Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 3/22/2011(UTC) Posts: 3,196
Thanks: 326 times Was thanked: 364 time(s) in 256 post(s)
|
Tin Tổng Hợp
Hãy tỏa chiếu đời mình
1/6/2019 9:55:02 AM
Chúa Nhật Lễ Hiển Linh (Is 60, 1-6; Ep 3, 2-3a. 5-6; Mt 2, 1-12)
 Lễ Hiển Linh theo truyền thống, được cử hành vào ngày 6 tháng Giêng. Dịp Lễ này, các tín hữu Tây Phương tưởng nhớ ba nhà Đạo Sĩ thăm viếng Chúa Hài Nhi Giêsu và sự biểu lộ thần tính của Con Chúa cho Dân Ngoại. Các ngài là những đạo sĩ hay chiêm tinh gia đã từng đọc Thánh Kinh của Do thái giáo nên có sự hiểu biết về việc Đấng Thiên Sai sắp xuất hiện và muốn được gặp gỡ Người. Và ta cũng như những nhà khảo cổ, nghiên cứu có thể dựa vào lễ vật các ngài mang theo là những đặc sản của xứ Arabi để đoán rằng các ngài từ xứ Arabi mà đến. Đồng thời dựa vào số lễ vật, người ta cho rằng có 3 vị. Đến thế kỷ VIII, có người còn kể rõ tên của ba vị đạo sĩ ấy là: Men-ki-o (Melchior), Ban-thơ-da (Balthezar) và Gát-pa (Gaspar), đại diện cho ba châu lục thời bấy giờ là châu Âu (da trắng), châu Á (da vàng) và châu Phi (da đen).
Với ý nghĩa Thánh Lễ hôm nay, ta thấy khởi điểm cho cuộc hành trình tìm kiếm là một ánh sao lạ xuất hiện phía trời Đông, tượng trưng cho ơn thánh dẫn khởi từ Thiên Chúa, để ai biết tiếp nhận, sẽ trở nên ánh sáng soi đường. Nhìn thấy ánh sao hằng hà sa số trên bầu trời đêm là một điều bình thường ai cũng có thể làm được, nhưng nhận thấy giữa muôn vàn lấp lánh ấy chỉ một ánh sao lạ thôi lại là chuyện chẳng bình thường chút nào, nếu không muốn nói là do tổng hợp giữa kiếm tìm và gặp gỡ, hay đúng ra giữa ơn Trời ban và lòng người biết mở ra tiếp nhận.
Hành trình của các đạo sĩ là một hành trình đi tìm ánh sáng đức tin. Để có thể gặp được Thiên Chúa, họ phải chấp nhận ra khỏi sự êm ấm của bản thân, từ bỏ những ràng buộc của công việc, gia đình để lên đường. Các ông đã phải trải qua hành trình rất xa và gian nan, có những lúc ánh sao như vụt tắt, nhưng các vị không chán nản thất vọng, trái lại, các ông đã tìm đến cung điện của Hêrôđê để hỏi về vị vua mới sinh hiện ở đâu.
Khi được chỉ cho biết tại Belem, đất Giuđa, các đạo sĩ lại tiếp tục lên đường, ngôi sao lại xuất hiện như để khuyến khích các ông. Các ông đã tìm đến nơi. Họ vào nhà, thấy Hài Nhi và thân mẫu là bà Maria, họ liền sấp mình thờ lậy người. Các đạo sĩ bước vào nhà, là ngôi nhà nơi Thánh Gia đang sống, nhưng ngôi nhà ấy còn là hình ảnh ngôi nhà Giáo hội, là nơi Thiên Chúa đang hiện diện. Các đạo sĩ là những người dân ngoại đã tìm được Chúa Giêsu, họ được mời gọi bước vào nhà của Chúa để ở nơi đây, họ cùng với mọi người tôn thờ Thiên Chúa, được chung hưởng tình yêu và hạnh phúc với Thiên Chúa.
Ba đạo sĩ từ Đông phương lên đường tìm kiếm dấu lạ, không phải vì mưu cầu vật chất, không có ý củng cố sức mạnh tinh thần, nhưng họ vẫn phải đối diện với nguy hiểm, lung lạc mục đích khám phá dấu lạ. Các vị Đạo sĩ nhờ được trang bị số kiến thức cần thiết để biết nhìn trời, nhìn sao, nhất là đủ khôn ngoan, để không bỏ lỡ cơ hội xem bằng mắt, bắt bằng tay dấu lạ Hài Nhi. Các mục đồng, các đạo sĩ, không thể tự biết tìm đến Belem, nếu không có dấu lạ chỉ đường, cả triều thần Hêrôđê và chúng ta hôm nay, đều cần đến sự tác động của dấu lạ mang tên Giêsu.
Chúa Giêsu là ánh sáng. Một khi đến được với Chúa Giêsu, chính chúng ta được soi sáng và trở thành những ngôi sao dẫn đường cho người khác. Trong lịch sử đã từng có những vì sao sáng rực: thánh Phêrô, thánh Gioan, thánh Phaolô, thánh Têphanô, thánh Inhaxiô Antiôkia, thánh Âutinh, thánh Gioan Kim Khẩu, thánh Phanxicô Assisi, thánh Phanxicô Xavier, thánh Têrêxa, thánh Anrê Dũng Lạc, thánh Philipphê Phan Văn Minh, thánh Matthêu Lê Văn Gẫm, thánh Anê Lê Thị Thành… Ngay trong thời đại chúng ta cũng không thiếu những vì sao: thánh Maximilianô Kolbe, chân phước Têrêxa Calcutta…
Và rồi ta cũng không quên ngôi sao sáng chói trong mọi thời đại: Mẹ Maria. Chung quanh chúng ta vẫn có những người đang đi tìm một ngôi sao dẫn đường. Chính chúng ta được Chúa Giêsu mời gọi nhận lấy ánh sáng của Chúa để trở thành một ngôi sao, cho bạn bè, cho con cái, cho hàng xóm láng giềng. Có thể chúng ta chỉ là một ngọn đèn dầu, nhưng vẫn hữu ích cho một ai đó đi tìm nguồn sáng trong một đêm tăm tối.
