Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 3/22/2011(UTC) Posts: 3,196
Thanks: 326 times Was thanked: 364 time(s) in 256 post(s)
|
Tin Tổng Hợp
ĐTC Phanxicô: Nếu bạn nói ngôn ngữ của tình yêu, mọi người sẽ hiểu bạn
6/21/2019 7:56:30 AM
Trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 19.06, ĐTC nhắc rằng Chúa Thánh Thần là Đấng kiến tạo hiệp thông, là Nghệ sĩ hòa giải, làm cho những khác biệt được trở nên hòa hợp, và làm cho bầu khí huynh đệ thấm đượm mọi nơi khi dạy con người ngôn ngữ của tình yêu và sự thật.

Trong bài giáo lý, ĐTC mời gọi các tín hữu cầu nguyện xin Chúa cho mình cảm nghiệm được một lễ Hiện xuống mới, để trái tim được mở rộng và làm chứng cho sức mạnh của tình yêu.
Mở đầu bài huấn dụ, ĐTC nhắc lại khung cảnh của ngày lễ Ngũ Tuần khi Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các Tông đồ tại nhà Tiệc Ly. 50 ngày sau ngày lễ Vượt qua, tại nhà Tiệc Ly, nơi giờ đây đã trở thành nhà của các tông đồ và nơi mà sự hiện diện của Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, là yếu tố gắn kết họ với nhau, các tông đồ được đón nhận một biến cố vượt quá sự chờ đợi của các ngài.
Không cầu nguyện thì không phải là Kitô hữu
Tiếp đến, ĐTC nhấn mạnh đến giá trị của cầu nguyện. Các tông đồ hiệp nhất với nhau trong cầu nguyện. Cầu nguyện là “buồng phổi” đem lại hơi thở cho các tông đồ trong mọi lúc; không có cầu nguyện thì chúng ta không thể là môn đệ của Chúa Giêsu; không cầu nguyện, chúng ta không thể là Kitô hữu! Cầu nguyện là không khí, là buồng phổi của đời sống Kitô hữu. Các tông đồ bị ngạc nhiên bởi sự đột nhập của Thiên Chúa. Sự đột nhập này không chấp nhận sự đóng kín: Người mở tung các cánh cửa bằng luồng gió mạnh, luồng gió gợi nhớ đến ruah, hơi thở buổi nguyên sơ, và hoàn thành lời hứa ban sức mạnh của Đấng Phục sinh trước khi từ biệt các tông đồ (x. Cv 1,8). Chúa đến một cách bất ngờ, từ trên cao, “bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp” (Cv 2,2).
Sức mạnh của lửa
ĐTC cũng giải thích ý nghĩa của lửa. Lửa gợi nhớ lại bụi gai bốc cháy và núi Sinai với quà tặng mười điều răn (x. Xh 19,16-19). Trong truyền thống Kinh Thánh, lửa đi kèm với sự tỏ mình của Thiên Chúa. Trong ánh lửa, Thiên Chúa ban lời sống động và đầy năng lượng của Người (x. Dt 4,12), là lời mang lại hoa trái; lửa diễn tả cách biểu tượng hoạt động của Thiên Chúa trong việc hâm nóng, chiếu sáng và thử thách những tâm lòng, biểu tượng sự chăm sóc của Người trong việc thử thách sự bền bỉ của các hoạt động con người, trong việc thanh tẩy và làm cho chúng sống động.
Lửa Chúa Thánh Thần ban sức mạnh
Trong khi tại Sinai, người ta nghe tiếng Thiên Chúa, thì ở Giêrusalem, trong ngày lễ Ngũ Tuần, người lên tiếng là thánh Phêrô, tảng đá mà trên đó Chúa Kitô đã chọn để xây dựng Giáo hội của Người. Lời của thánh nhân, yếu ớt và thậm chí có thể chối bỏ Chúa, nhưng khi được lửa của Chúa Thánh Thần chiếu soi, đã có được sức mạnh, trở nên có khả năng xuyên thấu các tâm hồn và đưa chúng đến hoán cải. Thật ra, Thiên Chúa chọn điều mà thế gian cho là yếu đuối để chống lại những điều mạnh mẽ (x. 1 Cor 1,27).
Giáo hội được sinh ra từ “lửa” của ngày lễ Hiện xuống
Do đó Giáo hội được sinh ra từ lửa của tình yêu, từ “đám cháy” lan tràn vào ngày lễ Hiện xuống và biểu thị sức mạnh của Lời của Đấng Phục Sinh, lời tràn đầy Chúa Thánh Thần. Giao ước mới và vĩnh cửu được thành lập không còn là một giới luật được viết trên bia đá, nhưng trên hoạt động của Thánh Thần Thiên Chúa, Đấng canh tân mọi sự, và được khắc sâu trong những trái tim bằng thịt của con người.
Ngôn ngữ của sự thật và của tình yêu
Lời của các Tông đồ được thấm nhuần Thánh Thần của Đấng Phục sinh và trở thành một lời mới, khác biệt, nhưng người ta có thể hiểu được, như thể nó được dịch đồng thời ra tất cả các ngôn ngữ: thực tế là "mọi người đều nghe họ nói bằng ngôn ngữ của họ" (Cv 2,6). ĐTC giải thích: Đó chính là ngôn ngữ của sự thật và của tình yêu, là thứ ngôn ngữ phổ quát: ngay cả những người mù chữ cũng có thể hiểu được ngôn ngữ này. Nếu anh chị em có chân lý của tình yêu, có sự chân thành, có tình yêu, thì tất cả sẽ có thể hiểu anh chị em, ngay cả nếu chúng ta không thể nói, nhưng với sự dịu dàng chân thật và yêu thương.
Chúa Thánh Thần giúp Giáo hội vượt qua mọi giới hạn, tội lỗi
Chúa Thánh Thần không chỉ hiển thị qua một bản giao hưởng của âm thanh, được kết hợp và sáng tác cách hòa hợp nhưng Người còn cho thấy mình là người chỉ huy dàn nhạc chơi những bản nhạc ca ngợi "công trình vĩ đại" của Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần là nghệ nhân tạo ra sự hiệp thông, là nghệ sĩ hòa giải, biết cách xóa bỏ rào cản giữa người Do Thái và Hy Lạp, giữa nô lệ và tự do, để làm cho họ trở nên một thân thể. Người xây dựng cộng đoàn tín hữu bằng cách hòa hợp sự thống nhất của thân mình và sự đa dạng của các chi thể. Người làm cho Giáo hội phát triển bằng cách giúp nó vượt qua những giới hạn của con người, của tội lỗi và bất kỳ vụ bê bối nào.
Sự “say sưa điều độ Thánh Thần"
Điều kỳ diệu quá lớn, và vài người tự hỏi có phải những người đó đang say rượu không. Khi đó, thay mặt cho tất cả các Tông đồ, thánh Phêrô lên tiếng và ngài đọc lại sự kiện đó dưới ánh sáng của sách ngôn sứ Gioen chương 3, đoạn công bố sự hiện xuống mới của Chúa Thánh Thần. Các môn đệ của Chúa Giê-su không say rượu, nhưng các ngài sống điều mà Thánh Ambrosiô gọi là "sự say sưa điều độ Thánh Thần", là điều thổi bùng lên giữa Dân Chúa lời tiên tri qua những giấc mơ và viễn tượng. Món quà ngôn sứ này không chỉ dành riêng cho một số người, mà dành cho tất cả những người cầu khẩn Danh Chúa.
