lời ủng hộ Trump nhiệt thành. Ngoại trừ, một số tuyên bố của ông ta gây hiểu lầm.
Graham bảo rằng, báo cáo của Mueller ghi rõ “không có thông đồng.” Trên thực tế, bản báo cáo kết luận hẹp hơn nhiều,“không có âm mưu” và nói rõ họ không đánh giá khái niệm thông đồng rộng hơn vì đây không phải là một từ pháp lý.
Đối với cản trở công lý, Graham tuyên bố, “ông Mueller để cho ông Barr quyết định.” Trên thực tế, Mueller không yêu cầu Barr đưa ra quyết định về vấn đề này (và Barr cũng khẳng định như vậy,” cũng như Barr cần phải quyết định.
Mueller nêu rõ trong bản báo cáo rằng, ông không nghĩ công việc của Bộ Tư pháp là tố cáo một Tổng thống đương nhiệm vì một tổng thống đương nhiệm không thể bị truy tố.
Graham ca ngợi Mueller nhưng không đá động gì đến quan ngại về cách Tổng trưởng Tư pháp giải quyết vấn đề.
6) Barr né đòn giỏi trước Dân chủ
William Barr biết cách xoa dịu Dân chủ trong phiên điều trần chuẩn thuận vào ghế Tổng trưởng Tư pháp. Họ có vẻ miễn cưỡng thoả mãn với các câu trả lời của ông ta, nhưng không trả đòn khi ông liên tục chỉ trích cuộc điều tra của Mueller.
Dân chủ chắc chắn cứng rắn hơn với Barr lần này, nhưng Tổng trưởng Tư pháp dường như vẫn tránh được rắc rối. Họ chất vấn gay gắt nhưng ông ta một lần nữa vượt qua được, ngoại trừ với Thượng nghị sĩ Kamala Harris, Sheldon Whitehouse. Cuối cùng phiên điều trần kết thúc mà Dân chủ không thu được kết quả gì nhiều.
Theo thời biểu, Tổng trưởng Tư pháp sẽ có phiên điều trần trước Uỷ ban Tư pháp Hạ viện vào thứ 5 ngày 2 tháng 5, nhưng vào phút chót, William Barr tuyên bố huỷ phiên điều trần, khiến Dân chủ nổi giận.
Hương Giang (Theo Washington Post)
Biển Đông: J-20 Tàng Hình
02/05/201900:00:00(Xem: 110) Trần Khải
Nguy hiểm, nguy hiểm... Trung Quốc có thể có khả năng cho hoạt động chiến đấu cơ tàng hình năm nay trong khi đang thiết kế oanh tạc cơ tầm xa có thể mang vũ khí nguyên tử, một phần chiến lược tăng cường quân sự -- theo nhận xét của Tư Lệnh Thái Bình Dương Không Quân Hoa Kỳ.
Báo Bloomberg ghi rằng Tướng Charles Brown, Tư Lệnh Thái Bình Dương Không Quân Hoa Kỳ, nói rằng chiến đấu cơ tàng hình J-20 có thể hoạt động bay được năm nay, và ông nói như thế TQ nhiều khả năng gây nguy hiểm thêm trong vùng Thái Bình Dương.
Trong khi đó, bản tin RFA kể rằng Trung Quốc bắt đầu thực hiện lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông.
Bản tin nói, Tân Hoa Xã hôm 1/5 cho biết Trung Quốc vừa bắt đầu thực hiện lệnh cấm đánh bắt cá từ ngày 1/5 trên một loạt các vùng biển bao gồm Bột Hải, Hoàng Hải, Đông Hải và Biển Đông.
Theo Tân Hoa Xã, lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông sẽ áp dụng tại khu vực biển phía bắc vĩ tuyến 12.
Cơ quan hải giám của Trung Quốc cho biết việc thực hiện lệnh cấm sẽ được thực hiện nghiêm ngặt 24 giờ một ngày và bất cứ vi phạm nào trong thời gian này cũng sẽ bị xử lý ngay lập tức.