Thiên Chúa vẫn đang ngỏ lời với chúng ta trong Kinh Thánh. Nội dung Kinh Thánh là một câu chuyện tình giữa Thiên Chúa và con người. Muốn tìm kiếm Chúa, ta phải chuyên tâm học hỏi và suy niệm Lời Chúa được ghi lại trong Kinh Thánh. Khi các nhà đạo sĩ cảm thấy đứng trước ngõ cụt của hành trình tìm kiếm vị Vua mới sinh, các ông đã vào Giêrusalem. Ở đây, các chuyên gia đã khảo cứu Kinh Thánh và tìm được lời giải đáp. Nhờ hướng dẫn trong lời ngôn sứ Mika (Mk 5, 1), các ông tiếp tục lên đường và cuối cùng đạt được điều nguyện ước của mình. Lời Chúa là ánh sáng chỉ đường cho chúng ta trên bước đường đời. Chuyên tâm suy niệm và sống Lời Chúa sẽ giúp ta sống thánh thiện trọn lành.
Ngày hôm nay, việc gặp gỡ thờ lạy Giêsu không cần phải có kiến thức “thiên văn”, không cần phải hàng đêm nhìn lên bầu trời trông chờ “sao lạ”. Đúng hơn, “dấu lạ Giêsu” đang biến mọi đối tượng trở nên tình yêu của Ngài. Các mục đồng, các đạo sĩ phát hiện dấu lạ từ trời, họ đều nhanh chóng lên đường, và rồi họ thật vui mừng hạnh phúc khi gặp Hài Nhi. Mỗi chúng ta hôm nay, khi phát hiện Đức Giêsu là tình yêu bởi trời, nhất định phải khẩn trưởng gặp gỡ Ngài, nếu không niềm vui ơn cứu độ rồi cũng chỉ là chuyện tưởng tượng, chóng qua mà thôi.
Ngày hôm nay, người Kitô hữu được soi dẫn làm việc bổn phận đối với Chúa và Hội Thánh, nhưng nếu thiếu đi sự quyết tâm, chúng ta cũng chỉ là những luật sĩ biệt phái sống trong chờ đợi theo ý mình, lý thuyết mơ hồ. Gặp được niềm vui, thấy được con đường dẫn tới hạnh phúc là mừng, nhưng nếu không dấn thân để có Chúa để được biến đổi, để đức tin trở thành hành động, thì hoàn toàn vô ích, thất bại.
Muốn gặp Hài Nhi Giêsu, các đạo sĩ không thể ngồi nhà ung dung chờ đợi, các ngài đã lên đường, đã hành động bằng lý trí của người trưởng thành. Hành trình của các đạo sĩ có lúc sao ẩn, sao hiện, nhưng dấu lạ của tình thương không thay đổi, dù chặng đường gặp Hài Nhi của chúng ta hôm xưa và hôm nay có gian truân khác nhau. Thiên Chúa yêu thương loài người, các đạo sĩ đến Belem họ có vàng, mộc dược nhũ hương, các mục đồng đến Belem chỉ có tấm lòng, do đó bất cứ thành phần nào, đến gặp Chúa đều vui mừng hạnh phúc với tình yêu cứu độ.
Và rồi ta thấy chính Chúa Giêsu là Ngôi Sao Mai dẫn chúng ta đi vào con đường chói ngời ngọn lửa đức mến. Bước theo ánh sáng Ngôi Sao Mai, người Kitô hữu chiếu tỏa các giá trị Tin Mừng giữa lòng trần thế. Loan báo Tin Mừng là loan báo tình yêu thương, là xây dựng “nền văn minh tình thương”. Những chứng tá đức tin cậy mến, những gương sáng đời sống gia đình, những nỗ lực thực thi các giá trị Tin Mừng chính là những ánh sao cụ thể soi đường truyền giáo trong thời đại hôm nay.
Ngày hôm nay, trong đời sống đạo, nhiều khi thay vì chiếu sáng, chúng ta lại ưa chuộng bóng đêm khi mang trong mình sự ích kỷ như Hêrôđê! Sợ mất quyền, mất chức, sợ mất miếng cơm manh áo, hay sợ liên lụy, phiền hà cách này, cách khác, mà không dám nhìn nhận sự thật hay làm chứng và sống cho chân lý!
Thiên Chúa vẫn luôn tỏ mình ra cho nhân loại qua những dấu chỉ tự nhiên của trời đất, qua từng biến cố lịch sử, qua Lời Người trong Thánh Kinh, qua sự hiện diện của Dân Chúa là Giáo Hội, qua các Bí tích. Muốn gặp được Thiên Chúa, nhất thiết phải nổ lực tìm kiếm. Cho dầu có những thử thách, cam go, những hiểm nguy cạm bẫy, vẫn luôn kiên trì trong đức tin, bền đổ trong lòng mến.
Thiên Chúa yêu thương, Ngài muốn cho mọi dân tộc trên thế giới tin và đón nhận tình yêu của Ngài. Ngài dùng nhiều cách thế để đưa họ đến với Ngài và đưa tình yêu của Ngài đến với họ. Tuy nhiên, Ngài vẫn muốn dùng mỗi chúng ta là những người được hưởng tình yêu thương của Chúa, phải tiếp tục đem tình yêu ấy đến cho những anh em khác chưa nhận biết Chúa.
Huệ Minh
Khía cạnh tôn giáo trong lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ khoá 116
Nguyễn Long Thao 04/Jan/2019
Hạ Viện Hoa Kỳ, khoá thứ 116, đã khai mạc phiên khoáng đại trong ngày 3/1/2019 để bà Nancy Pelosi tuyên thệ nhậm chức Chủ Tịch Hạ Viện và để 96 nhà lập pháp mới tuyên thệ nhận chức đại biểu quốc hội Hoa Kỳ.

Trong số 96 thành viên mới có 28 vị là người Công Giáo chiếm 30%. Tại thượng viện, trong số các tân thượng nghị sĩ mới được bầu, chỉ có Mike Braun thuộc đảng Công Hoà bang Indiana là người Công Giáo.
Lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ khoá 116 có 163 vị dân cử là người Công Giáo, giảm 5 người so với khoá 115. Tuy nhiên, số đại biểu Công Giáo vẫn chiếm hơn 30%. Bà Nancy Pelosi, Chủ Tịch Hạ Viện là người Công Giáo gốc Ý
Theo số liệu của cơ quan thăm dò Pew Research, thì số đại biểu Công Giáo thuộc đảng Dân Chủ đông hơn đảng Cộng Hoà. Đảng Dân Chủ có 86 đại biểu là người Công Giáo, trong khi đảng Công Hoà có 55 vị
Trong số các tân dân biểu có dân biểu Pete Stauber thuộc đảng Cộng Hoà, đại diện cho quận 8 bang Minnesota, là người Công Giáo thứ hai dành được ghế dân biễu ở tiểu bang này trong hơn 70 năm
Một dân biểu khác cũng đáng chú ý là dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez, người Công Giáo, đảng Dân Chủ, đại diện cho quận hạt 14 bang New York là dân biểu trẻ tuổi nhất từ trước tới nay ở Hạ Viện, tháng 11 này bà mới đủ 29 tuổi.
