Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 3/22/2011(UTC) Posts: 3,307
Thanks: 326 times Was thanked: 364 time(s) in 256 post(s)
|
Tin Tổng Hợp
ĐTC Phanxicô: Bác ái phải dịu dàng vui tươi chứ không chua cay gắt gỏng
5/8/2019 7:13:14 PM
Trong bài giáo lý, ĐTC thuật lại nói đến bước tiến trong đối thoại với Chính thống giáo ở Bulgari, gương truyền giảng Tin mừng cách nhiệt thành và sáng tạo của hai thánh Cirillo và Metodio, sức mạnh tinh thần của Mẹ Têrêsa, việc đón tiếp người di dân cách quảng đại của nước Bắc Macedonia bé nhỏ, gương phục vụ với lòng bác ái và dịu dàng của các nữ tu dòng Mẹ Têrêsa...

ĐTC Phanxicô vừa kết thúc chuyến viếng thăm dài 3 ngày tại 2 nước Bulgaria và Bắc Macedonia, từ Chúa nhật 05.05 đến chiều tối thứ 3, 07.05. Trong buổi tiếp kiến chung dành cho các tín hữu tại quảng trường thánh Phêrô vào sáng thứ tư 08.05 hôm qua, ĐTC đã thuật lại những hoạt động của ngài trong chuyến viếng thăm, cũng như chia sẻ những kinh nghiệm thiêng liêng của ngài. ĐTC mời gọi các tín hữu liên kết với hai dân tộc này trong tinh thần và cầu nguyện cho hiện tại và tương lai của họ
ĐTC cảm tạ Thiên Chúa đã cho ngài được thực hiện những cuộc viếng thăm này và ngài cũng bày tỏ lòng biết ơn chính quyền dân sự hai nước đã đón tiếp ngài trọng thể và tạo điều kiện cho chuyến viếng thăm. Tiếp đến, ĐTC cám ơn các GM và các cộng đoàn Giáo hội về tình cảm nồng nhiệt và sốt sắng của họ trong cuộc hành hương của ngài.
Bước tiến trong đối thoại với Giáo hội Chính thống
Nói về cuộc viếng thăm Bulgari, ĐTC chia sẻ: Tại Bulgari, ký ức sống động về thánh Giáo hoàng Gioan XXIII, người đã được sai đến quốc gia này vào năm 1925, đầu tiên như là vị Kinh lược Tông tòa, và sau đó là Đại diện Tông Tòa, đã hướng dẫn tôi. Được tấm gương bác ái và lòng bác ái mục vụ của ngài hướng dẫn, tôi đã gặp dân tộc đó, dân tộc được mời gọi trở thành cầu nối giữa các miền Trung, Đông và Nam của châu Âu; với khẩu hiệu “Hòa bình dưới thế”, tôi đã mời gọi tất cả bước đi trên hành trình huynh đệ; và trên con đường này, đặc biệt, tôi đã có niềm vui thực hiện một bước tiến trong cuộc gặp gỡ với Đức Thượng Phụ Neofit của Tòa Thượng phụ Giáo hội Chính thống Bulgari và các thành viên của Thánh Hội đồng. Thật ra, là các Kitô hữu, ơn gọi và sứ mệnh của chúng ta là trở thành dấu chỉ và khí cụ hiệp nhất, và chúng ta có thể làm điều đó, với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, bằng cách đặt những điều hợp nhất chúng ta trên những điều đã chia rẽ hoặc vẫn chia rẽ chúng ta.
Ngày nay cũng cần có những nhà truyền giảng Tin Mừng nhiệt thành và sáng tạo
Nước Bulgaria hiện nay là một trong những miền đất đã được hai thánh Cirillo và Metodio truyền giảng Tin Mừng. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô đã đặt hai vị thánh này, cùng với thánh Biển Đức, làm các thánh bổn mạng của châu Âu. Tại Sofia, trong nhà thờ chính tòa hùng vĩ của Tòa Thượng Phụ thánh Aleksander Nevkij, tôi đã dừng lại cầu nguyện trước ảnh thánh Cirillo và em là Metodio. Các ngài là người gốc Hy lạp, đã biết dùng sự sáng tạo văn hóa để chuyển trao sứ điệp Kitô giáo cho các dân tộc Slave; các ngài đã phát minh ra các mẫu tự mới để dịch Kinh Thánh và các bản văn phụng vụ sang ngôn ngữ Slave. Ngày nay cũng cần có những nhà truyền giảng Tin Mừng nhiệt thành và sáng tạo, để Tin mừng có thể đến được với những người chưa biết Tin Mừng và để Tin Mừng có thể tưới mát cho những miền đất mới, nơi những cội rễ Kitô giáo đang bị khô héo. Với ý tưởng này, tôi đã cử hành hai Thánh lễ với cộng đoàn Công giáo Bulgaria và khuyến khích họ hãy hy vọng và sinh sôi hoa trái. Tôi tái cám ơn cộng đoàn Dân Chúa Bulgari đã tỏ cho tôi thấy họ tràn đầy đức tin và tình yêu.
Hoạt động cuối cùng của tôi ở Bulgari được thực hiện cùng với các đại diện của các tôn giáo khác nhau: chúng tôi đã cầu xin Thiên Chúa ơn bình an, trong khi một nhóm thiếu nhi mang các ngọn đuốc cháy sáng, biểu tượng của đức tin và hy vọng.
Bắc Macedonia, cộng đoàn hiếu khách và đón tiếp
Tiếp đến, ĐTC chia sẻ về cuộc viếng thăm Bắc Macedonia, ngài nói: Tại Bắc Macedonia, tôi đã được đồng hành bởi sự hiện diện sâu sắc về tinh thần của Mẹ Têrêsa Calcutta. Mẹ Têrêsa sinh tại Skopje năm 1910 và tại giáo xứ của Mẹ, Mẹ đã được lãnh nhận các bí tích khai tâm Kitô giáo và học yêu quý Chúa Giêsu. Nơi người phụ nữ này, bé nhỏ nhưng tràn đầy sức mạnh nhờ hoạt động của Chúa Thánh Thần trong Mẹ, chúng ta nhìn thấy hình ảnh của Giáo Hội ở quốc gia đó và ở những miền ngoại vi của thế giới: một cộng đoàn bé nhỏ, với ân sủng của Chúa Kitô, trở thành một ngôi nhà đón tiếp, nơi nhiều người tìm được sự hồi phục cho cuộc sống của họ. Tại đài tưởng niệm Mẹ Têrêsa, tôi đã cầu nguyện trước sự hiện diện của các vị lãnh đạo tôn giáo và đông đảo những người nghèo, và tôi đã làm phép viên đá đầu tiên để xây dựng đền thánh dâng kính Mẹ.
Bắc Macedonia là một quốc gia độc lập vào năm 1991. Tòa Thánh đã tìm cách ủng hộ quốc gia này ngay từ đầu lịch sử của nó. Với việc viếng thăm, tôi muốn khuyến khích trên hết khả năng đón tiếp theo truyền thống của nó, những nhóm sắc tộc và tôn giáo; cũng như sự dấn thân của nó trong việc đón tiếp và trợ giúp một số đông người di dân và tị nạn trong giai đoạn quan trọng, từ năm 2015 đến 2016. Ở đó, đón tiếp rất nhiều, họ có trái tim vĩ đại. Những người di dân gây nên những vấn đề cho họ, nhưng họ đón tiếp và yêu thương những người di dân. Và thế là học giải quyết các vấn đề. Đây là một điều vĩ đại của dân tộc này.
Cởi mở với những chân trời mới nhưng không đánh mất cội rễ
Về chiếu kích thành lập, Bắc Macedonia là một quốc gia còn trẻ trung; một quốc gia nhỏ bé và cần mở lòng ra với những chân trời rộng lớn nhưng không đánh mất gốc rễ của chính mình. Vì thế, thật sự là ý nghĩa khi ở đó đã diễn ra cuộc gặp gỡ với những người trẻ. Những thiếu niên nam nữ thuộc các hệ phái Kitô khác nhau và cả các tôn giáo khác – ví dụ như người Hồi giáo -, tất cả được quy tụ bởi ước muốn xây dựng một điều gì đó tốt đẹp cho cuộc sống. Tôi đã khuyến khích họ ước mơ thật nhiều và hãy hành động, như thiếu nữ Anê – là Mẹ Têrêsa sau này – bằng cách lắng nghe tiếng Chúa nói trong cầu nguyện và trong thân xác của những người anh em nghèo khổ nhất.