Thiên Chúa quyến rũ chúng ta bằng Tình yêu của Người
Từ nay, Thánh Thần của Thiên Chúa thúc đẩy các tâm hồn đón nhận ơn cứu rỗi được ban qua một con người, là Chúa Giêsu Kitô, Đấng mà loài người đã đóng đinh vào gỗ của thập giá và Đấng mà Thiên Chúa đã làm cho sống lại từ cõi chết "khi giải thoát Người khỏi những đau đớn của cái chết” (Cv 2,24). Chính Người ban Chúa Thánh Thần đó để phối hợp những lời ngợi khen mà mọi người đều có thể lắng nghe. Quả thật, như Đức nguyên Giáo hoàng Biển đức XVI đã nói, “lễ Hiện xuống là thế này: Chúa Giêsu, và qua Người chính Thiên Chúa đến cùng chúng ta và lôi kéo chúng ta vào trong Người” (bài giảng 03.06.2006). Chúa Thánh Thần hoạt động qua sự hấp dẫn thần linh: Thiên Chúa quyến rũ chúng ta bằng Tình yêu của Người và như thế chúng ta tham dự vào tình yêu của Người, để hoán chuyển lịch sử và bắt đầu những tiến trình mà qua đó Người truyền vào sự sống mới. Chỉ có Chúa Thánh Thần có quyền năng làm cho mỗi hoàn cảnh trở nên con người và huynh đệ, bắt đầu từ những người đón nhận Người.
Cuối cùng, ĐTC mời gọi các tín hữu cầu xin Chúa giúp chúng ta cảm nghiệm một lễ Hiện xuống mới; lễ này mở rộng trái tim của chúng ta và làm cho những cảm xúc của chúng ta hòa điệu với cảm xúc của Chúa Kitô, và như thế, chúng ta không xấu hổ loan báo lời biến đổi của Người và làm chứng cho sức mạnh của một tình yêu mời gọi tất cả đến với cuộc sống.
Hồng Thủy (VaticanNews 20.06.2019)
Hàng triệu người cung nghinh Mình Thánh Chúa trên các đường phố Âu Châu trong ngày Lễ Corpus Christi
Đặng Tự Do 21/Jun/2019
http://www.vietcatholic.net/News/Html/251016.htm
Hàng triệu người Công Giáo trên thế giới đã cử hành Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô hay còn được gọi là Corpus Christi đúng vào ngày thứ Năm 20 tháng Sáu vừa qua. Bên cạnh thánh lễ, các buổi cử hành còn kèm theo một cuộc rước Mình Thánh Chúa qua các đường phố.
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là cảnh rước kiệu rất ngoạn mục Mình Máu Thánh tại các quốc gia Âu Châu với các tín hữu tham gia trong đoàn rước trong những trang phục truyền thống rất đẹp khi họ rước kiệu Mình Thánh Chúa qua các đường phố.
Ngày lễ Mình và Máu Thánh Chúa là một lễ trọng trong năm phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo, trong đó chúng ta bày tỏ niềm xác tín về sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô trong bí tích Thánh Thể. Ngày chính lễ là ngày thứ Năm sau Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi. Tuy nhiên, từ năm 1969, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục cho phép các Giám Mục bản quyền theo nhu cầu của từng địa phương lễ Corpus Christi có thể được mừng vào ngày Chúa Nhật tiếp theo.
Tại Köln, thánh lễ Corpus Christi đã được Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki, Tổng Giám Mục Köln cử hành tại Kölner Dom, tức là Nhà thờ Chánh Tòa Köln của tổng giáo phận. Người Đức gọi lễ Mình Máu Thánh Chúa là Fronleichnam. Danh từ này vượt ra khỏi biên giới nước Đức và rất phổ biến tại Âu Châu như tại Thụy Sĩ, Áo và Hung Gia Lợi.
Xét về mặt dân số Công Giáo tổng giáo phận Köln là giáo phận lớn nhất Châu Âu với số người Công Giáo lên đến hơn 2 triệu người.
Thánh lễ đã được diễn ra trước tiền đình nhà thờ vì ngôi nhà thờ lớn này không đủ sức chứa hàng chục ngàn những người tham dự. Cùng đồng tế với ngài còn có 5 Giám Mục trong đó có 3 Giám Mục Phụ Tá và hai Giám Mục đã về hưu.
Sau thánh lễ, Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki kính cẩn cung nghinh Mình Thánh Chúa qua các đường phố cùng với các Giám Mục, linh mục và đông đảo anh chị em giáo dân trong một đoàn rước đầy mầu sắc.
Martin Luther là một người quyết liệt chống lễ Mình Máu Thánh Chúa. Ông ta chống lại mọi chuyện rước sách. Đặc biệt, việc rước Mình Thánh Chúa qua các đường phố bị ông ta cho là một việc phạm thánh trầm trọng. Từ đó, người Tin Lành chống đối rất mạnh ngày lễ Corpus Christi. Năm 1548, Anh Giáo ngả theo Tin Lành và cấm chỉ việc cử hành ngày lễ này. Tuy nhiên, sau đó họ đã dần dần tái lập ngày lễ này.
Ngày nay, Lễ Mình Máu Thánh Chúa được cử hành trong các Giáo Hội Công Giáo Rôma, Anh Giáo, Giáo Hội Luther, Giáo Hội Công Giáo Cổ, và là ngày nghỉ lễ chính thức tại Áo, Brazil, Bolivia, Bosnia và Herzegovina, Colombia, Croatia, Cộng hòa Dominican, Haiti, Đông Timor, Liechtenstein, Monaco, Panama, Peru, Ba Lan, San Marino, Thụy Sĩ, Grenada, Saint Lucia, Trinidad và Tobago và một số tiểu bang tại Đức và Tây Ban Nha.
Ngày lễ Mình và Máu Thánh Chúa là một trong 5 lễ trọng trong năm mà một giám mục giáo phận không được rời khỏi giáo phận của mình, ngoại trừ những lý do khẩn cấp.
Corpus Christi là một ngày lễ nghỉ tại sáu bang của Đức, trong đó có bang Bavaria, quê hương của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, nơi hầu hết các thành phố và thị trấn vẫn tổ chức các cuộc rước kiệu truyền thống. Các ông cưỡi ngựa giơ cao thánh giá trong khi các cô gái trẻ, ăn mặc như các cô phù dâu trong trang phục truyền thống màu trắng.
Thành phố Appenzell của Thụy Sĩ là một trong những nơi thu hút khách du lịch rất mạnh trong dịp lễ Corpus Christi. Trong đoàn rước rất dài, đầy mầu sắc, qua các phố xá người ta thấy các thiếu nữ cũng như các bà mẹ Công Giáo mặc trang phục Taefeli-Meedli đã có từ thời Trung Cổ long trọng rước Mình Thánh Chúa từ nhà thờ chính tòa Appenzell đến quảng trường chính của thành phố.
Người Ba Lan gọi lễ Corpus Christi là Święto Bożego Ciała. Đó là một dịp lễ tưng bừng tại tất cả các thành phố, thị trấn và làng mạc. Sau thánh lễ tại nhà thờ, các đoàn rước tiến qua các đường phố với các thiếu nhi rước tượng Đức Mẹ đi đầu, tiếp theo là các linh mục kính cẩn cung nghinh Mặt Nhật theo sau, cùng với đông đảo anh chị em giáo dân, vừa đi, vừa cầu nguyện và hát. Sau đám rước, họ trở về nhà thờ và chầu Thánh thể suốt cả ngày đến chiều tối.
Nhân đây, Như Ý xin trình bày với quý vị và anh chị em một vài nét về lịch sử ngày lễ Corpus Christi.
Vào năm 1246, tại Toà giám mục Liège của Bỉ quốc, người ta thấy có cuộc gặp gỡ bất thường giữa Đức Cha Rôbectô de Thorate và sơ Juliana, một nữ tu khiêm hạ và thánh thiện của Dòng Augustinô. Sơ Juliana đến xin yết kiến vị Giám mục sở tại để dâng lên một lời thỉnh cầu: xin giáo quyền cho thiết lập ngày lễ kính Mình Thánh Chúa Giêsu.
Vị Giám mục thánh thiện và khôn ngoan Rôbectô đã hỏi vị nữ tu về động lực thúc đẩy lời thỉnh cầu này. Sơ Juliana thành thật trình bày với Đức Cha rằng hồi nhỏ sơ có thấy hình một vầng trăng rằm với một đốm đen trên đó. Mãi về sau, trong một lần hiện ra, Chúa Giêsu đã giải thích cho Sơ Juliana về ý nghĩa của giấc mơ ngày xưa: vầng trăng rằm tượng trưng cho chu kỳ phụng vụ trong năm; đốm đen là vì trong chu kỳ đó vẫn còn thiếu một ngày lễ để vinh danh Thân Mình Cực Thánh của Chúa Giêsu. Theo Sơ Juliana, ngoài Thứ Năm Tuần Thánh, ngày tưởng niệm việc thiết lập Bí Tích Thánh Thể, Chúa Giêsu còn muốn Giáo Hội có một ngày khác để tôn kính Mình Máu của Ngài.