Sau khi thắng cử vào Hạ Viện, bà đã viết một bài báo trên tạp chí America nói lên đức tin Công Giáo đã truyền cảm hứng để bà vận động cải cách tư pháp hình sự.
Nhiều thành viên quốc hội mới cũng đã được hấp thụ nền giáo dục Công Giáo. Theo Hiệp hội Cao đẳng và Đại học Dòng Tên, thì cứ 1 trong 10 thành viên của quốc hội mới đều tốt nghiệp từ một trường của Dòng Tên. Tại Thượng Viện có 12 thượng nghị sĩ và Hạ Viện có 43 dân biểu. Tất cả 12 trường Dòng Tên đã có các dân biểu thượng nghị sĩ theo học trong đó đại học Georgetown có 28 vị. Đại học Boston và Đại học Fordham, mỗi trường có sáu cựu sinh viên.
Khoá quốc hội thứ 116 cũng là một khoá đa dạng về tôn giáo. Có hai phụ nữ Hồi giáo đầu tiên được bầu vào hạ viện và nội quy hạ viện đã thay đổi để hai phụ nữ Hồi Giáo có thể đội khăn trùm đầu tại các phiên họp ở hạ viện
Nguyễn Long Thao
Tiền bạc, quyền lực và thông điệp “Humanae Vitae”: một câu truyện bị lãng quên
Vũ Văn An 02/Jan/2019
Theo ký giả Kevin Jones của CNA, người ta sẽ không thể hiểu được cuộc tranh cãi về thông điệp Humanae Vitae, của Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI nhằm tái khẳng định giáo huấn Công Giáo về ngừa thai cách nay 50 năm, nếu không xét đến bối cảnh của một hệ thống được tài trợ rất hậu hĩnh để tranh đấu cho việc hạn chế sinh đẻ sau Thế Chiến II.

Atlas tại Trung Tâm Rockfeller, New York
Hệ thống trên bao gồm những tên tuổi lớn như Qũy Ford và John D. Rockefeller III. Một học giả từng viết về hệ thống này cả hàng mấy chục năm qua. Đó là giáo sư sử học Donald Critchlow của Đại Học Tiểu Bang Arizona. Ông nói với hãng tin CNA: “chiến dịch thuyết phục người Công Giáo, cả các nhà lãnh đạo lẫn quần chúng giáo dân, rằng các quan điểm truyền thống về tính dục, phá thai, và hôn nhân đều đã lỗi thời, hết sức sâu rộng và được tiến hành trên nhiều mặt trận”.
“Các nhóm như Người Công Giáo Ủng Hộ Lựa Chọn được khuyến khích bằng các trợ khoản nhân ái, nhưng chiến dịch bao quát hơn được tiến hành quanh việc giáo dục tính dục”.
Critchlow là tác giả cuốn sách năm 1999 do nhà Oxford University Press xuất bản, tựa là “Intended Consequences: Birth Control, Abortion, and the Federal Government in Modern America” (Các Hậu Quả Định Trước: Kiểm Soát Sinh Sản, Phá Thai, và Chính Phủ Liên Bang ở Hoa Kỳ Hiện Nay).
Cùng với buổi nói chuyện của ông ở Hội Nghị tháng Tư năm 2018 tại Đại Học Công Giáo America với chủ đề “The Legacy of Dissent from Humanae Vitae” (Di Sản Bất Đồng Humanae Vitae), công trình của ông giúp đặt Humanae Vitae vào bối cảnh chính trị và chính sách thời nó.
Ông nói với CNA: “ngay sau Thế Chiến II, các nhà lãnh đạo của các qũy nhân ái, các chính khách và doanh gia đã cùng nhau phát động một chiến dịch kiểm soát tỷ lệ gia tăng dân số. Họ kết luận rằng các cuộc chiến tranh, đói kém và các tệ nạn xã hội khác trong tương lai có thể được ngăn chặn nhờ việc giảm thiểu tỷ lệ gia tăng dân số. Nghị trình tân Malthus này được sự tham gia của nhiều nhà tranh đấu tìm kiếm quyền sinh sản cho các phụ nữ và các nhà duy môi trường tìm công lý cho môi sinh”.
Nghị trình trên đã dự phần vào môi trường cách mạng tình dục, ngay cả trước khi phát minh ra thuốc ngừa thai.
Critchlow tiếp tục cho hay: các tập tục tình dục của Hoa Kỳ đã thay đổi trong những năm 1960. Không thể quy các thay đổi về tập tục và tác phong tình dục cho một nguyên nhân duy nhất. Tuy nhiên, điều ít ai nghi ngờ là ý kiến giới ưu tú đã khuyến khích các thay đổi trong các tập tục và tác phong tình dục nhân danh sự ‘tiến bộ’, công lý sinh sản và kiểm soát dân số”.
Giáo sư lịch sử này đã xếp thời kỳ hậu chiến như “một trong những nỗ lực lớn nhất của kỹ thuật xã hội trong lịch sử loài người”.
Ông cho hay: “Nhiều tác nhân đã được tìm thấy trong chiến dịch tân Malthus này, nhưng điều quan trọng là phải nhấn mạnh rằng đó không phải là một âm mưu đúng nghĩa. Những người can dự vào phong trào kiểm soát dân số và kêu gọi các việc ngừa thai, phá thai, triệt sản và giáo dục tính dục được công chúng tài trợ, cùng có chung một quan điểm về sự cần thiết phải kiểm soát sự gia tăng dân số và giáo dục công chúng. Họ tự coi mình là người khai sáng mang lại tiến bộ cho quần chúng, những người bị coi là lạc hậu trong các quan điểm xã hội, chính trị và tôn giáo của họ.

Khi Humanae Vitae, do Đức Giáo Hoàng Phaolô VI ban hành vào ngày 25 tháng 7 năm 1968, tái khẳng định giáo huấn Công Giáo, một giáo huấn dạy rằng biện pháp ngừa thai là một việc vô luân, những người ủng hộ này đã phản ứng mạnh mẽ.
Critchlow cho hay: “Humanae Vitae đã bị tấn công công khai và và ở nơi công cộng”.
Mạng lưới vận động trên đã có các đồng minh Công Giáo. Tờ The National Catholic Reporter (Phóng viên Công Giáo Quốc gia) đã nhận được một báo cáo rò rỉ vốn được sự hỗ trợ của phần lớn ủy ban kiểm soát sinh đẻ của đức Phaolô VI, với lập luận rằng biện pháp tránh thai phù hợp với đức tin Công Giáo.