Hàng năm, vào dịp hè, Trung Quốc đều áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá kéo dài 3 tháng ở khu vực Biển Đông với lý do để bảo vệ nguồn cá phát triển.
Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng phản đối lệnh cấm đánh bắt cá này của Trung Quốc, coi lệnh này là đi ngược lại tinh thần về tuyên bố của các bên ở Biển Đông (DOC) và trái với thỏa thuận về nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Khu vực Biển Đông là vùng biển đang tranh chấp giữa Trung Quốc với một số nước bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan. Trung Quốc là nước đòi chủ quyền phần lớn khu vực này qua đường đứt khúc 9 đoạn chiếm tới khoảng 90% diện tích Biển Đông.
Từ năm 1999, Trung Quốc đã tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông, bất chấp sự phản đối của các nước trong khu vực.
Trong khi đó, bản tin VOA ghi rằng hai tàu hải quân hoàng gia Úc sẽ tới thăm cảng quốc tế Cam Ranh vào tuần tới trong khuôn khổ hoạt động Nỗ lực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương 2019 (IPE19) của Lực lượng Quốc phòng Australia.
Truyền thông trong nước trích dẫn thông tin từ Đại sứ quán Úc ở Hà Nội nói rằng tàu Hải quân Hoàng gia HMAS Canberra và HMAS Newcastle với thủy thủ đoàn hơn 800 người sẽ cập cảng Cam Ranh ở tỉnh Khánh Hòa vào ngày 7/5.
Trong chuyến thăm Việt Nam 4 ngày, hai tàu của Hải quân Hoàng gia Úc sẽ neo đậu tại cảng quốc tế Cam Ranh và thực hiện các hoạt động giao lưu tại địa bàn thành phố Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa, theo thông tin của sứ quán Úc được báo Pháp Luật trích dẫn.
HMAS Canberra là tàu dock chở trực thăng lớp Canberra, tàu hải quân lớn nhất từng được đóng cho Hải quân Hoàng gia Úc trong khi đó HMAS Newcastle là tàu hộ vệ tên lửa, theo thông tin của sứ quán được báo Giáo dục Thời đại trích dẫn.
Tháng 4 năm ngoái, 3 tàu hải quân hoàng gia Úc với hơn 560 thủy thủ đã cùng tới thăm Việt Nam nhân kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước cũng như nhằm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược mới được ký kết hơn 1 tháng trước đó.
Trước đó vào năm 2016, chiến hạm HMAS Warramunga được trang bị tên lửa phòng không SeaSparrow cải tiến của Hải quân Úc cũng đã cập cảng quốc tế Cam Ranh trong một chuyến thăm kéo dài 3 ngày nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị giữa quân đội và hải quân hai nước, theo VN Express.
Theo sứ quán Úc, IPE19 là một hoạt động thường niên nhằm thúc đẩy hợp tác quốc phòng trong khu vực của Australia. Hoạt động này cũng nhằm tăng cường cam kết của Úc hướng tới một khu vực an ninh và hòa bình cũng như xây dựng các quan hệ đối tác đa phương và song phương nhằm hỗ trợ cho mục tiêu này.
Cảng Cam Ranh cũng là nơi đón tiếp nhiều chiếm hạm của hải quân các nước khác tới thăm Việt Nam, trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ, trong những năm gần đây trong bối cảnh tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông ngày càng tăng cao với việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu hết vùng biển này.
Cùng với việc Trung Quốc ngày càng tăng cường các hoạt động quân sự hóa vùng biển có tranh chấp, hải quân Mỹ đã tiến hành nhiều hơn các hoạt động tự do hàng hải qua tuyến hải lộ bận rộn này.
Tháng 3 năm ngoái, hàng không mẫu hãm USS Carl Vinson của Mỹ đã có chuyến thăm lịch sử khi lần đầu tiên cập cảng Tiên Sa ở Đà Nẵng giữa bối cảnh Việt Nam đang phải đối phó với Trung Quốc trên Biển Đông.