Sự dịu dàng của các nữ tu dòng Mẹ Têrêsa
Tôi bị đánh động khi đến thăm các nữ tu dòng Mẹ Têrêsa, các chị ở với người nghèo. Tôi bị đánh động bởi sự dịu dàng Tin mừng của những người nữ này. Và sự dịu dàng này được sinh ra từ cầu nguyện, chầu Thánh Thể. Các nữ tu đón tiếp tất cả; họ cảm thấy mình là chị em, là mẹ của tất cả và họ đối xử với sự dịu dàng. Nhiều lần, các Kitô hữu chúng ta đánh mất đi chiều kích dịu dàng. Và khi không có sự dịu dàng, chúng ta trở nên nghiêm khắc, chua cay. Những nữ tu này ngọt ngào dịu dàng và làm việc bác ái, nhưng không phải là bác ái giả hình. Ngược lại, khi người ta thực hành bác ái mà không có sự dịu dàng, không có tình yêu, giống như là chúng ta đổ một ly giấm vào trong hoạt động bác ái. Bác ái là vui tươi chứ không phải là chua cay. Những nữ tu này là một tấm gương tốt. Xin Chúa chúc lành cho tất cả các chị.
Chút men làm cả khối bột dậy men
Bên cạnh chứng từ của các người trẻ, tại Skopje, tôi đã nghe chúng từ của các linh mục và các tu sĩ. Nhưng người nam nữ đã dâng hiến cuộc đời cho Chúa Kitô. Sớm hay muộn, họ cũng bị cám dỗ nói rằng: “Chúa ơi, sự dâng hiến bé nhỏ này của con có nghĩa gì trước những vấn đề của Giáo hội và của thế giới?” Bởi thế tôi đã nhắc họ rằng một chút men có thể làm cho cả khối bột dậy men, và một chút hương thơm, tinh khiêt và cô đặc, tỏa hương thơm cho toàn bộ môi trường xung quanh.
Thánh lễ tái hiện phép lạ bánh hóa nhiều
Đó là mầu nhiệm của Chúa Giêsu-Thánh Thể, hạt giống sự sống mới cho toàn thể nhân loại. Trong Thánh lễ chúng tôi đã cử hành tại quảng trường Skopje, tại một miền ngoại vi của châu Âu ngày nay, thêm một lần nữa, đã canh tân phép lạ của Thiên Chúa với một ít bánh và cá, được bẻ ra và chia sẻ, làm dịu cơn đói của đám đông. Chúng ta hãy phó thác hiện tại và tương lai của các dân tộc mà tôi đã thăm viếng trong chuyến tông du này cho sự Quan Phòng vô hạn của Thiên Chúa. Và tôi mời gọi anh chị em cầu xin Đức Mẹ để Mẹ chúc phúc cho hai quốc gia Bulgaria và Bắc Macedonia này.
Hồng Thủy (VaticanNews 08.05.2019)
Lương thực trường tồn
5/8/2019 10:17:18 AM
Thứ Năm Tuần III Mùa Phục Sinh (Cv 8, 26-40; Ga 6, 44-51)
 Sự sống là nhu cầu căn bản nhất của con người, đặc biệt trong thời đại hôm nay, người ta thường đưa ra đủ mọi phương cách để giữ gìn và kéo dài sự sống. Mỗi khi có một căn bệnh nan y xuất hiện thì cũng kèm theo ngay những phương thuốc có khả năng chữa lành. Nhưng rồi mỗi ngày con người càng nhận ra rõ hơn những bất lực của chính mình, mà ngay cả những phát minh khoa học tối tân nhất cũng phải đầu hàng trước nhiều cái chết được xem như bí nhiệm, đã gây nên cho con người biết bao sửng sốt, ngỡ ngàng, hoang mang và dao động liên tục. Bởi lẽ cuộc sống trần gian này chỉ là sự sống của thân xác mong manh, mau qua chóng tàn như hơi thở thoáng bay. Vậy đâu là sự sống đích thực viên mãn mà con người hằng khát khao mong đợi? Đâu là bài thuốc bất tử có thể đáp ứng nhu cầu sự sống vĩnh cửu cho con người?
Ta thấy luôn luôn có sự giằng co giữa thực tại trần gian và Nước Trời để rồi hệ lụy của việc chỉ tìm kiếm thỏa mãn nhu cầu phần xác mà quên đi những giá trị thiêng liêng dẫn đến chán chường thất vọng và tự tìm đến cái chết như một dấu chấm của cuộc đời. Hơn lúc nào hết người ta thống kê được ở những quốc gia càng văn minh tiến bộ lại càng nhiều người tự tử. Phần lớn người tự tử ở độ tuổi rất trẻ. Trong đó, có người giàu, người nghèo, có cả giới văn nghệ sĩ, diễn viên...Người ta muốn chết không phải vì thiếu ăn thiếu mặc nhưng vì thiếu niềm tin, thiếu lẽ sống, họ cảm thấy cuộc sống quá nhàm chán, vô nghĩa. Họ rơi vào cơn “trống rỗng tâm linh” và muốn tự quyết định cuộc đời mình.
Thiên Chúa yêu thương đã cho chúng ta được sống làm người có thân xác và linh hồn bất tử. Vũ trụ này xinh đẹp, tầng trời cao xanh, hoa trái ngọt lành, những tia nắng ấm, cơn mưa mát mẻ...tất cả đều được tạo nên vì con người. Thiên Chúa quan phòng còn chuẩn bị cho con người mọi thứ để có cuộc sống đầy đủ đến nỗi tác giả thánh vịnh 64 đã cất lên lời tạ ơn : «Bốn mùa Chúa đổ hồng ân, Ngài gieo màu mỡ ngập tràn lối đi. Vùng hoang địa xanh rì ngọn cỏ, cảnh núi đồi hớn hở tươi xinh. Chiên cừu phủ trắng đồng xanh, lúa vàng dưới lũng rung rinh dạt dào...» Thật vậy, nỗi bận tâm lớn nhất của Thiên Chúa là yêu thương và cứu chuộc loài người. Ngài không nỡ để cho chúng ta ăn bánh hay hư nát, sống lang thang tạm bợ và chết trong sa mạc như thời tiên tổ nên đã cho Đức Giêsu xuống như bảo chứng thật cho chúng ta sự sống viên mãn.
Và ta thấy tại hội đường Capharnaum năm xưa, Chúa Giêsu tuyên bố: “Ai tin vào Ta thì có sự sống đời đời. Ta là bánh ban sự sống” (Ga 6,47). Quả thật, Đức Giêsu là Đấng Messia mà muôn dân trông đợi. Ngài là Đấng Cứu Độ mà Thiên Chúa hứa ban cho con người sau khi nguyên tổ phạm tội (x.St 3,15). Ai tin Chúa Giêsu thì được Thiên Chúa cưu mang trong đời sống mới và được cứu độ. Đồng thời, đức tin ấy cũng sẽ được nuôi dưỡng bằng chính Thịt và Máu của Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu trong đoạn Tin Mừng hôm nay đã trả lời cho chúng ta về chân lý đích thực của sự sống: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời” (c.51ab). Lời xác quyết của Đức Giêsu đã thực sự làm thỏa mãn cơn khát sự sống hằng ấp ủ từ sâu thẳm nội tâm con người qua bao thời đại. Nhưng làm cách nào chúng ta có thể đón nhận được sự sống đích thực do chính Đức Giêsu mang đến?
Thiên Chúa đã yêu thương tạo dựng nên chúng ta để được tận hưởng sự sống vĩnh cửu trong vương quốc yêu thương của Ngài. Vì thế, Thiên Chúa Cha luôn không ngừng dẫn dắt con người đi vào trong quỹ đạo yêu thương bằng sự nhận biết về Ngài qua con người Đức Giêsu. Chúa Giêsu đã quả quyết: “Không ai có thể đến với Ta, nếu Cha, Đấng đã sai Ta không lôi kéo nó” (c.44). Thiên Chúa luôn có nhiều cách thức để giúp chúng ta nhận biết tình yêu của Ngài. Đặc biệt qua trung gian Đức Giêsu, Con Một yêu dấu của Ngài. Trong mỗi biến cố cuộc sống, với sự tĩnh lặng của lương tâm, hay nhờ những trung gian của Giáo hội, Thiên Chúa lôi kéo chúng ta đến nhận biết Đức Giêsu và tin vào Ngài, vì chính Ngài cũng là Thiên Chúa yêu thương và quyền năng. Ngài đã đến giữa lòng nhân loại với kiếp sống con người. Ngài yêu thương hiến thân phục vụ và cuối cùng đã chịu đau khổ và chết vì tội lỗi nhân loại. Nhưng Thiên Chúa đã cho Ngài phục sinh vinh hiển, chính nhờ sự phục sinh của Ngài mà chúng ta hy vọng được trả lại sự sống vĩnh cửu mà Ađam đã đánh mất xưa kia. Thiên Chúa vẫn âm thầm hiện diện trong cuộc sống chúng ta để lôi kéo chúng ta đến với Đức Giêsu lãnh nhận sự sống vĩnh cửu. Nhưng đấy lại là tự do của mỗi chúng ta! Chúng ta có quyền đón nhận hay từ chối?