Nhà thần học Fr. Charles Curran trở thành trung tâm của cuộc tranh cãi, sau khi Đại học Công Giáo America đảo ngược khuyến nghị của ông vì ông bác bỏ giáo huấn Công Giáo về kiểm soát sinh sản. Quyết định này đã thúc đẩy làn sóng phản đối và tranh cãi, và sau đó đã bị hủy bỏ.
Hugh Moore, một doanh nhân không phải là người Công Giáo và là nhà hoạt động kiểm soát dân số, người đã giúp thành lập Dixie Cup Corporation, đã đăng quảng cáo toàn trang trên tờ Thời báo New York và các tờ báo khác, phân phối tài liệu chống Humanae Vitae cho các giám mục và dịch nó sang tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp.
Ông Critchlow nói thêm: “Ông ta đã tổ chức các kiến nghị từ các linh mục bất đồng chính kiến; các kiến nghị này được công bố rộng rãi. Tòa thánh Vatican, Đạo Công Giáo Rôma và các giám mục truyền thống ở Hoa Kỳ được mô tả là phản động và không theo kịp tính hiện đại”.
Moore đã đóng một vai trò chủ chốt trong việc thành lập International Planned Parenthood Federation (Liên đoàn Làm Cha Mẹ Có Kế Hoạch Quốc Tế) và giữ chức phó chủ tịch vào giữa những năm 1960. Ông đã giúp đồng sáng lập Population Crisis Committee (Ủy ban Khủng hoảng Dân số) và là người ủng hộ hàng đầu việc triệt sản tự nguyện.
Theo Critchlow, chiến dịch tổng thể chống lại một việc “bùng nổ dân số” đáng sợ, đã “được tiến hành trên nhiều mặt trận, thường không được phối hợp, với nhiều khác biệt lớn về chiến lược và chiến thuật, nhưng dựa trên giả định rằng kiểm soát dân số là cần thiết để cứu nhân loại”.
Sau Thế Chiến thứ hai, các qũy nhân ái đã cố gắng thành lập các phòng khám kế hoạch hóa gia đình ở bên ngoài Hoa Kỳ. Những người vận động hành lang cho các qũy này đã cố gắng có được một cam kết của Hoa Kỳ đối với kế hoạch hóa gia đình ở trong nước. Dưới thời Tổng thống Lyndon Johnson, các chương trình chống nghèo đã coi việc kế hoạch hóa gia đình là một công cụ, nhất là ở các khu vực nội thành, dân tộc thiểu số da đen và người Mỹ bản địa. Điều này đã được mở rộng dưới chính quyền Nixon.
Những cuốn sách như “The Population Bomb” (trái bom dân số) của Paul Erhlich, các bài báo trên tạp chí nổi tiếng, tiểu thuyết và phim ảnh khoa học viễn tưởng làm dấy lên nỗi sợ hãi về một tương lai đen tối sẽ không thể tránh khỏi trừ khi sự gia tăng dân số được kiểm soát.
Một tên tuổi lớn khác trong phong trào là John D. Rockefeller III, người đã tài trợ cho nhiều nhóm kiểm soát dân số và thành lập Hội đồng Dân số vào năm 1952. Dự thảo hiến chương đầu tiên, sau đó đã được sửa đổi, nói đến việc tạo ra các điều kiện trong đó các cha mẹ nào “thường ở trên mức trung bình về trí thông minh, phẩm chất nhân cách”, sản xuất ra “các gia đình lớn hơn mức trung bình”.
Critchlow coi đấy là thứ ngôn ngữ “duy ưu sinh” (eugenic).
Tương tự như thế, Quỹ Ford cũng đưa hàng triệu mỹ kim vào các chương trình kiểm soát dân số. Một số nhà tài trợ, như Cordelia Scaife May, người thừa kế gia sản của gia đình Mellon, bị lôi kéo vào các nhóm cực đoan hơn như Zero Population Growth (Tuyệt Đối Không Gia Tăng Dân Số).
Vào những năm 1960, các giám mục Công Giáo phải đối đầu với tình trạng tê liệt. Các nỗ lực ngăn chặn các động thái của chính phủ liên bang nhằm tài trợ cho việc kế hoạch hóa gia đình đã bị đình trệ bởi sự bất đồng giữa các giám mục và việc không chắc chắn về những gì Đức Giáo Hoàng Phaolô VI cuối cùng sẽ nói về thuốc viên ngừa thai, và nhiều vấn đề khác, như sự phụ thuộc của các cơ quan và bệnh viện Công Giáo vào tài trợ liên bang.
Ông Critchlow nói: “Các nhà lãnh đạo tôn giáo của Công Giáo, bao gồm các nhà giáo dục, đã phải đối đầu với một nan giải nghiêm trọng có nguồn gốc sâu xa trong kinh nghiệm Công Giáo Rôma ở Hoa Kỳ: Làm thế nào để được chấp nhận trong một đất nước có truyền thống chống Công Giáo, mà vẫn duy trì được các nguyên tắc Công Giáo cốt lõi. Việc không thể tránh được là các thỏa hiệp đã đạt được để bảo đảm có sự tương nhượng đối với một nền văn hóa đang ngày càng bị thế tục hóa”.
Với sự tham gia của trợ lý riêng George Shuster của chủ tịch Đại học Notre Dame, Cha Theodore Hesburgh, một loạt các cuộc họp về gia tăng dân số đã được tổ chức tại Notre Dame từ năm 1963 đến 1967 dưới sự tài trợ của Quỹ Rockefeller và Quỹ Ford. Họ đã tập hợp một số nhà lãnh đạo Công Giáo được lựa chọn để gặp gỡ các nhà lãnh đạo của Liên Minh Hoa Kỳ Làm Cha Mẹ có Kế Hoạch và Hội đồng Dân số, cũng như với các nhà lãnh đạo của các qũy Ford và Rockefeller.
Critchlow, trong cuốn “Intended Consequences” của ông, nói rằng ông John D. Rockefeller III và những người khác trong cộng đồng qũy “ý thức rất rõ tầm quan trọng của việc thay đổi chủ trương của Giáo Hội Công Giáo về việc kiểm soát sinh đẻ” và coi các cuộc họp như cơ hội để liên minh với các nhà lãnh đạo Công Giáo, những vị có thể “giúp thay đổi ý kiến trong hàng giáo phẩm”.