Kèm với lời giải thích và tỏ bày ý muốn, Chúa Giêsu còn nêu lên ba lý do của việc làm này:
Thứ nhất, Ngài khát khao niềm tin vào Bí tích Thánh Thể được càng ngày càng vững vàng mạnh mẽ nơi mỗi người Kitô hữu;
Thứ hai, Ngài ao ước mọi tín hữu múc được sức mạnh thiêng liêng nơi Bí tích Thánh Thể để có thể can đảm thực thi các nhân đức;
Thứ ba, Ngài mong muốn người tín hữu có cơ hội sửa chữa cho những phạm thánh và bất kính mà loài người đã gây nên.
Dường như được ơn Chúa soi sáng và sắp xếp, nên Đức Cha Rôbectô de Thorate đã lắng nghe và tin tưởng những điều Sơ Juliana nói. Thế rồi, chẳng bao lâu sau, ngài cho thiết lập trong địa phận một ngày lễ kính Mình Thánh Chúa hay còn được gọi là Corpus Christi (tiếng Latinh).
Đức Cha cũng đã trình cho Đức Giáo Hoàng Ubanô IV về những gì ngài đang thực hiện trong địa phận. Và rồi, đến năm 1264, Đức Ubanô đã cho công bố với Giáo Hội hoàn vũ việc chọn ngày thứ Năm sau lễ Chúa Ba Ngôi làm ngày kính Mình Thánh Chúa cách đặc biệt.
Tập quán trên đã được tuân giữ từ thế kỷ 13 cho đến những thập niên gần đây. Sau Công đồng Vaticanô II, một vài sửa đổi đã được thực thi, trong đó lễ Corpus Christi có thể được dời vào ngày Chúa Nhật sau Lễ Chúa Ba Ngôi theo nhu cầu của địa phương. Suốt hơn 8 thế kỷ trôi qua, cứ đến ngày lễ Kính Mình Thánh Chúa, khắp nơi, trong nhiều giáo xứ, người ta tổ chức chầu lượt, lôi cuốn biết bao nhiêu giáo hữu đến kính thờ suy tôn Chúa Giêsu trong Phép Thánh Thể.
Đừng phô trương và giả tạo
6/18/2019 9:57:23 AM
19/06/2019 Thứ Tư Tuần XI Mùa Thường Niên (Mt 6, 1-6. 16-18)
 Cầu nguyện, ăn chay, bố thí là ba hình thức mà tín đồ nhiệt tâm, đạo đức của các tôn giáo thường làm. Đó là những việc thiện mà con người càng thành kính thi hành bao nhiêu thì càng đạt đến sự trưởng thành nhân bản bấy nhiêu. Tuy nhiên, những việc thiện tốt lành ấy lại bị con người lạm dụng cách không thương tiếc và nhiều khi lại gây ra nhưng hậu quả khó lường.
Thật thế trong ba việc thiện ấy thì cầu nguyện là việc dễ làm nhất. Ai cũng có thể cầu nguyện, cầu nguyện thường xuyên và nhiều lần, nhưng có mấy ai biết cầu nguyện đúng cách. Và đúng như từ ngữ người ta thường dùng ‘cầu xin’ – Người ta đồng hóa việc cầu nguyện với việc ‘cầu cạnh, xin xỏ’ – vô hình chung người ta biến Thiên Chúa thành một ‘vị thần đèn’ để xin cái này cái kia, mà không biết rằng cầu nguyện chính là thiết lập mối tương giao thân thân mật với Thiên Chúa là cha yêu thương vô cùng, và điều quan trọng là tìm kiếm và thi hành ý Cha. Chính vì tương quan thân mật và rất riêng tư ấy mà Đức Giê-su dạy: Khi cầu nguyện “hãy vào phòng đóng cửa lại, cầu nguyện với Đấng hiện diện ở nơi kín đáo…” (x.c.6 )
Hẳn ta còn nhớ Thánh vịnh 139 bộc lộ tâm tình hết sức dễ thương : “Lạy Chúa, Ngài dò xét con và Ngài biết rõ, biết cả khi con đứng con ngồi, con nghĩ tưởng gì, Ngài thấu suốt từ xa”. Qua Tin Mừng, Chúa Giêsu muốn các môn đệ sống với Thiên Chúa là Cha trong tâm tình như lời Thánh vịnh trên. Ngài dạy các môn đệ sống với Cha trên trời trong những thời khắc của cuộc sống mà cụ thể qua ba việc lành phúc đức Chúa nói rõ trong Tin Mừng : bố thí, cầu nguyện và ăn chay. Ngài muốn các môn đệ vượt trên những hình thức bên ngoài mà các ông dễ thực hiện theo phường đạo đức giả. Khi làm việc lành phúc đức: bố thí, cầu nguyện, ăn chay, các môn đệ được dạy rằng phải thực hiện trong sự kín đáo. Chúa Giêsu muốn đưa các môn đệ đi vào cuộc sống tương quan với Cha trên trời, Đấng thấu rõ tâm hồn các ông và biết mọi sự trước khi các ông làm. Như vậy, các ông cần loại bỏ những gì là phô trương, là những hình thức bề ngoài cho thiên hạ thấy để hết lòng sống trong ân nghĩa với Cha trên trời.
Có những người tham gia những giờ cầu nguyện chỉ là để phô trương cho người ta thấy, biết mình đạo đức; cũng có những người tham gia cầu nguyện như một hình thức để tụ tập giao lưu, và lắm khi những cuộc gặp gỡ như thế lại phát sinh những vấn đề tiêu cực như nói hành, nói xấu, bình phẩm không tốt về người khác; cũng có những nơi thì việc đọc kinh cầu nguyện trong khu xóm là dịp để các ông lai rai nhậu nhẹt …
Đó là những điểm tiêu cực tồn đọng mà mỗi Ki-tô hữu chúng ta cần xét lại để hoán cải và canh tân như lời cảnh tỉnh và mời gọi của Đức Giê-su trong Tin mừng hôm nay, đồng thời sống tinh thần cầu nguyện đích thực như Người dạy hầu trở nên con thảo của Cha trên trời.
Kế đến là ăn chay. Chay tịnh là một việc đạo đức tốt lành giúp con người kềm hãm xác thịt, làm chủ bản thân. Đối với người Ki-tô hữu ngày nay, luật Hội Thánh chỉ buộc một năm ăn chay hai ngày đầu và cuối mùa chay: thứ tư lễ tro và thứ sáu tuần thánh – ngày Đức Giê-su chịu chết.
Và ta thấy ngày nay trong cuộc sống luôn gia tăng các nhu cầu hưởng thụ thì đối với không ít người, việc chay tịnh là rất khó khăn. Và ở nhiều nơi, nhiều người còn giữ tục lệ ‘ba béo’ – trước thư tư lễ tro và ‘năm béo’ trước thứ sáu tuần thánh, nghĩa là người ta sẽ ăn ngon, ăn thỏa thuê trước ngày ăn chay - người ta tìm cách ăn bù trước hoặc sau ngày chay. Lại có những người giữ luật kiêng thịt bằng cách ăn hải sản đắt tiền.
Khi dừng lại và lắng đọng tâm hồn để trở về với Tin mừng, ta thấy Giáo hội luôn mời gọi con cái mình giữ chay tịnh bằng cả tinh thần; sự chay tịnh phải hết sức tự nguyện và được thực hiện trong vui tươi; không những chay tịnh bằng việc kiêng ăn uống mà còn phải chay tịnh trong cả cách nghĩ, cách nói và thực hiện những nghĩa cử yêu thương; ăn chay không phải là để dành tiền để bữa khác ăn bù, nhưng là để chia sẻ với những người nghèo đói và kém may mắn hơn mình.