Bí tích Thánh Thể mà chúng ta lãnh nhận là bí tích của đức tin. Vì chỉ có đức tin là con đường duy nhất đưa ta đến với mầu nhiệm cực trọng này. Nơi bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu hằng chờ đợi chúng ta đến với Ngài. Trong hình bánh bé nhỏ, Chúa Giêsu chờ đợi ta rước lấy Ngài; nhờ vậy, chúng ta sẽ được bao bọc trong ân sủng và được củng cố trong tình yêu của Ngài. Nhờ rước Thánh Thể, chúng ta sẽ thoát khỏi tình trạng dửng dưng, nguội lạnh; giúp chúng ta tránh được các tội nguy tử và chống lại các tội nhẹ một cách hữu hiệu. Hơn thế nữa, Thánh Thể gia tăng sự sống siêu nhiên, làm cho sự sống ấy lớn mạnh và triển nở, gợi lên trong linh hồn lòng khát khao những thực tại vĩnh cửu: “Ai đến với Ta sẽ không hề đói; ai tin vào Ta sẽ không hề khát bao giờ” (Ga 6,35).
Đức Giêsu đã sống lại để đưa chúng ta vào sự sống vĩnh cửu nơi Vương quốc của Chúa Cha. Nhưng điều kiện là chúng ta phải lãnh nhận mình máu Ngài từ hy lễ Thánh Thể hằng ngày. Chúng ta cần can đảm và dứt khoát từ bỏ những quyến rũ của nhiều tấm bánh “manna” trong cuộc sống hiện tại, để tâm hồn nhẹ nhàng thanh thoát tiến đến Bàn tiệc Thánh Thể lãnh nhận Bánh hằng sống. Chính Đấng phục sinh có sức biến đổi và cảm hóa chúng ta mỗi khi chúng ta lãnh nhận Mình Máu Ngài. Chính Ngài thông ban cho chúng ta sự sống thần linh ngay từ đời này bằng một cuộc sống an bình, yêu thương và tràn đầy hạnh phúc. Dẫu rằng cuộc đời còn lắm gian nan và thách đố, nhưng với tình yêu của Đấng phục sinh, chúng ta đủ sức mạnh để vượt thắng tất cả.
Điều kiện nào để hưởng được sự sống ấy, đó là phải TIN «ai tin thì được sống đời đời». Vậy căn nguyên của nguồn sống ấy là tin. Vì như các vị tổ tiên xưa cũng được ăn bánh nhưng họ đã đánh mất niềm tin vào Thiên Chúa khi gặp thử thách trong sa mạc, khi phải lưu đày trốn chạy nơi đất khách quê người, nơi rừng hoang núi thẳm. Chúa Giêsu e ngại người ta nhầm lẫn chỉ tìm kiếm Chúa như ông chủ của «một cửa hàng cung cấp lương thực, thực phẩm» mà quên rằng niềm tin vào Chúa mới giải thoát họ khỏi án chết của tội lỗi. Một lần nữa Chúa Giêsu khẳng định lại rằng sự sống nơi thân xác, cái ăn cái mặc là điều kiện cần nhưng chưa đủ, chỉ niềm tin mới đưa con người ta đến được Chân Trời Sống Mới, đến Bến Bờ Hạnh Phúc.
Khi chúng ta ăn bánh trường sinh không phải là ăn thứ thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng là ăn thịt máu Chúa Giêsu, một món quà tình yêu cao quý không gì sánh bằng. Mẹ Têrêsa Calcutta bảo rằng “Khi ta trao cho ai một món quà và nếu nó là một mất mát hy sinh to lớn đối với ta thì món quà đó càng trở nên quý giá”. Một người mẹ trao tặng sự sống cho con đó là món quà lớn nhất, kết quả của chín tháng cưu mang với muôn vàn vất vả hy sinh. Một người cha tặng cho con món quà quý giá là khi ông dành sức lực thời giờ cả một đời người để nuôi dạy con nên người. Một người tình trao tặng món quà quý nhất cho người mình yêu khi họ dám hy sinh tất cả vì người mình yêu. Với ý nghĩa đó, Thiên Chúa là kiểu mẫu của người tặng quà. Món quà đó là người Con Một yêu dấu với một trái tim đầy ắp tình yêu đã hiến trọn thân mình qua cái chết trên thập giá.
Đức Giêsu đang thì thầm bên tai chúng ta: “Ta là bánh trường sinh!” (c.48). Chính Chúa chứ không phải là những tấm bánh “manna” dưới muôn vàn hình thức tốt đẹp, nhưng chỉ đem lại sự chết muôn đời. Chúng ta có muốn đến với Ngài để ăn chính Ngài và để được sống đời đời không? Quả thật không đơn giản chút nào, vì nhiều khi chúng ta đã bị nhận chìm dưới vũng lầy của muôn ngàn “manna” trá hình. Lời Chúa hôm nay đang thức tỉnh chúng ta hãy đứng lên quay trở về bên Ngài để lãnh nhận sự sống, tình yêu và hạnh phúc “Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời” (c.51b).
Huệ Minh
Phỏng vấn ĐTC Phanxicô trên chuyến bay trở về từ Skopje
5/8/2019 7:09:46 PM
Trên chuyến bay trở về Roma từ Skopje, kết thúc chuyến tông du 2 nước Bulgaria và Bắc Macedonia trong 3 ngày, như thường lệ ĐTC Phanxicô đã dành cho các nhà báo trên chuyến bay một cuộc phỏng vấn. Các vấn đề được đề cập đến là: ấn tượng của chuyến viếng thăm, sức khoẻ của Đức Thánh Cha trong chuyến tông du, tương quan với Chính Thống giáo, phong chức phó tế cho phụ nữ.

Ấn tượng chuyến tông du
Liên quan đến câu hỏi về ấn tượng của Đức Thánh Cha trong chuyến tông du. Ngài nói rằng: “Hai quốc gia hoàn toàn khác nhau. Bulgaria là một quốc gia có truyền thống hàng thế kỷ. Trong khi Macedonia cũng có truyền thống hàng thế kỷ nhưng không phải là một quốc gia, họ là một dân tộc. Rồi cuối cùng thì họ cũng trở thành quốc gia, một cuộc tranh đấu đẹp. Đối với các Kitô hữu thì Macedonia là một biểu tượng cửa ngỏ của Kitô giáo đi vào Phương Tây. Cả hai quốc gia đều có các cộng đồng Kitô giáo Chính thống, Công giáo và Hồi giáo. Tỷ lệ Chính Thống chiếm phần lớn ở cả hai. Người Hồi giáo ít hơn và Công giáo là thiểu số. Nhưng có một điều tôi thấy ở cả hai quốc gia, đó là các niềm tin khác nhau có mối quan hệ tốt đẹp. Ở Bulgaria mọi người đều có quyền diễn tả niềm tin của mình và quyền ấy được tôn trọng. Ở Macedonia, một câu của Tổng thống đánh động tôi: ‘Ở đây không có sự khoan nhượng tôn giáo, nhưng là sự tôn trọng’”.
Ngài tìm thấy sức mạnh tinh thần và thể lý ở đâu?
Với câu hỏi về tìm thấy sức mạnh tinh thần và thể lý ở đâu trong chuyến viếng thăm, Đức Thánh Cha trả lời: “Đây là món quà từ Chúa. Khi tôi đến một nước thì tôi quên mọi thứ khác, chỉ còn lại ở đó thôi. Trong các chuyến tông du tôi không cảm thấy mệt; nhưng mệt sau đó. Tôi tin là Chúa ban cho tôi sức mạnh. Tôi xin Chúa cho tôi được trung thành để phục vụ Ngài, để những chuyến đi không phải là du lịch. Nhưng rồi... tôi cũng không làm gì nhiều!”