Tháng trước, một trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết một hàng không mẫu hạm thứ 2 của Hoa Kỳ có thể sẽ tới Việt Nam trong năm nay. Chính quyền Mỹ cũng đang thảo luận với chính phủ Việt Nam để tạo ra một thông lệ cho việc tới thăm của các chiến hạm Mỹ trở thành thường niên.
Trong khi đó, bản tin BBC nêu câu hỏi: Trung tâm bảo dưỡng trực thăng của Nga tại Vũng Tàu có ý nghĩa gì về hợp tác song phương và tầm khu vực?
Bài của Tiến sĩ Prashanth Parameswaran trên tạp chí The Diplomat hôm 30/04 bàn về việc một công ty quốc phòng thuộc nhà nước của Nga vào tuần trước công bố khai trương một cơ sở bảo dưỡng mới tại Việt Nam.
Tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng Nga (Rostec) hôm 22/04 tuyên bố khai trương một cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa và đại tu động cơ máy bay trực thăng mới tại Việt Nam.
Thông cáo của hãng nói trung tâm "hỗ trợ hậu cần" này đi vào hoạt động tại thành phố Vũng Tàu, một khu vực mà Không quân Quân đội Nhân dân Việt Nam có các cơ sở.
Vào tháng 10 năm ngoái, UEC-Klimov, một công ty con của United Engine Corporation, trực thuộc Rostec, và Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Trực thăng của Việt Nam, đã ký hợp đồng phân phối liên quan đến dịch vụ bảo trì động cơ.
Thỏa thuận này được cho đã mở đường cho các bước tiếp theo bao gồm việc thiết lập một trung tâm bảo dưỡng như vậy.
Thông cáo mô tả trung tâm đặt tại Vùng Tàu, do UEC-Klimov thành lập, được trang bị với tất cả các thiết bị, phụ tùng và dây chuyền lắp ráp cần thiết để cung cấp sửa chữa động cơ do UEC-Klimov thiết kế.
Được biết đối tác Việt Nam bảo dưỡng cho các loại trực thăng chế tạo tại Nga và đóng vai trò là nhà phân phối động cơ TB3-117 và VK-2500 mà Nga đang giúp bảo trì.
Tác giả bài viết cho rằng trung tâm bảo dưỡng của Rostec là một phần của nỗ lực rộng hơi tầm khu vực theo đó Nga muốn tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước châu Á.
BBC cũng ghi rằng Viktor Kladov, giám đốc phu trách hợp tác quốc tế và chính sách khu vực của Rostec, cho biết ngoài Việt Nam, hãng này đã có kế hoạch mở rộng dịch vụ hỗ trợ và sửa chữa máy bay trực thăng tới Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Lào, Úc, Bangladesh và Sri Lanka.
Báo cáo ra tháng Ba 2018 của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho thấy Việt Nam là khách hàng lớn thứ ba của Nga trong lĩnh vực mua bán vũ khí.
Bộ trưởng quốc phòng Anh bị sa thải vì vụ rò rỉ tin về Huawei
2 tháng 5 2019
Ông Gavin Williamson bị cách chức bộ trưởng quốc phòng sau cuộc điều tra về vụ rò rỉ thông tin một cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc gia.
Downing Street nói thủ tướng "mất tín nhiệm đối với khả năng phụng sự của ông", và ông Penny Mordaunt sẽ thay thế.
Cuộc điều tra được tiến hành sau khi có các tường thuật về kế hoạch cho phép hãng viễn thông Huawei của Trung Quốc quyền tiếp cận hạn chế nhằm giúp xây dưng mạng lưới 5G mới tại Anh.
Ông Williamson, người giữ chức bộ trưởng quốc phòng kể từ 2017 tới nay, tiếp tục bác bỏ việc mình đã tiết lộ thông tin.
Cuộc điều tra về vụ rò rỉ thông tin cuộc họp của Hội đồng Anh ninh Quốc gia được tiến hành sau khi báo Daily Telegraph tường thuật về các cảnh báo trong nội các về khả năng có nguy cơ rủi ro đối với an ninh quốc gia liên quan tới hợp đồng Huawei.