Về việc bố thí. Trong một xã hội thực dụng ‘hòn đất ném đi, hòn chì ném lại’ hoặc ‘thả con tép, bắt con tôm’ thì việc bố thí, chia cơm sẻ áo cho tha nhân lại càng hiếm hoi. Hoặc người ta bố thí theo hình thức ‘khua chiêng đánh trống’ để tìm danh lợi, lấy tiếng khen. Cũng có khi người ta bố thí chỉ là để thải ra những đồ thừa, hết hạn sử dụng, không thể sử dụng hoặc đem lại lợi nhuận cho họ - những việc bố thí như thế thường hạ thấp hơn là nâng cao nhân phẩm con người. Lại có những hình thức làm việc từ thiện để che lấp tội ác của mình như buôn thuốc phiện, buôn lậu, buôn người….
Chúa Giêsu dạy “khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm để việc bố thí được kín đáo” (c. 3) cho thấy Thiên Chúa muốn việc từ thiện, tương thân tương ái phải phát xuất từ trái tim chân thành biết yêu thương, rung cảm trước sự bất hạnh, nỗi đau của tha nhân. Vì vậy việc bố thí là để phục vụ, nâng cao nhân phẩm con người, giúp con người sống tốt hơn, hạnh phúc hơn chứ không thể trở thành hình thức khỏa lấp lương tâm hay mưu tìm danh lợi cho mình.
Tin Mừng ghi lại những lời dạy của Chúa Giêsu về tinh thần tu đức cần phải có, với nguyên tắc sống đạo: đừng làm việc lành có ý phô trương cho người ta thấy. Theo luật Môsê, bố thí, cầu nguyện, ăn chay là những việc lành cao quý, và người ta thường tổ chức các việc đạo đức đó cách công khai để thúc đẩy nhiều người tham gia. Chúa Giêsu không phản đối các việc đó, nhưng Ngài chỉ muốn người ta thực hiện chúng với ý hướng mới, đó là làm vì lòng yêu mến và tìm đẹp lòng Chúa hơn là để được người đời khen ngợi. Chẳng vậy, các việc đạo đức ấy có thể chỉ có hình thức, đấy là chưa nói đến trường hợp có nhiều người làm bộ cầu nguyện lâu giờ, ăn chay nhiều ngày, bố thí rộng rãi để dễ lừa gạt người khác.
Lời dạy của Chúa Giêsu dành cho các môn đệ ngày xưa cũng là ánh sáng soi chiếu cho đời sống đạo của mỗi Kitô hữu hôm nay, cụ thể trong những việc lành phúc đức: bố thí, cầu nguyện và ăn chay. Thực hiện mọi việc trong sự kín ẩn và quan phòng của Cha trên trời. Chúng ta được mời gọi mở tâm ra với Đấng thấu suốt mọi sự, là Cha hằng biết rõ con cái mình cần gì trước khi kêu cầu Người. Chính Chúa Giêsu đã nêu gương cho chúng ta khi trái tim Ngài luôn nhạy bén với Thánh ý Chúa Cha, làm theo ý Chúa Cha trong mọi phút giây cuộc đời. Sự kín đáo trong mọi việc làm nói lên lòng tin tưởng của chúng ta với Cha trên trời. Chúng ta sẽ không cậy dựa vào mọi sự chóng qua đời này nhưng tín thác tuyệt đối vào sự quan phòng của Thiên Chúa.
Chúa Giêsu cảnh giác chúng ta đề phòng thứ đạo đức vụ hình thức. Nhưng việc đạo đức tự nó rất ích lợi cho bản thân, cho tha nhân và đáng được Thiên Chúa ban thưởng, với điều kiện chúng được thực hiện với ý ngay lành. Chúng ta cần thực hành các việc lành với ý hướng này, vì đó là lẽ sống, là niềm vui và là động lực cho cuộc đời hy sinh phục vụ của chúng ta.
Huệ Minh
Người Hồng Kông đứng lên: Bức tranh hoàn hảo
Giang Thanh 17/Jun/2019
Ngày 16/6/2019, Hongkong đã thống kê được 2 triệu người xuống đường tham gia cuộc biểu tình ôn hòa. Nếu như ở ngày 9/6 là một rừng người màu trắng thì lần này tất cả đều trong trang phục đen. Quân số và tinh thần của người HK đã chính thức được ghi vào lịch sử. Cả thế giới dõi theo HK với biết bao nhiêu hình ảnh cảm động và ngưỡng mộ.
Từ sớm Chúa Nhật, trên đỉnh núi Sư Tử cao 495m, băng rôn FIGHT FOR HK đã được treo rất oai phong.
1h chiều, dân chúng từ 18 quận lục tục kéo đến trung tâm Hong Kong. Trước khi chính thức bắt đầu cuộc tuần hành, người ta đi qua Pacific Place dâng hoa tưởng niệm chàng trai anh dũng họ Lương đã “hy sinh” hôm 15/6 trong lúc treo khẩu hiệu cho cuộc biểu tình.
ĐHY Trần Nhật Quân và ĐGM phụ tá Hà Chí Thành cùng rất nhiều linh mục tu sĩ cũng hòa trong biển người, để cầu nguyện và ủng hộ nhân dân. Bài hát Sing Halleluia được loan truyền chóng mặt.
Mồi lần xe cứu thương cần đi qua, họ lập tức tự động mở lối nhường đường, một cảnh tượng có lẽ đã làm đốn tim thế giới, đẹp như việc tái diễn hình ảnh ông Môsê rẽ nước đi trên biển Đỏ trong sách Cựu Ước vậy.
Trước làn sóng mạnh chưa từng thấy này, 8h tối đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga công bố xin lỗi và hứa đối thoại cởi mở với người dân.
Tảng sáng ngày 17/6, khi phố phường trở lại tĩnh lặng, một lần nữa người ta lại không khỏi thốt lên thán phục khi đường phố sạch quang không cọng rác. Không ai có thể tin nổi có 2 triệu người đã tuần hành qua đây.
Đến 10h sáng, vẫn còn lại chừng hơn trăm người, sau khi đối chất ôn hòa với cảnh sát họ di chuyển đến gần nhà khách chính phủ để duy trì tinh thần cuộc biểu tình, trả lại con đường huyết mạch của thành phố để mọi hoạt động xã hội được tiếp tục lưu thông.
Học giả và giới trí thức đều nhận định rằng: Chính quyền nhượng bộ, tạm ngưng dự luật dẫn độ đồng nghĩa đã “triệt tiêu” vì việc này sẽ không bao giờ được đưa ra thảo luận nữa dưới thời Lâm Trịnh Nguyệt Nga, nhưng họ lên án sự nhận lỗi của bà là quá chậm trễ.
Sau 1 tuần phải đóng cửa vì những tranh cãi tạo thành vết nứt trong xã hội, sáng nay 18/6 văn phòng chính phủ mới thông báo trở lại làm việc bình thường.
Như vậy cuộc biểu tình ở HK xem như đã kết thúc, dù người dân HK vẫn còn muốn nhiều hơn nữa. Những yêu cầu sẽ được tiếp tục đề đạt mạnh mẽ cương quyết hơn khi mà “thủ lãnh dù vàng” Hoàng Chí Phong vừa được mãn khám chiều qua. Cậu tuyên bố sẽ đồng hành với các hoạt động đưa thỉnh cầu của người dân HK đối với bà Lâm Trịnh. Có lẽ sau cuộc chiến dân chủ lần này, giải Nobel Hòa Bình sẽ phải được đề cử để trao tặng cho người dân xứ Cảng Thơm.
Xin chân thành cảm ơn quý bạn bè ACE gần xa đã quan tâm đến chúng tôi, chia sẻ các bản tin để nhiều người hiểu thêm về xã hội HK và cùng cầu nguyện cho thành phố này. Mọi sự đã trở lại bình thường, căng thẳng chính trị HK đến đây tạm ngưng. HK lại tiếp tục hối hả với cuộc sống kinh tế, thương mại mậu dịch, du lịch. Chúng tôi cũng không ngoại lệ. Bức tranh Hong Kong vốn đã long lanh như ngọc sáng, giờ đây càng thêm hoàn hảo. Mời bạn hãy đến 1 lần mà xem.
Giang Thanh, phóng viên VietCatholic tại Hồng Kong





Việt Nam có thể có một Joshua Wong hay không?