Theo Critchlow, Cha Hesburgh đã sắp xếp một cuộc họp năm 1965 giữa Rockefeller và Đức Giáo Hoàng Phaolô VI để thảo luận về các vấn đề kiểm soát dân số. Cùng năm đó, 37 học giả tham dự một hội nghị tại Notre Dame đã ký một tuyên bố bí mật gửi ủy ban giáo hoàng đang khảo sát luân lý tính của các hình thức kiểm soát sinh sản nhân tạo mới. Tuyên bố của họ vận động cho một sự thay đổi trong quan điểm của Giáo Hội Công Giáo về ngừa thai.
Rockefeller bổ nhiệm cha Hesburgh vào ủy ban điều hành Quỹ Rockefeller vào năm 1966, với ý thức rõ rằng ngài sẽ không bỏ phiếu về các vấn đề liên quan đến biện pháp ngừa thai, triệt sản và phá thai. Cha Hesburgh phục vụ trong tư cách chủ tịch qũy từ năm 1977 đến 1982.
Ông Critchlow nói: “Cuối cùng, các giám mục buộc phải thỏa hiệp với phe bất đồng trong giáo hội. Giáo Hội Công Giáo bị đặt vào thế phòng thủ cho đến khi xuất hiện vấn đề phá thai, trong đó công luận bị chia rẽ nhiều hơn so với biện pháp ngừa thai bằng miệng”.
Các chương trình kiểm soát dân số đã dẫn đến một số vụ tai tiếng liên quan đến các chương trình kế hoạch hóa gia đình do Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc tài trợ. Ở Ấn Độ, việc triệt sản bắt buộc đã lan rộng và gây phẫn nộ khi được báo cáo. Ở Hoa Kỳ, đã có những trường hợp triệt sản bắt buộc được Liên Bang tài trợ trong các chương trình chống nghèo.
Điều này dẫn đến các cuộc tấn công mạnh mẽ đối với việc kiểm soát dân số, đặc biệt từ các nhà duy nữ, và phong trào thay đổi chiến lược. Nó cổ vũ việc hoãn kết hôn qua việc phát triển kinh tế và giáo dục cho phụ nữ.
Ông Crlowlow nói: “Nên tán thành những mục tiêu cổ vũ việc độc lập kinh tế và giáo dục cao hơn cho phụ nữ ở các nước đang phát triển, ngay cả khi các chương trình đó được hỗ trợ bởi các nhà hoạt động duy nữ và những người ủng hộ việc kiểm soát dân số”.
Trong khi cuộc tranh luận về kiểm soát dân số đã thay đổi, cuộc tranh cãi về Humanae Vitae vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.
Người Đông Nam Á lo ngại sáng kiến của ông Tập Cận Bình
07/01/2019

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Các nước Đông Nam Á nên cẩn trọng trong khi đàm phán với Trung Quốc về “Sáng kiến Vành đai và Con đường” của Bắc Kinh để tránh rơi vào bẫy nợ.
Theo Reuters, đây là phản ứng của 70% số người được phỏng vấn trong một cuộc thăm dò ý kiến sẽ được công bố ngày 7/1.
Nghiên cứu của Viện ISEAS-Yusof Ishak có liên hệ với chính phủ Singapore còn chỉ ra rằng Đông Nam Á ngày càng hoài nghi về cam kết của Mỹ đối với khu vực, trong khi nhiều người cho rằng Trung Quốc đang mở rộng ảnh hưởng cả về kinh tế và chính trị.
Tin cho hay, cuộc thăm dò có sự tham gia của hơn một nghìn người từ tất cả 10 quốc gia thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thuộc chính phủ, giới học giả, doanh nhân, xã hội dân sự và truyền thông.
Gần một nửa số người được hỏi ý kiến trong cuộc thăm dò cho rằng sáng kiến của Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ đưa ASEAN “gần hơn vào quỹ đạo của Trung Quốc”, trong khi đó một phần ba nói rằng dự án này thiếu minh bạch, và 16% dự đoán rằng nó sẽ thất bại.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc họp với ông Trump hôm 1/12 ở Argentina. Phần đông, khoảng 70%, mà nhiều nhất ở Malaysia, Philippines và Thái Lan, cho rằng các chính phủ “nên cẩn trọng trong khi đàm phán về ‘Sáng kiến Vành đai và Con đường’, tránh rơi vào các khoản nợ tài chính thiếu bền vững với Trung Quốc”.
Khoảng 73% người được hỏi cho rằng Trung Quốc có tác động lớn nhất về kinh tế ở khu vực và có ảnh hưởng lớn hơn Mỹ về chính trị và chiến lược.
Sáu trong số 10 người được hỏi ý kiến nói rằng ảnh hưởng của Mỹ trên toàn cầu đã suy giảm so với một năm trước và hai phần ba tin rằng sự hợp tác của Mỹ với Đông Nam Á đã suy giảm.
Một phần ba nói họ có ít sự tin tưởng hoặc không tin Mỹ là một đối tác chiến lược và là quốc gia mang lại an ninh cho khu vực.
Thương thảo giải quyết việc chính phủ đóng cửa tiếp tục sang ngày Chủ Nhật
January 6, 2019

Khu lâm viên ở San Francisco bị đóng vì một phần chính phủ bị đóng cửa. (Hình: Jeff Chiu/AP)
WASHINGTON, D.C. (AP) – Các giới chức Tòa Bạch Ốc và phụ tá giới lãnh đạo quốc hội Mỹ sẽ quay trở lại bàn thương thảo hôm nay, Chủ Nhật, ngày 6 Tháng Giêng, để tìm phương cách mở lại chính phủ Mỹ, sau khi có cuộc họp đầu tiên hôm Thứ Bảy nhưng không đi đến kết quả nào.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Bảy gửi tweet ra nói rằng “Hôm nay không đạt được tiến triển gì.” Ông Trump sau đó cho hay sẽ về nơi nghỉ mát tại Camp David ở Maryland hôm Chủ Nhật để thảo luận về an ninh biên giới và các vấn đề khác với các giới chức cao cấp chính phủ.
Phía đảng Dân Chủ cũng đồng ý là không có nhiều tiến triển hôm Thứ Bảy, nói rằng Tòa Bạch Ốc không nhượng bộ về đòi hỏi chính của Tổng Thống Trump, là đòi phải có $5.6 tỉ để xây bức tường dọc theo biên giới với Mexico.
Tòa Bạch Ốc nói việc tài trợ này không được thảo luận kỹ càng, nhưng có nói rõ là phải có số tiền kia để chấm dứt việc đóng cửa chính phủ.
Sau cuộc họp, cả hai phía đều lên tiếng đổ lỗi cho nhau là không có thiện chí.