Phát ngôn viên của bà Theresa May nói an ninh quốc gia là "quan trọng nhất"
Hội đồng An ninh Quốc gia gồm các bộ trưởng cao cấp trong nội các và các cuộc họp hàng tuần do thủ tướng chủ trì; các bộ trưởng, quan chức và những gương mặt cao cấp từ các lực lượng có vũ trang, các đơn vị tình báo cũng được mời họp khi cần.
Đây là nơi bàn thảo mà các tin tức bí mật có thể được các cơ quan tình báo Anh GCHQ, MI6 và MI5 chia sẻ. Tất cả những người này đều tham gia cam kết giữ bí mật theo Đạo luật Giữ Bí mật của Anh.
Không có xác nhận chính thức về vai trò của Huawei trong mạng lưới 5G, và Số 10 Downing Street nói kết luận cuối cùng sẽ được đưa ra vào cuối mùa xuân.
Huawei bác bỏ việc có bất kỳ nguy cơ gián điệp hoặc phá hoại nào trong các sản phẩm do hãng cung ứng, và bác bỏ việc hãng bị chính phủ Trung Quốc kiểm soát.
Vua Thái Lan Vajiralongkorn phong Hoàng hậu trước ngày đăng quang
5 giờ trước

Hoàng hậu Suthida được phong hàm tướng quân đội vào tháng 12/2016
Nhà vua Thái Lan kết hôn với nữ tướng thuộc đội cận vệ hoàng gia và phong bà làm Hoàng hậu, thông cáo của hoàng gia cho biết.
Thông báo bất ngờ được đưa ra ngay trước lễ đăng quang của tân vương bắt đầu vào hôm 4/5.
Quốc vương Maha Vajiralongkorn, 66 tuổi, kế vị ngai vàng sau cha ông băng hà vào năm 2016.
Trước cuộc hôn nhân này, ông đã kết hôn và ly dị ba lần và có bảy đứa con.
Thông cáo của hoàng gia cho biết: Vua Vajiralongkorn "quyết định phong cho Tướng Suthida Vajiralongkorn Na Ayudhya, vợ ông, thành Hoàng hậu Suthida và bà sẽ có tước hiệu hoàng gia".
Hoàng hậu Suthida được nhìn thấy xuất hiện công khai cùng ông trong nhiều năm, dù mối quan hệ của họ chưa bao giờ được công khai chính thức.

Nhà vua rưới nước thiêng lên đầu Hoàng hậu Suthida trong lễ cưới
Video về lễ cưới được chiếu trên các kênh truyền hình Thái Lan vào đêm 1/5, cho thấy các thành viên của hoàng gia tham dự sự kiện.
Và nhà vua vẩy nước thiêng lên đầu Hoàng hậu Suthida. Hai người sau đó ký vào sổ đăng ký kết hôn.
Năm 2014, Vua Vajiralongkorn bổ nhiệm bà Suthida Tidjai, cựu tiếp viên hàng không của Thai Airways, làm phó chỉ huy đội cận vệ. Ông phong hàm tướng cho bà vào tháng 12/2016.
Cha ông, cố quốc vương Bhumibol Adulyadej, trị vì 70 năm và là vị vua trị vì lâu nhất thế giới khi ông qua đời vào năm 2016.
Ấm lòng trong tang lễ người cha Việt nuôi con Phi
Đằng-Giao/Người Việt
May 1, 2019

Hùng Samonte và bạn gái trước nghi lễ chịu tang cha. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)
WESTMINSTER, California (NV) – Đám tang anh Quý Võ, 53 tuổi, người cha Việt nuôi con Phi, tưởng chỉ có lèo tèo vài người, nhưng số người tham dự lại đông đúc hơn phỏng đoán.
Anh Quý qua đời sau gần bốn tháng nằm viện. Hôm 29 Tháng Tư, lễ hỏa táng thi hài anh mới được tổ chức tại Peek Funeral Home, Westminster, sau gần hai tuần vận động quyên góp tiền của Hội Những Tấm Lòng Vàng (The Golden Hearts Foundation) và nhân viên nhà quàn Peek Funeral Home.