Tương quan với các Giáo hội Chính thống trong nước?
Với câu hỏi về các Giáo hội Chính thống trong nước thì Đức Thánh Cha trả lời: “cách chung thì tương quan tốt, có ý ngay lành. Các thượng phụ là những con người của Chúa. Đức thượng phụ Kirill nói có lỗi chỗ này chỗ kia, nhưng là con người, ai mà chẳng có lỗi. Rồi có những sự kiện liên quan đến lịch sử. Tổng thống nói: ‘Việc li giáo đã xảy ra ở Macedonia. Bây giờ Đức Thánh Cha đến để khâu lại.’ Tôi không biết. Là anh em, chúng ta không thể tôn thờ Ba Ngôi nếu không nắm lấy tay của anh em mình.” Liên quan đến việc phong thánh cho chân phước Stepinac, Đức Thánh Cha nói đang nghiên cứu thêm để những sự thật được sáng tỏ với sự giúp đỡ của Đức thượng phụ Serbia, Ireneo.
Phong chức phó tế cho phụ nữ?
Với câu hỏi về việc phong chức phó tế cho phụ nữ, Đức Thánh Cha trả lời: “Một uỷ ban đã nghiên cứu trong hai năm. Nhưng họ có những ý kiến khác nhau. Về việc phong chức phó tế cho phụ nữ: có một cách hiểu về phó tế nữ khác với phó tế nam. Ví dụ, các công thức được tìm thấy cho đến nay không giống với công thức phong chức phó tế nam. Điều giống nhau được tìm thấy cho đến nay là chúc lành đan viện của viện mẫu. Đây là kết quả. Những người khác nói ‘không’, đây là một công thức phó tế... Có những phó tế nữ ngay từ đầu. Nhưng điều họ nhận có phải là bí tích hay không? Họ đã giúp trong việc làm phép rửa. Có những tài liệu nói các giám mục đã kêu gọi khi có một bạo lực hôn nhân. Các nữ phó tế được cử đi xem những vết bầm trên cơ thể người phụ nữ bị chồng đánh. Nhưng không có gì chắc chắn là chức phong của họ có cùng hình thức và cùng mục đích với chức phong đối với nam. Một số người nói rằng điều này còn nghi ngờ. Chúng ta tiếp tục nghiên cứu. Nhưng cho đến thời điểm này thì chưa được.”
Cuối cùng Đức Thánh Cha nói thêm hai kinh nghiệm về chuyến viếng thăm. Trước hết là tại Macedonia, ngài nhìn thấy cử chỉ phục vụ dịu dàng của các nữ tu dành cho những người nghèo. Và sau đó là kinh nghiệm mạnh mẽ khi ngài nhìn thấy 242 cháu rước lễ lần đầu. Các em là tương lai của Giáo hội và của Bulgaria.
Văn Yên, SJ (VaticanNews 08.05.2019)
Chỉ Lật Đổ Mới Hết CS
08/05/201900:00:00(Xem: 543) Vi Anh
Trọng còn hay mất, CS vẫn là CS, chỉ có cách mạng lật đổ CS thì mới hết CS.
Ba đài phát thanh quốc tế RFA, VOA của Mỹ và RFI của Pháp có chương trình tiếng Việt đều có đề cập việc Tổng bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước CSVN không có mặt trong phái đoàn Đảng Nhà Nước đến dự tang lễ của Tướng Lê Đức Anh Chủ Tịch Nước CS chết trong lễ quốc táng hai ngày.
Cả ba đài đều nhấn mạnh tới hai sự kiện là đảng nhà nước, Bộ ngoại giao và “báo đài” CSVN đều có công khai, minh thị, nhất tề thông báo Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban lễ tang Lê Đức Anh nhưng khi làm lễ quốc táng thì không thấy ông Trọng ấy.
Thế là bàn ra tán vào ì xèo, dư luận nóng hổi. Nào Bộ Ngoại giao thông báo Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban tang lễ Lê Đức Anh - là nhằm đối phó với áp lực dư luận trong ngoài nước. Nào Ô. Trọng ‘mất tích’ tại đám tang Lê Đức Anh, trưởng ban tang lễ giao cho Trương Hòa Bình - Phó thủ tướng thường trực, trái với nghị định 105 quy định ‘trưởng ban lễ tang là tổng bí thư hoặc chủ tịch nước’. Nào việc Trọng không có mặt tại lễ tang Lê Đức Anh có thể là cú châm ngòi cho cuộc tranh đua quyền lực của các đại cán CS, lôi theo phe phái cấp dưới và địa phương. ‘ Sự cố’ chánh trị nội bộ ấy làm Quyền Trưởng Ban Lễ Tang Trương Hòa Bình bị ‘ tẩu hoả nhập ma’, lẹo lưỡi xướng danh giới thiệu lầm Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân’ là chủ tịch nước, lộn tùng pheò như việc cử người thay thế Trọng làm trưởng ban tang lễ.
Ngoài việc phó thủ tướng lại được thay làm trưởng ban tang lễ, Thủ Tướng Nguyễn xuân Phúc được đọc điếu văn, chớ không phải đại diện Bộ chánh trị hay trưởng ban Bí Thư đảng. Thế của chánh phủ vọt lên cao hơn Bộ Chánh Trị và đảng quyền. Một bản án bỏ túi mà những cột trụ đang tại chức và tiềm năng dành cho Thủ Tướng Nguyễn xuân Phúc từng mang tiếng là Phúc ‘niểng’ có tật nghiêng đầu và nói tiếng Mỹ “ma dzê in VN” và vô phép gọi CLMV (Cờ Lờ Mờ Vờ) là danh từ riêng viết tắt của các nước Campuchia, Lào, Myanmar (Miến Điện) và Việt Nam.
Qua chuyện này cũng có một điều mà người Miền Nam gọi là “ngộ quá”. Ông Phạm chí Dũng cán bộ CS từng làm việc cho nhiều ngành của Đảng Nhà Nước CS, sau đó gọi là ly khai đảng. Ông ấy tự do viết blog, gởi ra các đài ngoại quốc mà không bị công an, cảnh sát, nhà cầm quyền CS bắt bớ, kêu án bò tù, quản thúc gì như những nhà báo, những bloggers khác.
Thiết nghĩ vài ba cái đầu nhứt định không khôn hơn nhiều cái đầu vốn là kiến thức và kinh nghiệm của nhân dân VN trong ngoài nước. Nhân dân VN nghĩ Trọng còn hay Trọng mất, Đảng CS vẫn còn, nhà nước CS vẫn còn, đảng viên CS nào lên chế độ CS độc tài đảng trị toàn diện vẫn còn. Chỉ có lật đổ CS bằng một cuộc cách mạng, làm ra một chánh quyền mới của dân,do dân, vì dân thì mới có tự do, dân chủ, nhân quyền VN, mới có tam quyền phân lập,dân chủ pháp trị.
Cho đến bây giờ dù Trọng lâm trọng bịnh, tai biến mạch máu não, bán thân bất toại, miệng méo, hay chỉ sống thực vật, thở bình nhơn tạo đi nữa thì chế độ CSVN vẫn là chế độ CS của Trọng mà không có Trọng, như CSVN bây giờ vẫn sống và làm việc theo tư tưởng Hồ chí Minh dù ông này chết cả nửa thế kỷ rồi, mà đảng nhà nước CS vẫn ướp xác, sống trên cái thây ma của ông Hồ.
Thật là không tưởng, thật là cái bịnh chẻ sợi tóc ra làm đôi làm ba, bàn ra tán vào khi một lãnh tụ CS chết thì sẽ có đổi thay đường lối, sách lược, binh pháp của CS.