Mỹ Hằng BBC, Bangkok 6 giờ trước
Việt Nam có thể có một Joshua Wong hay không?
Khi sự kiện biểu tình mới đây của Hong Kong gây chấn động toàn thế giới, bắt đầu có những bàn tán ở Việt Nam rằng chúng ta có thể có một Joshua Wong hay không.
Trong quá trình phỏng vấn các nhân vật, điều mà tôi nhận thấy là tiếng nói của giới trẻ Việt Nam dường như chưa được đánh giá đúng mức, bởi 'người lớn'.
Joshua nói anh nhớ tới lời dạy của Thánh Paul trong Kinh Thánh: "Đừng để ai coi thường anh vì anh còn trẻ".
Vì thấm nhuần bài học ấy mà Joshua Wong không từ bỏ lý tưởng từ khi còn là học sinh lớp Tám, khi kiên quyết đứng lên phản đối việc Trung Quốc đưa chương trình sách giáo khoa 'tẩy não' vào trường học ở Hong Kong.
"Tôi biết tôi chẳng thể nào ngồi yên không làm gì cả... Chính lúc ấy tôi thành lập tổ chức học sinh tên Học dân tư triều với nhóm nhỏ học sinh trung học để bảo vệ tư duy tự do và độc lập trong lớp học qua những cuộc biểu tình và các cách phản kháng ở cơ sở."
Có phải cũng chính vì thấm nhuần tư tưởng trong bài giảng của Thánh Paul mà những bạn trẻ Việt Nam tôi phỏng vấn đã kiên quyết dấn thân kể cả khi không có nhiều hậu thuẫn?
"Mỗi người có thể là một Joshua Wong"

Cát Linh kể lại rằng cô không nhận được sự ủng hộ từ gia đình, bạn bè, hay nhà trường, cho những việc mình làm
Ở tuổi 21 tuổi, Cát Linh sở hữu một Fan Page với gần 70.000 followers, nơi cô thường xuyên đăng quan điểm cá nhân về các vấn đề luật pháp, chính trị, xã hội. Cô cũng phổ biến kiến thức về Hiến pháp Việt Nam.
Cát Linh kể lại rằng cô không nhận được sự ủng hộ từ gia đình, bạn bè, hay nhà trường, cho những việc mình làm.
"Họ luôn phản đối tôi, nếu không thì cũng không quan tâm gì. Thậm chí việc nhỏ nhất như like một bài viết của tôi, hay để một comment bên dưới, họ cũng không bao giờ làm."
Sự trưởng thành trong nhận thức và kiến thức pháp luật, chính trị xã hội của Cát Linh hiện nay bắt nguồn từ việc mà như cô nói "bước ra đời, chứng kiến sự đau khổ của người khác và những vấn đề nhức nhối trong xã hội, đồng thời gặp được những người chia sẻ kỹ năng và kiến thức mà họ có."
"Ngoài ra tôi rất tôn trọng sự thật, ghét sự giả dối, nên khi nhìn thấy bất công thì không thể chịu đựng nổi. Tôi không cần biết chế độ của ta là độc tài hay cái gì, nhưng chỉ cần các vị bất công với người dân thì các vị cần phải thay đổi."
Khi được hỏi bạn bè đồng trang lứa có nhiều người cùng chí hướng như cô hay không, Cát Linh nói 'dường như hiếm'.
"Thực sự tôi không quen nhiều người giống như tôi, ở độ tuổi như tôi hoặc trẻ hơn. Một số người tôi biết thì đang ngồi trong tù như Trần Hoàng Phúc, hay Nguyễn Văn Hóa, họ còn rất trẻ."
Cát Linh không mấy lạc quan về một 'Joshua Wong của Việt Nam' trong tương lai gần, nhưng nếu học quan tâm tới thời cuộc từ bây giờ thì điều đó là có thể.
"Cuộc biểu tình mới đây giới trẻ Hong Kong không có một người lãnh đạo cụ thể. Ngay cả Joshua Wong cũng chỉ là một nhân vật mang tính biểu tượng. Nghĩa là giới trẻ Hong Kong chứng minh được họ là những thủ lĩnh độc lập."
"Tại sao tất cả chúng ta không phải là thủ lĩnh của chính mình mà phải chờ đợi một cá nhân nào đó. Và nếu không có ai đó xuất hiện thì chúng ta nản chí. Mỗi người đều có thể trở thành một Joshua Wong của chính mình."
"Do thiếu nền tảng giáo dục trong gia đình và nhà trường nên giới trẻ không nhận thức được việc cần quan tâm đến những vấn đề xung quanh. Nếu các bạn trẻ trang bị kiến thức về quyền công dân theo đúng hiến định và thể hiện được các quyền ấy thì đã có thể trở thành một thủ lĩnh độc lập rồi, chứ không cần ai dẫn dắt mình cả."
"Ví dụ khi hiểu hơn về hiến pháp liên quan đến những vấn đề mà mình va chạm hàng ngày thì chúng ta đã cứng rắn hơn trong các kiến thức luật pháp. Như thế thì chính quyền buộc phải lắng nghe các công dân như chúng ta."
"Chúng ta không so sánh được với Hong Kong, nhưng muốn được xuống đường như họ, và muốn người ta bảo vệ quyền của mình, thì chúng ta phải thể hiện quyền của mình trong những việc nhỏ nhất, bình thường nhất. Từng bước từng bước một. Trước hết, có thể thực hiện quyền bày tỏ chính kiến, quyền khiếu nại, khiếu kiện, giám sát của công dân. Lên Facebook là một cách. Sau đó, mới ép dần bộ máy chính quyền đi vào chuẩn mực của hiến pháp và luật pháp."
Bản thân Cát Linh nói cô chỉ biết làm hết sức mình như hiện nay, hi vọng lan tỏa được đến nhiều người và ảnh hưởng đến nhận thức của các bạn trẻ khác.
"Ví dụ hiện nay Trung Quốc vẫn đang tìm cách đánh phá các tàu cá của chúng ta trên Biển Đông. Đây là một hình thức vi phạm chủ quyền, có lẽ nó không diễn ra trên đất liền nên người dân chưa cảm nhận được. Nó cũng là một hiện trạng đau lòng và nguy hiểm, nên chúng ta không cần phải đợi sự kiện lớn nào xảy ra cả, mà chúng ta cần chuẩn bị ngay từ bây giờ cho các sự kiện như thế. Vì với những vấn đề nhò thì vẫn cần có trách nhiệm xã hội cơ mà?"
"Muốn thế, ngay từ bây giờ chúng ta cần chuẩn bị kiến thức luật pháp để nhận thức đúng trách nhiệm của mình đối với xã hội. Chúng ta cần phải có tinh thần chung sống và tinh thần cộng đồng, phải hạ thấp chủ nghĩa cá nhân và cái tôi quá lớn."
"Tôi mong muốn các bạn nhìn rộng ra một chút. Hiện nay chúng ta có internet nên có thể tìm hiểu tiếng nói của lề trái, lề phải, của thế giới, để từ đó có cái nhìn của riêng mình. Cái nhìn đó chắc chắn sẽ có ích cho bản thân bạn và xã hội."
"Bắt đầu từ giáo dục trong gia đình"
Trong khi đó, với Thùy Dương, người trở nên nổi tiếng sau phát ngôn mạnh mẽ và cú ném dép vào đoàn đại biểu quốc hội tiếp xúc với cử tri quận 2, TP Hồ Chí Minh năm 2017, liên quan đến vấn đề đất đai Thủ Thiêm, "nếu mỗi bậc phụ huynh giáo sẵn sàng từ bây giờ thì 'vẫn còn kịp' để có một thế hệ con cái như Joshua Wong".

Nguyễn Thùy Dương trong một lần chất vấn các đại biểu quốc hội tại một cuộc tiếp xúc cử tri
Chia sẻ với BBC, Thùy Dương nói khi mới đôi mươi, độ tuổi của Joshua Wong bây giờ, cô du học ở Singapore. Khi đó các ý kiến của cô - nay được ủng hộ rầm rộ trên mạng xã hội - lúc đó bị hầu hết bạn bè nhận xét là 'điên khùng'.