Tháng Mười Hai năm ngoái, đang đi làm, bị đau bụng, anh Quý vào bệnh viện mới biết rằng mình bị ung thư gan vào thời kỳ chót, và được chuyển từ bệnh viện Fountain Valley đến viện an dưỡng Winsor Garden of Anaheim. Anh qua đời lúc 4 giờ sáng ngày 17 Tháng Tư tại đây, để lại đứa con nuôi là Hùng Samonte.
Trước ngày anh mất, phóng viên nhật báo Người Việt có gặp anh, được anh kể lại: “Hồi còn ở Phi Luật Tân, tình cờ, tôi thấy mẹ nó, một nữ sinh trung học, đem nó đi bỏ lúc nó mới chín tháng. Thân tôi, tôi lo chưa xong, nhưng thấy tội quá, tôi xin nhận làm con nuôi. Trại tị nạn Palawan không nhận thêm người nữa, nên hai cha con tôi sống lang thang, buôn bán qua ngày.”
Có thêm đứa con nuôi, việc xin tị nạn của anh trở nên khó khăn hơn. “Nhưng nhờ anh Trịnh Hội can thiệp, và trải qua bao nhiêu gian nan, rốt cục, cha con tôi được qua Mỹ năm 2006. Lúc đó, hai cha con mừng lắm,” anh nói.
Cứu sống được đứa bé, anh Quý tự hứa với lòng mình là phải lo cho nó một cuộc sống sung túc. Bây giờ, anh không tiếc mạng mình mà cứ lo cho đứa con trai. “Con trai tôi mới 17 tuổi,” anh Quý như trông mong mình sớm thức giấc, thoát khỏi cơn ác mộng quái ác. Nhưng, điều anh mong mỏi đã không thành hiện thực.

Hòa Thượng Thích Chơn Thành và đồng hương trong tang lễ. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt) Tình đồng hương
Trong số có mặt tại đám tang từ đầu đến cuối, có người quanh quẩn bên anh vào những ngày cuối trong bệnh viện như bà Phổ Yên, ban hộ niệm; bà Nguyễn Lam Châu, chủ tịch Hội Những Tấm Lòng Vàng; cô Nguyễn Thị Hiền Hạnh, chủ nhà mà cha con anh “share” phòng; cô Bùi Xuân Thủy, người bạn tận tình lo cơm nước cho anh suốt hai tháng cuối đời anh; và vài người đồng nghiệp của anh cùng một số đồng hương.
Và đặc biệt có sự hiện diện của hai quân nhân Thủy Quân Lục Chiến, binh chủng mà Hùng, con anh, đã ghi danh và chờ ngày nhập ngũ sau khi tốt nghiệp trung học. Hùng đang học lớp 12 ở trung học Bolsa Grande High School, Garden Grove.
Bà Diệp Trịnh, chủ tiệm nail ở Oceanside, cho biết bà đọc tin về tang lễ anh Quý trên nhật báo Người Việt và muốn đến đây vì đã có lúc anh Quý làm việc cho bà.
“Tội lắm, năm năm trước, anh không có nghề gì mà còn phải nuôi con. Lúc xin việc, anh nói, ‘Tôi không cần tiền lương, chỉ xin ăn thôi,’ nhưng đâu ai làm vậy được. Tôi phải kiếm việc nhỏ nhỏ cho anh làm. Bữa nay tôi tới tiễn anh,” bà nói.
Ngoài ra, một số người dù không quen anh Quý cũng có mặt. Ông Nguyễn Văn Bỉnh, ở Westminster, nói: “Đọc báo, thấy anh bị bệnh như vậy rồi ra đi quá mau như vậy, tôi muốn tới đây cúi chào một đồng hương.”