Lịch sử cho thấy chế độ CS chỉ có lật đổ họ bằng cách mạng đổ máu hay bạo lực thì mới vứt bỏ CS được, mới giải trừ CS được. Trong danh từ chánh trị CS, không có chữ thoả hiệp. CS quan niệm đấu tranh hay chiến tranh quân sự hay chánh trị là một mất một còn, ai thắng ai chớ không có thoả hiệp, hoà giải. Ngay như CS thất bại trong đường lối kinh tế tập trung, để cứu chế độ khỏi đột quị, CS phải chuyển sang kinh tế thị trường, cho đầu tư ngoại quốc vào làm ăn, cho tư nhân sản xuất kinh doanh, CSVN, CS Trung Quôc hai chế độ CS còn sót lại sau Chiến tranh Lạnh vẫn chuyển sang kinh tế thị trường theo “định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Cho đến bây giờ chưa thấy một thế lực quốc tế nào có thể tiếp nhân dân VN làm cuộc cách mạng lật đổ CS. Cũng chưa thấy một vài đại cán CSVN có tư tưởng tiến bộ như Gorbachev, Yeltsin ở Nga. Chưa thấy Mỹ động tịnh gì giúp nhân dân VN đứng lên, nổi dậy đông người, khắp nước làm một cuộc cách mạng lật đổ nhà cầm quyền CS dù TT Trump lên tiếng kêu gào chống chủ nghĩa xã hội tức chủ nghĩa CS.
Nhưng cùng tắc biến. Dân số VN nay đã lên gần 100 triệu. Đàng CS chỉ chiếm có 4% dân số. Chỉ cần ¼ dân số VN đứng lên đánh đuổi CSVN, thì tình hình có thể khác. ¼ nôi lực dân tộc VN ấy đánh đuổi CS bằng mọi hình thức, biều tình, chống đối bất tuân hành dân sự, đương đầu đổ máu, bạo lực ngầm hay công khai, cây dao ăn trầu của các bà mẹ quê cũng sử dụng chống CSVN, thì có thể chuyển cái suy của nhân dân VN thành cái thịnh của quốc gia dân tộc Việt. Không có cuộc cách mạng lật đổ nào, đánh đuổi bọn cầm quyền gian ác, đàn áp, bóc lột lương dân mà không đổ máu. Đừng nghe những nhà ngoai giao, chánh tri gia giả đạo đức sống trong phòng lânh, ăn ở nhà hàng, di chuyển băng máy bay hạng A, xe hơi sang kêu gọi đấu tranh bất bạo động vi họ có mất nước, có bị đàn áp, bóc lột đâu, như người dân Việt bị CS thống trị gần một thế kỷ rồi.
Người dân Việt đứng lên làm cách mạng lật đổ CS chỉ cần hy sinh một số nhỏ hơn số đồng bào vượt biên bị CS rượt, băn chết, thì tình hình sẽ khác đi. Đặc biệt là hiện nay có khoảng 4 triệu người Việt tỵ nạn CS nay đã thành công dân của các nước sở tại như My, Canada, các nước Liên Âu, Úc. VN hải ngoai sẽ biểu tình đánh động lương tâm Nhân Loại trước cuộc CSVN tàn sát người dân đòi tư do, dân chủ, quốc tế sẽ can thiệp ngay. Các nước như Mỹ sẽ giúp nhân dân VN như đang giúp nhân dân Venezuela một cách công khai. Chánh quyền các nước sẽ cô lập CSVN, phong toả kinh tế, thương mại CSVN. Và một cách bí mật các cơ quan tình báo của các siêu cường Tây Phương như Mỹ, Anh, Úc Pháp bằng cách nầy hay cách khách khác sẽ giúp nhân dân VN như Mỹ thời TT Reagan gíup nhân dân Ba Lan và Công đoàn Đoàn kết.
Một số dấu chỉ cho thấy người Việt bắt đầu cuộc cách mạng lật đổ CS. Gần đây CSVN tuyên nhiều bản án tù với tội danh 'âm mưu lật đổ chính quyền'. Tiêu biểu RFI 5-10- 2018 loan tin trong phiên xử sơ thẩm, ngày 05/10/2018, Tòa án Nhân dân Thành phố Saigon tuyên án từ 8 đến 15 năm tù đối với năm người bị cáo buộc là thành viên của tổ chức «Liên minh Dân tộc Việt Nam», với tội danh «hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân». Số anh chị em này không chút sợ sệt, trái lại tỏ ra tin tưởng hành động lật đổ chánh quyền CS là chánh nghĩa là chuyện phải làm./.
(VA)
Trump-Tập công khai thách đấu
Ngô Nhân Dụng May 7, 2019

Một nhà đầu tư theo dõi giá cổ phiếu qua điện thoại tại thị thường chứng khoán Thượng Hải hôm Thứ Hai, 6 Tháng Năm, 2019. Các thị trường chứng khoán bên Tàu tụt xuống, các cổ phiếu mất đến 6% giá trị. (Hình: AP Photo)
Ngày Chủ Nhật, 5 Tháng Năm, Tổng Thống Donald Trump dọa nếu Bắc Kinh không nhượng bộ ông sẽ tăng thuế nhập cảng từ 10% lên 25% trên $200 tỷ hàng hóa mua của Trung Quốc, bắt đầu từ Thứ Sáu. Ông dọa thêm, sẽ còn đánh thuế 25% trên hơn $300 tỷ hàng hóa khác.
Trong ngày Thứ Hai, các thị trường chứng khoán bên Tàu tụt xuống, các cổ phiếu mất đến 6% giá trị, số tụt giảm nặng nhất trong ba năm qua.
Thị trường chứng khoán Mỹ cũng xuống, nhưng nhẹ hơn vì nước Mỹ xuất cảng sang Tàu ít hơn Tàu bán sang Mỹ. Trong hai ngày cổ phiếu 500 công ty Mỹ trong chỉ số S&P500 mất tổng cộng $500 tỷ. Ngày Thứ Ba, Chỉ số DJ trên thị trường chứng khoán New York tụt 473 diểm, mất 1.8%, xuống nhiều nhất kể từ đầu Tháng Giêng năm nay.
Với gần 100 chữ viết trong thông điệp Twitter, ông Donald Trump đã thách thức ông Tập Cận Bình, trước mắt bàn dân thiên hạ.
Trong hai ngày, báo, đài của Trung Cộng không đả động gì đến lời đe dọa của ông Trump. Tới ngày Thứ Ba, ông Tập Cận Bình mới trả lời, qua một bài ý kiến của nhật báo Nhân Dân ở Bắc Kinh. Họ viết trên WeChat, một thứ giống như Tweeter ở bên Tàu, “Làm việc gì có ích lợi, không ai đòi hỏi chúng tôi cũng làm. Cái gì không thuận lợi, thì dù anh đòi hỏi cách nào, chúng tôi cũng không lùi bước.” Và kết luận bằng giọng điệu thách thức: “Đừng ai nghĩ đến chuyện đó!”
Đúng là Trump và Tập đang gườm nhau trên võ đài mậu dịch.
Chuyện gì đã gây nên tình trạng căng thẳng này?
Donald Trump bắt đầu tăng thuế đánh trên hàng nhập cảng từ Trung Quốc với mục đích giảm bớt thâm thủng mậu dịch của Mỹ, hàng $400 tỷ mỗi năm đối với nước Tàu. Trung Cộng đã trả đũa, đánh thuế trên hàng do Mỹ xuất cảng sang Tàu. Trong hai năm qua, số khiếm hụt mậu dịch của Mỹ vẫn tăng thêm, không giảm.
Kể từ Tháng Mười năm ngoái, các cuộc thương thuyết giữa hai nước diễn ra trên hai vấn đề chính. Trên một mặt trận, Mỹ tiếp tục đòi Bắc Kinh phải nhập cảng hàng của Mỹ nhiều hơn để chấm dứt cuộc đấu võ bằng quan thuế. Mặt trận thứ hai quan trọng hơn. Mỹ yêu cầu Tàu phải thay đổi chính sách kinh tế. Phải mở cửa cho các công ty Mỹ làm ăn dễ dàng hơn, chấm dứt việc trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước giúp họ cạnh tranh với các công ty Mỹ, chấm dứt việc lấy trộm các “sản phẩm trí tuệ” như các kỹ thuật tân tiến của xí nghiệp Mỹ.
Cuộc thương thuyết gần đây đã tiến bộ trên cả hai mặt đó. Nhưng cho đến cuối tuần qua, hai bên bước đến một vấn đề mấu chốt: Làm cách nào để kiểm chứng các hứa hẹn của chính quyền Trung Cộng, bắt buộc họ phải thi hành nghiêm chỉnh?