Cô cũng không nhận được sự ủng hộ từ gia đình. Hiện nay mẹ Dương là người phản đối và 'gây cản trở nhiều nhất' khi cô trở thành gương mặt gây ảnh hưởng trên Facebook với hàng chục ngàn người theo dõi.
Nhưng Dương cảm thông với điều đó vì cô cho rằng, thế hệ bố mẹ cô đã trải qua nghèo đói, ít học, khiến họ sợ hãi.
"Đừng vội so sánh thanh niên Việt Nam với Joshua Wong. Cậu ấy có thể thuyết phục được các học sinh đồng trang lứa hay các anh chị lớn hơn một chút là điều dễ hiểu. Cậu ấy được sự ủng hộ của gần như toàn bộ dân Hong Kong, đồng nghĩa với tầng lớp trí thức, chính trị gia, doanh nghiệp, tất cả phụ huynh..."
"Họ tôn trọng quyết định đấu tranh đòi quyền được bảo vệ mình của thế hệ trẻ. Rõ ràng mỗi gia đình của chúng ta đều có ít nhất một hay nhiều Joshua Wong. Chỉ có điều chúng ta không đủ cảm thông, không đủ chia sẻ, không đủ kiên nhẫn để Joshua Wong đó đứng vững trên đôi chân của chúng."
"Rất nhiều bạn trẻ Việt Nam tới khi lập gia đình, có con cái, vẫn được bố mẹ bao bọc. Điều này tạo ra một thế hệ chỉ biết hưởng thụ. Hơn nữa, các bậc cha mẹ Việt Nam có thể đi chùa, đi đền, cúi đầu thành kính trước một vị anh hùng nào đó trong quá khứ. Nhưng chính họ lại không sẵn sàng để con mình trở thành một anh hùng... Nhưng họ có thể thay đổi ngay từ bây giờ việc giáo dục trong gia đình."
Ngay bản thân Dương, khi đăng đàn phát biểu công khai về những vấn đề bức xúc trong xã hội, cô nói đó là do cô 'không cho phép mình trở thành lá chắn che mất thế giới thật của con trẻ".
"Trong thời đại này, chúng ta có cơ hội được học hỏi qua internet và thừa hưởng các thành tự của một nền khoa học phát triển."
"Chúng ta có trách nhiệm ươm mầm cho con trẻ chứ đừng trông chờ vào hệ thống giáo dục hiện nay của Việt Nam. Hãy dạy dỗ cho trẻ lớn lên trong tình yêu thương thay vì thù hận. Bởi khi có yêu thương tự chúng sẽ biết đau lòng cho đồng loại, phẫn uất trước những bất công."
"Chúng ta có được Joshua Wong của mình hay không? Câu trả lời dành cho các bậc phụ mẫu hôm nay," Thùy Dương nói.
Bao giờ cho đến Hồng Kông
June 16, 2019

Vừa ra khỏi tù, lãnh đạo giới trẻ Hồng Kông, anh Joshua Wong (phải) và người bạn Nathan Law đã đến ngay nơi tưởng niệm người đàn ông nhảy lầu tự tử để tỏ ý chí chống lại dự luật dẫn độ tại đặc khu hành chánh này. (Hình: AP Photo/Kin Cheung)
Nguyễn Lân Thắng (Blog RFA)
Trong những giờ phút này, tin tức về sự thắng lợi của người Hong Kong trong cuộc biểu tình làm chính phủ đặc khu phải buộc dừng vô thời hạn việc xem xét thông qua luật dẫn độ đã làm nức lòng nhiều người Việt Nam. Chưa biết sự việc ở Hong Kong sẽ tiếp diễn theo chiều hướng nào vì những người biểu tình đang tiếp tục chiếm giữ đường phố, đòi đặc khu trưởng Carrie Lam phải từ chức, đòi cảnh sát phải xin lỗi… nhưng đây là bước ngoặt lịch sử khi một nhà nước độc tài toàn trị 1,4 tỷ người, đã từng tàn nhẫn cho xe tăng cán nát cả chục ngàn người trên quảng trường Thiên An Môn khi xưa lại phải tạm thời lùi bước trước một hòn đảo có hơn 7 triệu dân.
Trong không khí mừng vui đó, tôi bất giác nghĩ về Việt Nam. Tất nhiên là nếu so sánh nền dân chủ Hong Kong với Việt Nam thì quá bằng bì phấn với vôi, nhưng theo tôi cũng không nên quá lo lắng, bởi dân chủ là một quá trình. Và thêm nữa, phấn trước khi thành phấn thì nó cũng chỉ là vôi mà thôi. Người Hong Kong đâu có phải bao giờ cũng mạnh mẽ trong các hoạt động đòi dân chủ. Nhưng tại sao bây giờ họ lại có thể tổ chức những cuộc biểu tình khổng lồ, đông đến hàng trăm ngàn, thậm chí đến cả 2 triệu người mà không hề cần lãnh đạo nào ra mặt…? Nguyên nhân mấu chốt ở đây theo tôi là do người Hong Kong đã được thừa hưởng một nền dân chủ, pháp trị cả trăm năm khi còn là thuộc địa Anh, trước khi bị trao trả về tay Trung Quốc. Chính vì thế dù có thể là cậu sinh viên hay người bán dạo trên đường phố, nhưng dân trí người Hong Kong rất cao, và đấy nội lực để họ có thể đấu tranh mạnh mẽ và thành công đến như vậy.
Ở Việt Nam từ trước đến nay, trong các hoạt động đấu tranh dân chủ, bảo vệ nhân quyền, bảo vệ môi trường, chống tham nhũng, chống bất công xã hội… dù khác nhau về địa dư hoạt động hay đối tượng tác động, nhưng những người hoạt động xã hội đều luôn nhất trí với nhau về tầm quan trọng của việc khai mở dân trí. Mặc dù vậy, khai dân trí luôn là công việc rất cực nhọc, và không phải lúc nào cũng có thể thu được kết quả như mong muốn. Có nhiều lần, tôi thấy nhiều người hoạt động bày tỏ sự thất vọng, chán chường, thậm chí bỏ cuộc trong công việc rất quan trọng này. Tệ hại hơn, một số người còn có phản ứng tiêu cực, trách móc, đổ lỗi cho quần chúng, và theo tôi đó là hành vi tiêu cực nhất, làm hố sâu nhận thức giữa những người hoạt động xã hội và công chúng ngày càng rộng thêm. Chính vì thế trong bài viết ngắn này tôi có mong muốn trình bày một số suy nghĩ của mình để góp phần làm thúc đẩy công việc của những người tự nhận sứ mạng khai dân trí, nhằm chuẩn bị những tiền đề cho xã hội, để rồi có những thay đổi tích c ực hơn trên đất nước chúng ta trong tương lai, và sẽ sớm được như ở Hong Kong bây giờ.
Có thể có nhiều quan niệm khác nhau về việc khai dân trí, nhưng theo tôi đó là những hoạt động nhằm tác động vào nhận thức của công chúng về quyền và trách nhiệm của công dân, để dẫn đến thay đổi hành vi, thay đổi thái độ của họ, làm cho họ dám đứng lên đòi những quyền của mình. Làm cho người khác biết, nhưng chưa thúc đẩy họ hành động thì chưa thể được gọi là thành công trong việc khai dân trí. Vậy làm thể nào để người khác hành động? Tại sao chúng ta quyết định hành động? Những câu hỏi đó luôn làm tôi trăn trở, và trước đây trong bài viết “Khi nỗi đau đủ lớn” tôi đã một lần đề cập sơ qua về chuyện này. Đại ý trong bài viết đó tôi có nói rằng: chúng ta sẽ còn trì hoãn việc hành động khi nỗi đau chưa đủ lớn. Tuy vậy, nếu tôi biết, bạn biết, thì những kẻ cai trị cũng biết rõ điều đó. Chính vì thế chúng ta, những ai hay để ý thời cuộc có thể dễ dàng quan sát thấy những trò tháu cáy, khôn lỏi trong việc cai trị dân chúng như việc: rút củi đáy nồi, xì hơi giảm áp lực dư luận, thu thuế khéo như vặt lông vịt mà vịt không kêu… và nhất là trò đun chín ếch từ từ. Ở nhiệt độ 100 độ C thì chắc chắn con ếch đã đủ đau, nhưng không thể hành động phản kháng nữa. Chính vì lẽ đó, hoạt động khai dân trí phải làm được sứ mệnh khai phóng sức phản kháng của người dân càng nhanh càng tốt, trước khi họ mất hết tất cả sức lực, bởi khi nỗi đau đã quá lớn thì e rằng tổn thương cũng quá lớn, người dân không còn đâu năng lượng để phản kháng.