Quyền chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc, ông Mick Mulvaney, nói trong cuộc phỏng vấn dành cho chương trình “State of the Union” của CNN rằng phía Dân Chủ chỉ “tìm cách kéo dài thời giờ.”
Trong khi đó, phía Dân Chủ cho hay lập trường của Tòa Bạch Ốc là “không thể chấp nhận”.
Một giới chức Tòa Bạch Ốc nói rằng cuộc họp gồm cả phần thuyết trình về an ninh biên giới của Bộ Trưởng Nội An Kirstjen Nielsen. Phía Dân Chủ đòi Bộ Nội An phải có văn bản cho biết chi tiết nhu cầu tài chánh cho an ninh biên giới. Tòa Bạch Ốc hứa sẽ cung cấp các chi tiết này.
Trong khi cuộc thương thảo bị trì trệ, Chủ Tịch Hạ Viện Mỹ, bà Nancy Pelosi, loan báo Hạ Viện hiện do phía Dân Chủ kiểm soát sẽ khởi sự thông qua các dự luật nhằm mở lại từng bộ hiện đang bị đóng cửa.
Bộ đầu tiên được Hạ Viện thông qua dự luật ngân sách sẽ là Bộ Tài Chánh để bảo đảm rằng người dân Mỹ nhận được phần tiền thuế trả lại của họ.
Bà Pelosi nói rằng “Trong khi Tổng Thống Trump đe dọa sẽ buộc chính phủ phải đóng cửa ‘hàng mấy năm’, phía Dân Chủ đang có các hành động để mở lại chính phủ, để có thể đáp ứng nhu cầu của người dân Mỹ, bảo vệ biên giới chúng ta và tôn trọng các nhân viên chính phủ.”
(V.Giang)
Pelosi và Nielsen cãi nhau quyết liệt trong cuộc họp về an ninh biên giới
January 5, 2019

Bộ trưởng Bộ An Ninh Nội Địa Kirstjen Nielsen . Photo Credit: AP Fox News – Chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi và Bộ trưởng Bộ An Ninh Nội Địa Kirstjen Nielsen đã có cuộc đấu khẩu dữ dội trong cuộc họp với TT Trump và các viên chức cao cấp lưỡng đảng tại Tòa Bạch Ốc trong tuần.
Được biết trong lúc bà Nielsen đang thuyết trình về tình hình an ninh tại biên giới phía nam Hoa Kỳ cho cử tọa nghe thì bà Pelosi đã ngắt ngang lời bà Nielsen là nói lớn: “Tôi bác bỏ các sự kiện mà bà đưa ra”
Theo báo Wall Street Journal, khi bà Nielsen đang trình bày các con số liên quan đến vùng biên giới, kể cả có bao nhiêu di dân là kẻ phạm tội hình sự đã bị ngăn chận thì bà Pelosi quát lên: “Tôi bác bỏ” và lập tức bà Nielsen quát lại: “Đây không phải là số liệu của tôi, đây là số liệu thật sự”
Sau màn cãi nhau này, bà Nielsen xuất hiện trong các trang mạng xã hội chỉ trích bà Pelosi và các nhà lập pháp Dân Chủ đã không hề muốn nghe về tình hình di dân lậu gì cả.
Bà Nielsen nói: “Tôi thất vọng vì Dân Chủ không thèm nghe báo cáo từ Bộ ANNĐ về tình hình an ninh và khủng hoảng nhân đạo mà chúng ta đang đối diện ở biên giới, họ không thèm lắng nghe về bọn tội phạm ngoại quốc, bọn buôn ma túy, buôn người và những kẻ toan phá đổ biên giới chúng ta”
Nhưng TNS Dân Chủ Dick Durbin, người lãnh đạo thứ nhì của Dân Chủ ở Thượng Viện, cho phóng viên Bloomberg biết: “Bà ấy trình bày thực không đáng tin, thổi phồng quá đáng, vì con số di dân bị chận bắt giảm thấp nhất ở biên giới hiện nay, bà ấy lại báo động làn sóng kẻ phạm pháp, khủng bố đang tìm cách xâm nhập vào Hoa Kỳ”
Bà Nielsen được biết đã liệt kê trong năm 2018, lực lượng an ninh biên giới đã chận bắt khoảng 3,000 di dân lậu có liên hệ với khủng bố và 17,000 người khác có tiền án hình sự.
Đào Nguyên
Dân Số TQ, VN, Đài Loan
06/01/201900:00:00(Xem: 571) Trần Khải
Tình hình dân số nhiều quốc gia tại Châu Á đang có vấn đề… kể cả tại Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…
Trước tiên là nói chuyện Trung Quốc. Bản tin AFP ghi rằng dân số TQ co cụm trong năm 2018 lần đầu tiên trong 70 năm, theo lời các chuyên gia, cảnh báo rằng khủng hoảng dân số sẽ đè áp lực lên nền kinh tế đang chậm lại của quốc gia này.
Đất nước đông dân nhất thế giới với khoảng 1.4 tỷ người trong nhiều thập niên đã hạn chế hầu hết gia đình về mức 1 đứa con thôi, nhằm ghìm mức tăng dân số ở mức có thể giúp bền vững kinh tế.
Nhưng kể từ 2016, TQ cho các cặp vợ chồng có quyền có 2 con nhằm ứng phó nnnnan đề xã hội đang già đi, và lực lượng lao động co cụm…
Thế là, số lượng sinh con toàn quốc trong năm 2018 giảm 2.5 triệu em bé tính theo năm, trái ngược với mức tăng tiên đoán 790,000 bé sơ sinh, theo phân tích của học giả Yi Fuxian, người đang cư trú ở Mỹ.
Tiến sĩ Yi, nhà nghiên cứu ở đại học University of Wisconsin-Madison, từ lâu đã chỉ trích chính sách 1 con.
Thế là hồi năm 2018, hiện tượng lịch sử đã đảo ngược làn sóng dân số TQ, theo lời TS Yi, người nghiên cứu các dữ kiện công cộng về sinh nở tại các thị trấn, làng mạc khắp TQ.
Nan đề sinh nở ít hơn, làm dân số co cụm… vì nhiều yếu tố. Như đã giảm số lượng phụ nữ trong tuổi sinh nỏ, việc các cặp vợ chồng lo ngại vì chi phí nuôi con tăng vì giáo dục và y tế, cũng như chi phí nhà cửa.
TS Yi tính rằng số người chết tại TQ trong năm 2018 là 11.58 triệu người, và tổng dân số co cụm 1.27 triệu người.