Phía Mỹ muốn các biện pháp “trừng phạt” nếu Bắc Kinh không giữ lòi. Chẳng hạn, nếu Bắc Kinh vẫn tiếp tục vi phạm tác quyền kỹ thuật của Mỹ, hay đối xử bất công với các công ty Mỹ, thì chính phủ Mỹ sẽ đánh thuế nhập cảng trên hàng mua từ nước Tàu để trừng phạt, mà phía Tàu không được phép đánh thuế trả đũa. Mỹ cũng muốn nước Tàu phải đặt ra những luật lệ mới bảo vệ quyền sở hữu trên các “sản phẩm trí tuệ” thay vì chỉ thi hành các đạo luật đang có, mà Mỹ đòi là không đủ mạnh. Đặc biệt, phía Mỹ yêu cầu phải ghi rõ các điều này trong bản thỏa hiệp hai bên sẽ ký kết.
Đến chỗ đó thì Bắc Kinh không nhượng bộ.
Theo nhật báo South China Morning Post, ông Tập Cận Bình không chấp nhận yêu cầu của Mỹ, Ông nói rằng: “Tôi sẽ là người gánh tất cả hậu quả!”
Khi Phó Thủ Tướng Lưu Hạc báo tin cho các bộ trưởng trong chính phủ Mỹ biết, ông Trump nổi giận.
Nếu nhượng bộ, ông Tập Cận Bình lo sẽ có những hậu quả nào?
Trước hết, Tập sẽ mất mặt. Người dân nước Tàu sẽ hỏi tại sao nhượng bộ nhiều quá như thế? Trong bản thỏa hiệp, Mỹ chỉ nhượng bộ một điều, là bãi bỏ thuế quan mới đánh. Còn Trung Cộng vừa phải xóa bỏ thuế, lại vừa phải chịu thêm các điều kiện khác!
Giấc Mộng Trung Quốc mà ông Tập Cận Bình vẫn hô làm khẩu hiệu từ dăm năm nay đã kích thích tự ái dân tộc của người Trung Hoa trong lục địa. Người dân đã nuôi dưỡng hình ảnh một Trung Quốc vĩ đại, sắp vượt qua Mỹ quốc đến nơi rồi. Họ không nhìn thấy những yếu kém của kinh tế Trung Quốc. Ngay cả Bộ Chính Trị đảng cũng vậy.
Trong phiên họp thường lệ vào Tháng Hai vừa qua, Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Trung Quốc không bàn gì đến vấn đề kinh tế, dù cuộc chiến tranh mậu dịch đang tới hồi gay cấn. Người dân cũng không thấy cuộc chạy đua tăng quan thuế với Mỹ ảnh hường đến đời sống hằng ngày của họ như thế nào. Vì các báo, đài không được loan báo tin tức về số xuất cảng sang Mỹ tụt giảm. Ngược lại, ở Mỹ thì ai cũng được nghe tin về hàng mua từ bên Tàu đã lên giá.
Tập Cận Bình đang sa chân vào cái bẫy do chính mình dựng lên. Năm 2019 lại là một năm đặc biệt, đánh dấu nhiều biến cố trong lịch sử Trung Quốc. Tháng Năm, ngày bốn là 100 năm Ngũ Tứ Vận Động. Tháng Muời sẽ là lễ hội lớn, 70 năm thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Tình tự dân tộc được khích động, đến ngày 4 Tháng Sáu người ta sẽ nhớ đến cuộc tàn sát ở Thiên An Môn năm 1989, đúng 30 năm, nếu trong lòng bất mãn với chế độ. Tập Cận Bình không rút chân ra khỏi cái bẫy này được.
Đúng lúc đó thì Donald Trump “tuýt” những lời đe dọa “quyết chiến” và đặt ra những điều kiện phũ phàng!
Vì vậy Tập Cận Bình càng phải tỏ ra cứng rắn!
Cả hai người, Trump và Tập Cận Bình đều được lợi nếu ký kết một “thỏa ước đình chiến” trong cuộc chiến tranh mậu dịch này. Nhưng hai người đang khóa tay khóa chân nhau, đẩy nhau tới bờ vực. Cả hai không thể cho dân chúng thấy mình đã nhượng bộ đối thủ. Cả hai đều được phấn khích về nền kinh tế nước mình, vẫn tăng trưởng dù đang tranh chấp. Cứ như vậy, tại sao phải nhượng bộ, mất mặt.
Nếu nhìn thuần túy về kinh tế, Tập Cận Bình cần một thỏa hiệp nhiều hơn Trump. Kinh tế Mỹ có dấu hiệu vẫn vững mạnh. Kinh tế Trung Quốc khá hơn trong mấy tháng vừa qua nhưng trên đường dài thì sẽ bất lợi hơn nếu cuộc chiến tiếp diễn.
Nhưng đó là cách nhìn khách quan và trường kỳ. Trong ngắn hạn, câu chuyện có thể khác.
Ông Trump sẽ phải tranh cử trong năm tới. Ông Tập Cận Bình thì không. Nếu kinh tế mỗi nước đều xuống, thì dân Mỹ sẽ kêu trời. Còn dân Tàu có muốn kêu cũng không được mở miệng.
Tổng Thống Donald Trump rất quan tâm đến thị trường chứng khoán, ông vẫn coi thị trường lên là một thành quả nhờ ông mới có. Nhưng người ta tiên đoán, nếu ông thực sự tăng thuế quan lên 25% như lời đe dọa, chỉ số S&P500 sẽ tụt mất 2%; và nếu chiến tranh mậu dịch tiến đến hơn nữa, S&P500 có thể mất 7% giá trị. Các nhà đầu tư Mỹ sẽ tìm cách can ngăn ông tổng thống.
Ngày Thứ Ba nhật báo The Wall Street Journal mới viết trong bài quan điểm, nhắc nhở Tổng Thống Trump: “Ngày Chủ Nhật, tổng thống mới viết trên Twitter rằng đánh thuế quan (trên hàng hóa Trung Quốc) là một lý do khiến kinh tế Mỹ vững mạnh.” Nhưng tờ báo có khuynh hướng Cộng Hòa viết tiếp, “điều này trái ngược với sự thật. Kinh tế vẫn tăng trưởng mặc dù tăng thuế quan, nhưng số công việc làm trong các ngành chế tạo năm nay đã giảm bớt một phần vì kinh tế nước Tàu tiến chậm hơn.”
(Ngô Nhân Dụng)
Tòa Bạch Ốc chỉ thị cho ông McGahn không tuân theo trát đòi Quốc Hội
May 7, 2019

Photo credit: Pool / Getty Images, FILE ABC News – Tòa Bạch Ốc chỉ thị cho cựu cố vấn Donald McGahn không tuân theo một trát đòi của các nhà lập pháp Dân Chủ của Hạ Viện phải giao nộp tài liệu cho họ.
Tùy viên báo chí Sarah Sanders của Tòa Bạch Ốc cho hay đây là các tài liệu có liên quan đến cuộc điều tra của ông Robert Mueller về ban vận động tranh cử của TT Trump. Tuyên bố với phóng viên ABC News hôm thứ ba 7/5, bà Sanders nói: “Tôi không nghĩ là chuyện phải tuân thủ trát đòi như thế sẽ xảy ra, chúng tôi xem đây là một vụ đã chấm dứt và chúng ta phải tiến lên phía trước cho nhân dân Hoa Kỳ”
Cựu cố vấn McGahn là gương mặt hàng đầu trong bản báo cáo của Robert Mueller vì ông McGahn đã cộng tác rất tích cực với ủy ban điều tra của ông Mueller trước đây.
Được biết ủy ban Mueller đã tiếp xúc với ông McGahn ít nhất 3 lần và thẩm vấn ông ‘quyết liệt nhất’, nếu so với các nhân viên khác của chính phủ Trump được ủy ban điều tra Mueller mời thẩm vấn.
Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ Viện Jerry Nadler nhận định: “Ông McGahn là một nhân chứng chủ chốt cho nhiều cáo giác về ngăn cản pháp luật và các tố cáo khác xuất hiện trong báo cáo Mueller, điều trần của ông sẽ soi rọi thêm các việc làm khuất tất về pháp luật của TT Trump”
Ngày đáo hạn mà ông Mcgahn phải giao nộp các tài liệu cho Ủy ban Tư pháp Hạ Viện là hôm nay thứ ba và ông cũng được yêu cầu xuất hiện trước Hạ viện vào cuối tháng này để điều trần. Ông McGahn cũng là viên chức khuyến cáo TT Trump không nên sa thải ông Robert Mueller khi TT Trump có ý định này trước đây.
Đào Nguyên
Lấy hiện tại mà định cho tương lai là một sự phán đoán nông nổi!