Đại diện Thủy Quân Lục Chiến, Trung Sĩ Alejandro Tejeda nói: “Hùng, dù chưa chính thức nhập ngũ, nhưng chúng tôi coi em như anh em đồng đội nên muốn có mặt ở đây với em và sẵn sàng bên em để ủng hộ tinh thần những khi hữu sự từ giờ cũng như mãi mãi về sau này.”

Hùng và bạn gái tiếp hai đại diện Thủy Quân Lục Chiến. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt) Tiễn cha đoạn cuối
Tang lễ được tổ chức theo nghi lễ Phật Giáo dưới sự tụng niệm của Hòa Thượng Thích Chơn Thành, viện chủ chùa Liên Hoa, Garden Grove.
Chuyện hậu sự, anh Quý nhờ bà Lam Châu lo liệu, từ hỏa táng đến đưa tro cốt đến chùa Liên Hoa.
Chuyện chăm sóc Hùng Samonte, anh ký giấy ủy quyền cho cô Hiền Hạnh. Cô nói: “Hôm nay, coi như anh Quý xong phần anh ấy. Mong anh sớm về nước Chúa. Phần tôi, tôi vẫn lo cho Hùng như đã hứa.”
Trong lúc bà Lam Châu đang kêu gọi đồng hương đóng góp để lo cho anh, thì bà Linda Trần, nhân viên nhà quàn Peek Funeral Home, cũng tự đứng ra quyên góp giúp anh.
“Thấy hoàn cảnh anh quá đáng thương, không thân nhân gì cả mà đứa con nuôi chỉ mới 17 tuổi, còn đang đi học, tôi kêu gọi một số ân nhân, nhờ họ giúp đỡ anh,” bà Linda ôn tồn kể.
Số tiền bà Linda quyên góp đủ trang trải việc hỏa táng và còn dư ra $740. Bà tiếp: “Số tiền này, tôi trao hết cho cô Lam Châu.”

Bà Linda Trần, người âm thầm gây quỹ cho đám tang anh Quý Võ, vẫn âm thầm cầu nguyện cho anh phía bên ngoài nhà quàn. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt) Cho đến khi bài này sắp lên khuôn, bà Lam Châu vẫn chưa tổng kết được số tiền quyên góp một cách chính xác. Bà nói: “Vì không phải trả tiền đám cho anh Quý, toàn bộ số tiền này sẽ được chuyển cho cháu Hùng.”
Hùng, khăn tang trên đầu, cố kiềm chế xúc động: “Con bình… con bình thường thôi.” Hàm em cắn chặt, đôi mắt đỏ hoe không giấu được nỗi buồn của mình.
Một giờ trưa Thứ Ba, 30 Tháng Tư, bà Lam Châu nhận được hài cốt anh Quý và đưa ngay về chùa Liên Hoa.
Đến Tháng Mười Hai, Hùng sẽ đủ 18 tuổi để vào Thủy Quân Lục Chiến. Hùng nói: “Khoảng Tháng Tám, con sẽ vô quân trường ở Pendleton (gần San Diego, California). Khi thực sự vô lính, có tiền, con sẽ trả tiền nhà cho cô Hạnh hoặc là dọn ra luôn để cô cho người khác vô phòng con vì cô cần tiền. Mấy tháng rồi cô không có tiền từ phòng con.”
Theo Hùng, cô Hiền Hạnh thường dúi tiền xăng cho nó từ hồi cha nó còn sống. “Nếu biết, ba la con vì không muốn làm phiền cô Hạnh,” Hùng nói nhỏ. “Có khi đi học về mà đói bụng, con cũng xin cô Hạnh.”
“Với thằng Hùng, tôi đã giúp nó từ lâu, từ mấy năm nay rồi, từ trước khi ba nó mất lâu lắm,” cô Hiền Hạnh cho biết như vậy. “Con trai tôi cùng tuổi với Hùng nên tự nhiên, tôi coi nó như con thôi.”
(Đằng-Giao)
—- Liên lạc tác giả: ngo.giao@nguoi-viet.com
Edited by user Thursday, May 2, 2019 1:26:48 AM(UTC)
| Reason: Not specified
|