TS Yi nói với AFP rằng dân số TQ co cụm lần đầu tiên kể từ thời điểm lập quốc chính thể mới trong năm 1949, trong khi lão hóa tăng và kinh tế yếu hơn. Nghiên cứu của TS Yi sẽ đăng trong cuộc nghiên cứu đồng tác giả với kinh tế gia Su Jian, của đại học Peking University, dựa vào thống kê nhà nước.
Trong khi đó, Việt Nam bi quan... Bản tin VietnamNet ngày 28/12/2018 viết: Tốc độ già hoá dân số Việt Nam nhanh gấp 4 lần các nước.
Bản ting hi rằng theo Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số Nguyễn Doãn Tú cho biết, công tác dân số trong tình hình mới đặt ra nhiều thách thức mới, nhất là khi tỉ lệ sinh ngày cảm giảm, tỉ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn còn cao, tốc độ già hoá dân số nhanh...
Năm 2011, dân số 60 tuổi trở lên của nước ta là 10%, nghĩa là Việt Nam đã chính thức bước vào quá trình già hoá.
Lưu ý, tốc độ già hoá dân số của Việt Nam diễn ra quá nhanh. Trong khi các nước có nền kinh tế phát triển mất nhiều thập kỷ, chậm chí hàng thế kỷ để chuyển sang giai đoạn dân số già (nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên chiếm 20%) thì Việt Nam chỉ mất 20-22 năm.
Trong khi đó, Nhật Bản cũng thê thảm… Thế là, NHK cho biết trong khi dân số Nhật Bản co cụm, sinh suất giảm, chính phủ quyết định cho miễn phí mầm non. Bản tin này ghi rằng hôm thứ Sáu, các bộ trưởng đưa ra các biện pháp chính sách tại cuộc họp của Nội các.
Chính sách miễn phí giáo dục mầm non dự kiến sẽ có hiệu lực từ tháng 10/2019 khi Nhật Bản tăng thuế tiêu dùng từ 8% hiện nay lên 10%.
Trẻ em từ 3 đến 5 tuổi sẽ được học miễn phí ở mẫu giáo hoặc cơ sở trông trẻ ban ngày được công nhận. Đối với cơ sở trông trẻ ban ngày không được công nhận, hộ gia đình gửi trẻ sẽ được hỗ trợ nếu chính quyền địa phương xác nhận hộ gia đình cần dịch vụ trông trẻ ban ngày.
Chính phủ cũng quyết định chủ trương miễn phí giáo dục bậc đại học. Hộ gia đình có thu nhập thấp sẽ được miễn phần lớn tiền nhập học và học phí. Dự kiến sẽ có thêm nhiều chương trình học bổng không hoàn lại.
Cũng nên ghi nhận tình hình dân số Nhật Bản qua Tự điển Bách khoa Mở: Với tỷ lệ sinh thấp và tuổi thọ cao, tình trạng lão hóa dân số một cách nhanh chóng thời gian gần đây trở thành vấn đề nghiêm trọng với Nhật. Dân số giảm liên tiếp kể từ năm 2007, trong khi số người cao tuổi lần đầu tiên chiếm 1/4 tổng dân số. Tới ngày 1-10-2013, dân số Nhật Bản đã giảm 0,17% (khoảng 217.000 người) xuống còn 127.298.000 người, trong đó tính cả người nước ngoài cư trú lâu dài tại Nhật Bản.
Nhóm người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) tăng thêm 1,1 triệu người lên 31,9 triệu người, chiếm 25,1% dân số Nhật Bản. Trong khi đó, năm 2013, số ca sinh mới ở nước này giảm khoảng 6.000 ca so với 1 năm trước đó. Năm 2014, số lượng người già trên 65 tuổi đã cao gấp đôi so với số lượng trẻ em dưới 14 tuổi.
Năm 2017, tại Nhật chỉ có 941.000 trẻ em ra đời, mức thấp nhất kể từ năm 1899 (khi công tác thống kê bắt đầu được thực hiện), sụt giảm 36.000 trẻ em so với năm 2016 và là năm thứ hai liên tiếp số trẻ em ra đời dưới 1 triệu. Tỷ lệ tử vong trong năm 2017 lại tăng 3% lên mức 1,34 triệu, mức cao nhất thời kỳ sau 1945. Trong đó, đặc biệt đáng chú ý là tỷ lệ người tử vong vì già yếu là hơn 400.000 người (cao hơn 72.000 người so với năm 2016).
Như vậy, dân số Nhật trong năm 2017 đã sụt giảm 374.000 người, đây cũng là năm thứ 9 liên tiếp dân số Nhật Bản bị sụt giảm.
Tỷ lệ người trên 65 tuổi chiếm 27,2%, mức cao nhất được ghi nhận từ trước tới nay, trong khi tỷ lệ trẻ dưới 14 tuổi giảm xuống mức thấp kỷ lục là 12,7%. Một kỷ lục buồn khác cũng được xác lập là số người Nhật kết hôn mới trong năm 2017 cũng thấp nhất kể từ sau năm 1945, với chỉ 607.000 cặp vợ chồng mới, giảm 14.000 cặp so với năm 2016.
Trước thực trạng lão hóa dân số đáng báo động, Chính phủ Nhật Bản đưa ra cảnh báo, vào năm 2060 gần 40% dân số nước này là người cao tuổi. Tình trạng dân số lão hóa không chỉ kéo theo gánh nặng về trợ cấp an sinh xã hội khi số người nhận lương hưu ngày một tăng, mà còn là trở ngại lớn với đà phục hồi tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản khi mà lực lượng lao động trẻ ngày càng ít đi.
Trong khi đó thông tấn Nga Sputnik nói về nan đề dân số Đài Loan: Trong tương lai gần, các nhà lập pháp Đài Loan, những người tự coi là mình là nhà nước chủ quyền độc lập, đang chuẩn bị thông qua đạo luật cho phép người dân các nước Đông Nam Á trở thành công dân của Đài Loan, nhà phân tích Piotr Tsvetov cho biết.
Dự luật nêu lên rằng các chuyên gia trình độ siêu cao những ngành nghề hiếm sẽ có thể nhập quốc tịch Đài Loan sau khi làm việc trên đảo 3 năm, còn các chuyên gia trình độ lành nghề trung bình sẽ có thể nhận quyền công dân Đài Loan sau 5 năm. Sinh viên tốt nghiệp đại học ở Đài Loan được dành cho những điều kiện đặc biệt: họ có thể nhận được hộ chiếu Đài Loan sau khi làm việc 5-7 năm sau tốt nghiệp. Ngoài ra, chính quyền Đài Loan đang có kế hoạch nâng mức lương trên đảo.