Nguyên Thạch (Danlambao) - Tư duy của con người cũng vậy, nếp suy nghĩ cùng chí hướng của một vài người hay thậm chí của vài trăm ngàn người cũng chưa thể xoay chuyển được xã hội nhưng nếu 90 triệu dân Việt Nam có cùng một suy nghĩ và cùng chung một hành động thì điều đó chắc chắn sẽ tạo nên một xã hội thống nhất mà không có bất cứ thế lực cai trị nào có thể tồn tại được. Cũng một thể ấy, nếu trên 7 tỉ con người trên hành tinh cùng nhận thấy rằng Chủ nghĩa Cộng sản, Chủ nghĩa Tôn giáo cực đoan là VÔ NHÂN TÍNH, đi ngược lại với THIÊN TÍNH thì hai thứ chủ nghĩa trên sẽ bị triệt tiêu. Câu ví "Ý dân là ý Trời" là thế.
* Vũ trụ là thực thể vô tận, một sự nhiệm mầu đánh kinh mà không có bất cứ một người phàm nào thấu hiểu hết được. Hành tinh nơi con người đang sinh sống cũng không thể tách rời sự nhiệm mầu ấy. Tư duy của con người là những chuỗi suy nghĩ vô cùng nhỏ bé mà nếp suy nghĩ đó lại phải thay đổi theo dòng thời gian theo điều kiện và hoàn cảnh sống. Sự thay đổi ấy, có thể theo khuynh hướng tốt hoặc khuynh hướng xấu nhưng cho dù là khuynh hướng nào đi chăng nữa thì nó vẫn không thể đạt đến mức độ hoàn hảo. Từ đó, con người từ lâu đã nghĩ rằng "Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên". Câu ngạn ngữ này đã nói lên được ý niệm "Người tính không bằng Trời tính". Riêng lũ cộng sản vô thần thì chúng quan niệm “nhân định thắng thiên”, mà 2 câu ca dao sau đây đã nêu lên sự châm biếm lũ vô thần này:
"Mất mùa là tại thiên tai Được mùa là bởi thiên tài đảng ta".
Những ai căn cứ vào hiện tại mà khẳng quyết cho tương lai gần cũng như tương lai xa là một sự phán đoán vô cùng sai lầm đầy thiển cận vì vũ trụ biến đổi không ngừng, từ đó nhân sinh quan cũng không hề là bất biến.
Trên phương diệt vật lý và hóa học, sự biến chuyển vật lý sẽ tạo nên những lực mạnh mới, sự pha trộn các hóa chất dù vô tình hay hữu ý sẽ gây ra những phản ứng hóa học mà hạt nhân, hạch tâm, bom H... là những phản ứng vô cùng khủng khiếp.
Tư duy của con người cũng vậy, nếp suy nghĩ cùng chí hướng của một vài người hay thậm chí của vài trăm ngàn người cũng chưa thể xoay chuyển được xã hội nhưng nếu 90 triệu dân Việt Nam có cùng một suy nghĩ và cùng chung một hành động thì điều đó chắc chắn sẽ tạo nên một xã hội thống nhất mà không có bất cứ thế lực cai trị nào có thể tồn tại được. Cũng Cũng một thể ấy, nếu trên 7 tỉ con người trên hành tinh cùng nhận thấy rằng Chủ nghĩa Cộng sản, Chủ nghĩa Tôn giáo cực đoan là VÔ NHÂN TÍNH, đi ngược lại với THIÊN TÍNH thì hai thứ chủ nghĩa trên sẽ bị triệt tiêu. Câu ví "Ý dân là ý Trời" là thế.
Vạn vật không có gì là vĩnh viễn, SINH và DIỆT là nguyên lý mà cho tới ngày hôm nay vẫn chưa có ai chứng minh ngược lại, và cũng chưa có ai hiểu hết được sự nhiệm mầu từ Đấng Toàn Năng. Cho nên cả quyết một số hay toàn thể vấn đề theo mức độ hiểu biết của người phàm thì được xem là rất nông nỗi.
Không một thể chế nào có thể tồn tại mãi và ngay cả các đế chế cũng vậy. Mọi phương cách duy trì các thể chế bằng bạo lực, cho dù có mạnh đến cỡ nào rồi cũng phải suy tàn. Chế độ cộng sản phi nhân bản dù có cố gắng tận dụng mọi chuyên quyền thế nào đi nữa thì cũng phải đến hồi sụp đổ. Trước năm 1989, có bao người nghĩ rằng các đảng Cộng sản Đông Âu sẽ sụp đổ sau các cuộc cách mạng ấy được khởi nguồn từ Ba Lan? Và có mấy ai ngờ rằng Liên Xô bị giải thể vào cuối năm 1991 dẫn đến kết quả là Nga và 14 quốc gia tuyên bố độc lập của khỏi Liên Xô: Armenia, Azerbaijan, Belarus, Estonia, Georgia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Latvia, Litva, Moldova, Tajikistan, Turkmenistan, Ukraina và Uzbekistan?.
Riêng 3 cơ chế cộng sản còn lại là Trung Cộng, Bắc Hàn và CS Việt Nam, có ai dám quả quyết rằng các cơ chế này sẽ tồn tại mãi mãi?.
Vậy câu hỏi là: Khi nào cơ chế độc tài toàn trị này sụp đổ, điều đó nó hoàn toàn tùy vào lòng dân. Dân dung dưỡng hoặc sợ hãi thì nó còn hiện hữu, dân cương quyết đứng lên hành động và dứt khoát muốn nó sụp, ắt nó phải sụp vậy.
Đừng ngắm bầu trời xanh hôm nay mà phán rằng ngày mai không phong ba bão tố.
Đừng thấy biển lặng im nghĩ rằng sẽ không có triệu sóng ngầm.
Đừng nhìn đất bằng hôm nay mà nói rằng tương lai không địa chấn.
Con người ơi, sao qua được Đấng Toàn Năng?.
Nguyên Thạch danlambaovn.blogspot.com
BÊN KIM ĐANG CÓ NGA. TRÒ CON NÍT CUẢ KIM JONG UN
Tôn Nữ Hoàng Hoa 2019-05-07

Có một số người mắc bệnh hoang tưởng thường hay tự tạo cho mình một uy quyền trong thiên hạ dù đó là một chứng bệnh thuộc dạng tâm thần.
Cái tâm thần bất định đó phát sinh ra từ một quá khứ không lấy gì tốt đẹp do từ sự lo lắng, sợ hãi. Chính cái bịnh hoang tưởng này đã ảnh hưởng không ít thì nhiều vào xã hội vì tính cách tự tôn, tự đại không còn lý trí để nhận thức việc trái và việc phải khác nhau như thế nào. Hành xử như trò con nít.
Như chuyện của anh chàng Kim Jong Un nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên. Mới đây báo chí ở Bắc Triều Tiên cho hay là Kim Jong Un lại thêm một lần thử nghiệm nguyên tử để ra oai với Mỹ, có tính cách khiêu khích từ vụ đàm phán thất bại tại Hà Nội tháng hai vừa qua.
Kim Jong Un đòi hỏi phải giải toả lệnh trừng phạt đối với Bắc Triểu Tiên ngay trong khi Kim Jong Un không thoả thuận nhiều với vấn đề hạch nhân. Hội nghị tan vở, TT Trump bỏ ra về và cho biết không còn gì để nói. Sau khi hội nghị giữa TT Trump và Kim Jong Un không kết quả, Nga lên tiếng rằng các biện pháp trừng phạt Bắc Triều Tiên phải nên nới lỏng. Mỹ cáo buộc Nga đang giúp Bình Nhưỡng không tuân thủ một số điều kiện. Nga phủ nhận lời cáo buộc đó.
Hôm thứ năm vừa qua Kim Jong Un và Putin đã gặp nhau tại cảng Vladivostok ở miền Đông nước Nga. Đây là cuộc hội nghị đầu tiên giũa Kim và Putin nhằm mục đích chống lại ảnh hưởng của Mỹ với Bình Nhưỡng. Putin rất muốn đưa Moscou trở thành một cầu thủ trong cuộc đấu giữa Bình Nhưỡng với Washington. Chính ngay Kim Jong Un cũng rất háo hức muốn đưa Putin vào trong các cuộc đàm phán theo cơ quan truyền thông Korean Central New Agency (KCNA).
Được sự ủng hộ của Nga, Kim Jong Un ra tay khiêu khích Mỹ bằng cách thử đầu đạn tên lửa hôm thứ bảy vừa qua sau hơn một năm rưởi đình chỉ.