Trong chế độ toàn trị, giáo dục nhồi sọ là một trong những biện pháp cơ bản để khống chế và thao túng người dân. Chính vì thế công cuộc khai dân trí đòi hỏi những người tham gia phải thấu hiểu sâu sắc về bản chất tâm lý, về cơ chế tiếp nhận thông tin, về quá trình ra quyết định trong con người. Bạn đã bao giờ rơi vào tình trạng bất lực khi nói mãi một điều gì đó đúng đắn mà người khác không nghe chưa? Chưa cần nói đến chuyện khai dân trí, chỉ đơn giản là thuyết phục con cái, gia đình hay bạn bè chẳng hạn… rất nhiều khi đối tượng tiếp nhận thông tin đã nghe rõ việc ta nói, nhưng rồi lại bỏ ngoài tai, và rồi không làm gì. Xin đừng bực tức vì chuyện đó vội, mà hãy bình tâm và từ từ tìm hiểu tại sao.
Con người ta ra quyết định theo cơ chế nào? Từ tâm trí (não) đã phát ra những mệnh lệnh điều khiển hành vi (cơ thể) đúng không các bạn. Tuy nhiên mệnh lệnh từ trong trí não của chúng ta xuất phát từ hai phần, là Ý THỨC và VÔ THỨC. Đây là hai khái niệm hết sức trừu tượng mà ngành phân tâm học nghiên cứu rất sâu, các bạn nếu muốn có thể tìm hiểu thêm. Nhưng trong khuôn khổ bài viết ngắn này tôi chỉ xin nêu ra một ví dụ đơn giản để bạn có thể hình dung và phân biệt hai khái niệm đó. Khi còn bé, chúng ta tập đi xe đạp. Lần đầu tiên bạn giữ được thăng bằng và đi những đoạn đầu tiên, bạn phải tập trung mọi giác quan và trí não để quan sát và điều khiển cơ thể mình. Trong quá trình này, ý thức chính là phần trong tâm trí phải huy động hết công suất để giữ cho cơ thể ta thăng bằng và điều khiển được cái xe. Tuy nhiên theo thời gian, do sự tập luyện thì cơ thể bạn đã quen dần, và rồi bạn có thể đi được rất xa mà không phải quá căng thẳng. Và rồi đến một ngày, bạn không cần phải tập trung vào việc giữ thăng bằng để đạp xe nữa. Trong đầu bạn chỉ còn mục tiêu cần đến, và bạn cứ thế đạp là đến đích thôi, thậm chí không cần suy nghĩ vẫn có thể tránh được những cái ổ gà. Chính trong quá trình này, cơ thể bạn bắt đầu được điều khiển bằng vô thức. Vô thức đã học hỏi từ ý thức, và rồi nó đã thay mặt ý thức để điều khiển cơ thể chúng ta. Trong cơ thể, có nhiều những hoạt động như thở chẳng hạn, có ai đang đọc những dòng này đang nghĩ đến việc phải thở như thế nào không? Do vô thức của bạn điều khiển cả đấy. Tuy nhiên nếu cần, bạn có thể dễ dàng dùng ý thức điều chỉnh nhịp thở để phù hợp với các hoạt động như bơi lội, leo núi, hay ngủ chẳng hạn. Nếu không có vô thức làm thay, ý thức chúng ta sẽ bị quá tải, vì làm bất cứ điều gì cũng phải suy nghĩ thì chắc là chúng ta sẽ chết mất.
Con người chúng ta có 5 giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác. Tất cả thế giới bên ngoài được phản ảnh vào tâm trí chúng ta qua 5 giác quan này, trong đó thị giác và thính giác là quan trọng nhất. Tuy nhiên không phải cái gì xảy ra bên ngoài cũng được phản ánh vào bên trong. Đấy là một cơ chế rất tinh vi để tự bảo vệ cơ thể chúng ta, giúp chúng ta an toàn. Bạn thử tưởng tượng, nếu tiếng ồn nào bên cạnh bạn bây giờ cũng có thể tác động đến tâm trí bạn thì bạn có thể tập trung đọc những dòng chữ tôi đang viết này không? Đây chính là sự kỳ diệu của tiến hoá, làm chúng ta có thể tự bảo vệ mình, đảm bảo nhu cầu sinh tồn cho mỗi người. Nếu không có cơ chế lọc thông tin, chúng ta có thể bị stress, bị trầm cảm, bị điên vì quá tải thông tin.
Một điều quan trọng nữa là, con người chúng ta khác nhau về độ nhạy của 5 giác quan. Có những người mắt rất tinh, có những người tai rất thính… chính vì thế mà sự vật hiện tượng khách quan bên ngoài được chuyển vào trong tâm trí chúng ta là khác nhau, và dẫn đến suy nghĩ và hành động của chúng ta luôn khác nhau. Đến cả anh em sinh đôi tuy rất giống nhau về hình thể, về điều kiện nuôi dưỡng, nhưng vẫn có tính cách và hành vi khác nhau.
Bây giờ tôi bàn tiếp về vô thức. Trong quá trình giáo dục nhồi sọ, những giá trị, những khái niệm có lợi cho giai cấp thống trị liên tục được nhồi vào trí não trẻ thơ. Trẻ bắt đầu tiếp nhận những vấn đề này bằng ý thức, rồi những điều đó hằn sâu vào vô thức, và sau đó trẻ sẽ phản ứng mạnh mẽ với những thông tin trái chiều mà không hề suy nghĩ, bởi chính những hành vi đó do vô thức điều khiển. Chính vì lẽ đó, công việc khai dân trí vô cùng nặng nề, bởi những ai trót mang sứ mạng này sẽ phải đối mặt với tính mạnh mẽ và bảo thủ vô cùng của vô thức nằm trong tâm trí của những người chưa thoát khỏi sự u mê.
Nền giáo dục nhồi sọ luôn chú trọng việc dạy cho người ta cách làm, cách phản ứng, cách giải quyết bài toán… chứ không dạy người ta cách nghĩ, cách đặt câu hỏi, cách lật lại vấn đề. Vì vậy, trong bài viết này tôi đã mạnh dạn gợi mở một số vấn đề rất sâu sắc trong cơ chế nhận thức của con người, để rồi chính bạn, người đã kiên nhẫn đọc đến đây hãy tiếp tục tìm hiểu, và hãy lựa chọn những phương pháp tiếp cận phù hợp trong việc khai dân trí. Tự hiểu mình, hiểu người khác, bạn mới có khả năng thuyết phục những người xung quanh. Những ai từng đi biểu tình đều biết một điều rất giản dị: ĐÔNG LÀ THẮNG. Chúng ta chưa thể có số đông như Hong Kong bây giờ là bởi vì chúng ta chưa đủ số đông nhận thức cao như họ. Hy vọng rằng tôi sẽ nhận thêm những trao đổi và bàn luận, để làm sâu sắc thêm chủ đề này trong những bài viết về sau. Đất nước này có sớm thoát được những khổ đau hay không, không phải do xuất hiện được một lãnh tụ nào, mà do sự nỗ lực của mỗi người bình thường chúng ta.
Yêu thương tất cả.
Ông Nguyễn Phú Trọng ‘khỏe lại, duyệt quy hoạch lãnh đạo tương lai’
25 phút trước
Hình ảnh cuộc họp Bộ Chính trị được công bố ngày 21/6
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã xuất hiện, chủ trì một cuộc họp quan trọng của Bộ Chính trị ở Hà Nội ngày 21/6.
Ông Nguyễn Phú Trọng phải nhập viện khi thăm Kiên Giang hôm 14/4, và sau đó đã nghỉ để hồi phục sức khỏe.