Hành động khiêu khích của Kim Jong Un cốt ý làm cho TT Trump tức giận nhưng hãng thông tấn KCNA chính thức của Triều Tiên đã không đề cập đến sự việc khiêu khích đó trong báo cáo của mình, nói rằng Kim đã ra lệnh "khoan tấn công" liên quan đến "nhiều nơi phóng tên lửa tầm xa" - - vốn không nhắm vào các nghị quyết trừng phạt của Liên Hợp Quốc - và "vũ khí dẫn đường chiến thuật" không xác định.
Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên đã đứng đầu cuộc chiến kể từ khi hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim sụp đổ vào tháng 2, khi cuộc mặc cả không thành bởi các lệnh trừng phạt và mức độ nhượng bộ của Bình Nhưỡng đối với kho vũ khí cũng không thay đổi.
Trước những khiêu khích của KIm Jong Un, TT Trump đã không tức giận mà lại còn cho biết là Kim Jong Un đã biết là TT Trump luôn luôn bên Kim và ông chắc chắn rằng Kim sẽ không dám thất hứa với TT Trump. TT Trump tin tưởng rằng thoả thuận sẽ xảy ra. TT Trump đã không đề cập đến chi tiết những gì Kim Jong Un đã hứa. TT Trump Tweet “"He also knows that I am with him & does not want to break his promise to me. Deal will happen!"
Trong khi đó Ngoại trưởng Hoa Kỳ ông Pompeo đã phát biểu hôm Chủ nhật trên đài ABC, cho biết các tên lửa có tầm bắn tương đối ngắn, không vượt qua ranh giới quốc tế, đã đổ vào vùng biển phía đông của Triều Tiên "và không gây ra mối đe dọa cho Hoa Kỳ hoặc Hàn Quốc hay Nhật Bản."
Hôm thứ Năm, ông Putin nói rằng cuộc họp giữa Kim và Putin cũng giống như Washington. Moscou cũng ủng hộ các nỗ lực giảm đi căng thẳng và ngăn ngừa xung đột hạt nhân. Nhưng Putin cũng nhấn mạnh rằng Triều Tiên cần "đảm bảo an ninh, bảo vệ chủ quyền của mình".
Putin đang chơi trò ngư ông thủ lợi. Trong khi đó Kim đã mời Putin sang thăm North Korea và cũng đã được Putin nhận lời ngay. Những sự việc đó Kim chỉ muốn cho Washington biết : "Bên ta đang có anh Nga chứ không cô đơn. Kim đang đi tìm kiếm ưu thế cho các cuộc đàm phán trong tương lai với Mỹ, và Kim tin rằng Putin có thể giúp Kim làm điều đó."
Nhưng Kim Jong Un đã lầm khi chơi trò con nít khiêu khích Chính Quyền Trump. Kim Jong Un cứ ngỡ rằng chính quyền Trump rồi cũng hèn nhát như chính quyền Obama. Bởi ngay khi lên nắm chính quyền, TT Trump đã đặt vấn đề quân sự là quan trọng. TT Trump đã tân trang quân đội, khuếch trương vấn đề Quốc Phòng. Theo TT Trump, một nước hùng mạnh là một nước có quân đội vững vàng, có kỹ thuật vũ khí tân tiến. Trong khi đó chính quyền Obama cắt giảm quốc phòng nên nước Mỹ dưới thời Obama không còn là một đại cường quốc trước nhãn quan của thế giới.
Vì thế cái trò con nít của Kim Jong Un có tính cách khiêu khích đó xem như một hành động vừa chơi vừa sợ, như một trò con nít sau khi đi méc bu với đàn anh Nga xong là cứ tưởng mình không cô đơn.
Thật ra việc Kim Jong Un đi cầu cứu Trung Cộng hay Nga cũng chỉ là chuyện dư thừa. Bởi cả Nga và Trung Cộng không ai ủng hộ những cuộc thí nghiệm bom nguyên tử của Bắc Triều Tiên. Nga và TC có thể lợi dụng những khiêu khích đó của Bắc Triều Tiên mà hưởng những đòi hỏi về phía Hoa Kỳ.
Nhưng chắc chắn cả Nga và TC cũng hiểu rằng Kim Jong Un là một con người hoang tưởng. Nếu bất cứ lúc nào mà hệ thần kinh chạy ngược khiến Kim Jong Un dám phóng nguyên tử ra rồi cười hỉ hả thì lúc đó cả Nga và Trung Cộng sẽ lãnh đủ trước khi có thiệt hại đến Mỹ vì Mỹ ở xa hơn.
Trump đã nói : "Hãy chờ xem, Bắc Triều Tiên lại ngồi vào bàn hội nghị lần nữa vì Bắc Triều tiên cần cơm ăn áo mặc cho dân chúng. Kim Jong Un phải hiểu điều đó hơn ai cả.”
TT Trump tuyên bố rằng mối đe dọa hạt nhân của Bắc Triều Tiên đã kết thúc sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử đầu tiên của hai bên tại Singapore vào tháng 6, khi Kim cam kết sẽ hướng tới " phi hạt nhân hóa hoàn trên toàn bán đảo Triều Tiên. "
Bài viết này được viết ra không ngoài mục đích phản đối những lý luận thối nát của các cơ quan truyền thông VN hải ngoại đang ra sức phổ biến những tin tức sai sự thật về Bắc Triều Tiên khiêu khích Mỹ trên những tuyên truyền theo lý luận của VC.
Tôn Nữ Hoàng Hoa Ngày 7/5/2019
NƯỚC MỸ SẼ THỨC TỈNH TRƯỚC HIỂM HỌA TÀU CỘNG
Tác giả: Trần Hùng Nguồn: Người Việt Giữ Nước Việt Ngày đăng: 2019-05-05
Sau khi tác phẩm "Death by China - Chết bởi Tàu cộng" của tác giả Peter Navarro phát hành thì từ tổng thống Donald Trump, đến phó tổng thống Mike Pence, Ngoại trưởng Mike Pompeo, Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Patrick Shanahan, Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton,... đều cảnh báo Tàu cộng là mối đe dọa thường trực và nguy hiểm của nước Mỹ.
Nay ông Christopher Wray , giám đốc Cục điều tra liên bang Mỹ - FBI cũng lên tiếng cảnh báo "Hơn khi nào hết, các đối thủ đang nhắm vào tài sản, thông tin và ý tưởng cho sự đổi mới, nghiên cứu và phát triển, công nghệ của chúng ta. Không có quốc gia nào đặt ra mối đe dọa về thu thập thông tin tình báo nghiêm trọng hơn, rộng lớn hơn như Tàu cộng".
Vậy nhưng lão Joe Biden, cựu phó tổng thống 2 nhiệm kỳ dưới thời Obama và hiện đang chạy đua vận động giành vé trong đảng Dân chủ để đấu loại trực tiếp với ông Trump vào năm 2020 lại phán trước cử tri ở tiểu bang Iowa rằng "Tàu cộng quá bận rộn để giải quyết các vấn đề trong khu vực và tham nhũng nội bộ. Vì vậy, họ không đặt ra mối đe dọa đối với quyền bá chủ toàn cầu của Mỹ".
Hòa với Joe Biden, bà Hillary Clinton xuất hiện trên một chương trình giải trí châm biếm rằng "Tàu cộng hãy tấn công mạng để đánh cắp hồ sơ khai thuế của Donald Trump".
Như vậy sẽ không còn nghi ngờ gì nữa vào việc có thông tin rò rỉ từ email của bà Hillary Clinton khi bà ta làm ngoại trưởng với bằng chứng bà ta cùng với Obama muốn bán rẻ Đài Loan và Biển Đông cho Tàu cộng với giá trên một ngàn tỉ Mỹ kim.
Những chốp bu quyền lực trong Bạch Cung thời Obama là Obama - Joe Biden - Hillary Clinton - John Kerry đã phơi bày bộ mặt rước Tàu cộng vào nhà để phá tan nước Mỹ. Cử tri Mỹ sẽ không khó nhận ra sự thật nhục nhã này và đảng Dân chủ sẽ về đâu khi những âm mưu đen tối của thế lực phản quốc kia sẽ lần lượt bị ông Trump lôi ra ánh sáng vào dịp vận động tranh cử tổng thống sắp tới đây./.
Tran Hung.
Edited by user Wednesday, May 8, 2019 9:33:20 AM(UTC)
| Reason: Not specified
|