Hôm 21/6, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin, hình ảnh cho thấy người đứng đầu Đảng Cộng sản đứng tươi cười, xung quanh là các lãnh đạo cao cấp khác.
Cuộc họp nhằm phê duyệt quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026, xem xét công tác nhân sự và quyết định thi hành kỷ luật cán bộ.
Bản tin chính thức hé lộ hôm nay, Bộ Chính trị đã quyết định phê duyệt quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026.
Những người được quy hoạch sẽ được nhận kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian tiến tới Đại hội Đảng XIII năm 2021.
Trong bài viết do truyền thông công bố hôm 6/6, ông Nguyễn Phú Trọng nhắc lại:
"Kiên quyết không để lọt vào cấp ủy khóa mới những người có tham vọng quyền lực, chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu, chạy cơ cấu, bè phái, cục bộ, lợi ích nhóm, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", quan liêu, tham nhũng; bảo thủ, trì trệ, làm việc kém hiệu quả, nói không đi đôi với làm; bản thân hoặc vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính."
"Rà soát kỹ, bổ sung đầy đủ thông tin, nắm chắc cán bộ; những đảng viên có vấn đề về chính trị phải được cấp có thẩm quyền thẩm tra, kết luận trước khi giới thiệu bầu vào cấp ủy."
"Phương án nhân sự cấp ủy phải gắn kết chặt chẽ với công tác chuẩn bị nhân sự các cơ quan nhà nước ở các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 và nhân sự lãnh đạo đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV của tỉnh, thành phố."
Cách chức đô đốc
Ngoài ra, tại cuộc họp, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản kỷ luật nặng với cựu thứ trưởng quốc phòng Đô đốc Nguyễn Văn Hiến.
Cụ thể, ông Nguyễn Văn Hiến bị Cách chức các chức vụ: Ủy viên Đảng ủy Quân sự Trung ương nhiệm kỳ 2005-2010; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Quân chủng Hải quân nhiệm kỳ 2005-2010 (gồm Phó Bí thư Đảng uỷ, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy và Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Quân chủng Hải quân nhiệm kỳ 2005 - 2010).
Bộ Chính trị nói ông Hiến cũng sẽ bị kỷ luật tương ứng về mặt chính quyền.
Thông cáo nói ông Nguyễn Văn Hiến "chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Quân chủng Hải quân và trách nhiệm cá nhân".
Các vi phạm tập trung lĩnh vực quản lý đất quốc phòng, cụ thể là đã có vi phạm liên quan 10 khu đất quốc phòng.
Ông Hiến cũng bị kết luận đã "vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc của Đảng ủy Quân chủng Hải quân, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu trách nhiệm kiểm tra, giám sát trong công tác quản lý, sử dụng các khu đất quốc phòng".
Ivanka Trump bị tố vi phạm đạo đức chính trị
21/06/2019 Reuters

Ái nữ của Tổng thống Trump, cô Ivanka Trump. Một tổ chức giám sát ở Washington hôm 20/6 cáo buộc Ivanka Trump, con gái của Tổng thống Donald Trump và là một trong những cố vấn Nhà Trắng của ông Trump, vi phạm luật liên bang của Mỹ khi sử dụng tài khoản Twitter của mình vừa làm công vụ vừa bình luận chính trị.
Tổ chức Công dân vì Trách nhiệm và Đạo đức (CREW) nói khoảng 2 năm rưỡi đầu nhiệm kỳ Tổng thống của ông Trump, ái nữ 37 tuổi của ông chủ yếu sử dụng tài khoản Twitter của cô để chia sẻ thông điệp về công tác chính thức của chính phủ. Nhưng CREW cho biết kể từ tháng 3 năm 2018, Ivanka Trump cũng đã đăng nhiều phát biểu chính trị, kể cả chuyện quảng bá cuộc tập hợp trong tuần này để khởi động chiến dịch tái tranh cử cho ông Trump vào năm 2020.
CREW kêu gọi Văn phòng Công tố viên Đặc biệt (chuyên giám sát việc thi hành luật áp dụng cho công chức liên bang) điều tra việc sử dụng tài khoản Twitter của Ivanka Trump.
Cũng chính cơ quan chính phủ này một tuần trước đã đề nghị sa thải một cố vấn khác của ông Trump, Kellyanne Conway, khỏi công việc tại Nhà Trắng sau khi bà đăng những bình luận lên mạng và trả lời phỏng vấn trên truyền hình từ sân cỏ Nhà Trắng công kích các ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân chủ tìm cách hạ bệ Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử năm 2020. Tổng thống Trump đã bác bỏ khiếu nại về bà Conway và bà vẫn là một trong những cố vấn hàng đầu của ông.
Đạo luật Hatch của Mỹ cấm công chức chính phủ tham gia hoạt động chính trị công khai khi họ đang làm việc.
Giám đốc điều hành CREW, Noah Bookbinder, nói trong trường hợp của Ivanka Trump, “Rõ ràng sự lạm dụng một cách tràn lan chức vụ công cử không phải là vấn đề cá biệt mà là một đặc điểm chính của Nhà Trắng dưới thời Trump."
"Chúng tôi chưa bao giờ chứng kiến hành vi chính trị hóa bất hợp pháp ở mức độ này, và nó không được phép tiếp tục.”
Không có bình luận ngay lập tức của Nhà Trắng về khiếu nại này.
Dù trùng tên, Văn phòng Công tố viên Đặc biệt không liên quan gì đến cuộc điều tra của cựu Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller. Đội ngũ của ông Mueller đã điều tra sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 và chuyện ông Trump có hay không có cản trở cuộc điều tra đó.
California: Một phụ nữ bị chó tấn công đến chết trong bãi đậu xe Costco
June 20, 2019

Photo Credit: NBC NBC Los Angeles) – Một phụ nữ chết trong bãi đậu xe Costco ở Bakersfield, California do bị ít nhất 3 con chó tấn công, theo thông cáo báo chí của cảnh sát địa phương.
Sự việc xảy ra vào sáng Chủ nhật ngày 16 tháng 6 bên ngoài Costco trên dãy phố 3800 đường Rosedal Highway. Nạn nhân được phát giác bị chấn thương trầm trọng, nhiều nhiều vết chó cắn rõ rệt. Nhà chức trách chưa xác định nguyên nhân gây ra cái chết. Cơ quan Kiểm soát động vật tìm thấy một con pit bull và một chó lai lớn cùng với chủ cơ sở thương mại gần Costco. Con chó thứ 3 là chó lang thang cũng được tìm thấy sau đó. Cả ba con chó này đều được Cơ quan Kiểm soát động vật đem về trông coi, và sẽ bị an tử.
Nhà chức trách chưa công bố danh tánh nạn nhân.
Sự việc xảy ra sau hai vụ liên tiếp tại các chợ Costco ở California. Vào tối thứ Sáu ngày 14 tháng 6, Kenneth French 32 tuổi bị bắn chết tại Costco ở Corona, thành phố cách Los Angeles 47 dặm. Theo thân nhân, người đàn ông này bị bệnh tâm thần và ít nói. Anh ta được cho đã tấn công một nhân viên cảnh sát ngoài giờ làm việc, nên bị viên cảnh sát bắn chết tại chỗ. Danh tánh cảnh sát này không được tiết lộ.
Vào hôm thứ Hai đầu tuần, một cặp vợ chồng cùng con sơ sinh bị phục kích và bị bắn khi đang chất đồ vào xe. Sự việc xảy ra trong bãi đậu xe chơ Costco ở San Diego. Cảnh sát Chula Vista cho hay, nghi can tiến tới từ đằng sau và bắt đầu nổ súng vào các nạn nhân trước khi quay súng tự sát.
Cả hai được đưa vào bệnh viện phẫu thuật. Người chồng bị trúng 5 phát đạn nhưng vẫn còn có thể nói được. May mắn em bé không bị thương. Nghi can được cho là người tình cũ của người phụ nữ.
Hương Giang (Theo NBC Los Angeles)
Edited by user Friday, June 21, 2019 1:46:55 AM(UTC)
| Reason: Not specified
|