Thông tấn Nga Sputnik hỏi: Tại sao Đài Loan muốn tăng số lượng dân số bằng các công dân gốc Đông Nam Á?
Trước hết, các chuyên gia giỏi rất cần thiết cho bất kỳ quốc gia nào. Dòng chảy "chất xám" chắc chắn sẽ giúp phát triển nền kinh tế quốc gia.
Thứ hai, Đài Loan đang phải đối mặt với hiện tượng dân số lão hóa. Các chuyên gia cho rằng vào năm 2065, dân số của đảo sẽ giảm từ 23 triệu người xuống còn 16-18 triệu người. Và một phần quan trọng trong số những người này sẽ nghỉ hưu. Người nhập cư sẽ bù đắp chỗ thiếu hụt dân số có thể.
Thứ ba, sự gia tăng số lượng người nhập cư ở Đài Bắc có thể được lý giải là quốc đảo gia tăng tính hấp dẫn của mình, mà đó là sự hấp dẫn mang ý nghĩa chính trị và kinh tế.
Tuy nhiên, nghiên cứu từ bình luận gia này đưa ra 2 câu hỏi: ai có thể bị thu hút bởi viễn cảnh có quốc tịch Đài Loan, nơi ngày nay chỉ có không đến hai chục quốc gia công nhận? Có thể đi đâu trên thế giới này với hộ chiếu Đài Loan?
Tương lai Đài Loan rất mơ hồ. Đến năm 2049, Hoa Lục dự định thực hiện "giấc mơ Trung Quốc", một trong những yếu tố trong đó là thống nhất hòn đảo với đại lục. Và khi đó hộ chiếu công dân Đài Loan sẽ trở thành mảnh giấy vô dụng.
Do vậy Đài Bắc đang ráo riết thực hiện các biện pháp cần thiết để tăng cường vị thế Đài Loan với tư cách là một nước cộng hòa có chủ quyền. Họ sử dụng rất nhiều biện pháp. Đặc biệt, họ cố gắng thu hút sự thông cảm của nhiều người ở khắp nơi trên thế giới. Nhưng tất cả những điều này là vô ích. Ngày hôm nay, ai có thể cạnh tranh với Trung Quốc, quốc gia vẫn đang kiên trì theo đuổi sự thống nhất đất nước?
Do vậy, chúng ta dễ hiểu vì sao, thông tấn RTI từ Đài Bắc ghi rằng Bộ giáo dục Đài Loan mong học sinh cấp 3 của Việt Nam đến Đài Loan du học.
Bản tin này ghi rằng Bộ giáo dục Đài Loan đã mời 20 hiệu trưởng và phó hiệu trưởng của các trường cấp 3 Việt Nam đến Đài Loan giao lưu giáo dục. Bộ giáo dục cho biết, chương trình giáo dục kỹ thuật và dạy nghề của Đài Loan rất đa dạng, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội hiện nay của Việt Nam, hy vọng có thể trở thành sự lựa chọn quan trọng khi ra nước ngoài du học của học sinh cấp 3 Việt Nam.
Vừa qua, Bộ giáo dục Đài Loan đã mời 20 hiệu trưởng và phó hiệu trưởng của các trường cấp 3 Việt Nam đến Đài Loan giao lưu giáo dục 7 ngày 6 đêm, ngoài sắp xếp đoàn đại biểu Việt Nam ký kết bản ghi nhớ hợp tác với 10 trường đại học và 20 trường cấp III, còn mời chuyên gia, học giả và hiệu trưởng của các trường cấp III Đài Loan chia sẻ về kinh nghiệm quản lý trường học, đồng thời sắp xếp hoạt động thăm viếng và trải nghiệm, để cho các hiệu trưởng Việt Nam tìm hiểu đặc sắc của các trường cấp III và trung cấp nghề và sự phát triển của ngành giáo dục cao đẳng Đài Loan.
RTI ghi lời Thứ trưởng Bộ ngoại giao Đài Loan Phạm Tốn Lục cho biết, hiện nay tại Đài Loan có khoảng 96.000 học sinh thuộc thế hệ hai của di dân mới người Việt Nam đang theo học cấp III trở xuống, đến Đài Loan học trường cao đẳng và lớp vừa học vừa làm (chương trình liên kết giáo dục giữa doanh nhân và trường học của Bộ giáo dục Đài Loan) có khoảng 10.239 người, là con số đông nhất trong các nước Đông Nam Á.
Bộ giáo dục chỉ ra, thành phố Sài Gòn là nơi rất quan trọng để phát triển sự nghiệp của thương gia Đài Loan, học sinh Việt Nam đến Đài Loan học tập, sau này có thể là cán bộ quan trọng của thương gia Đài Loan, điều này cho thấy, sự giao lưu giáo dục giữa hai nước càng ngày càng quan trọng. Kỳ nghỉ hè năm nay, Sở giáo dục quốc dân thuộc Bộ giáo dục Đài Loan đã dẫn 72 học sinh thế hệ hai Việt Nam sang Việt Nam tham quan các doanh nghiệp Đài Loan tại Việt Nam nhằm tăng thêm sự hiểu biết của các em đối với ngành công nghiệp Việt Nam, cũng có thể liên kết khả năng cạnh tranh của các em khi trở về Việt Nam làm việc.
Bà Phạm Tốn Lục nhắc đến, nền giáo dục kỹ thuật và dạy nghề của Đài Loan rất xuất sắc và đa dạng , hy vọng qua cuộc giao lưu lần này có thể khiến cho các trường Việt Nam hiểu hơn về nền giáo dục Đài Loan, nhất là sự phát triển giáo dục kỹ thuật và dạy nghề của Đài Loan, rất phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay của Việt Nam, ngoài tăng cường sự giao lưu giữa các trường chị em, cũng hy vọng Đài Loan trở thành hạng mục lựa chọn quan trọng khi đi du học của học sinh cấp 3 Việt Nam.
Đoàn Việt Nam đề nghị rằng, đầu năm 2019, Bộ giáo dục Đài Loan có thể phát hành sổ tay tuyên truyền, giới thiệu về các trường đại học và thông tin liên quan bằng tiếng Trung, tiếng Anh và tiếng Việt, hàng năm vào tháng 6, phối hợp với hội thảo tư vấn tuyển học sinh, cung cấp cho giáo viên phụ trách tư vấn nghề nghiệp trường cấp 3 Việt Nam, để họ giới thiệu và khích lệ học sinh đến Đài Loan du học.
Như thế, chúng ta nhận ra một chiến lược của Đài Loan: ưu tiên tăng dân số dựa vào cô dâu Việt Nam và du học sinh từ VN tới… lâu dài, các khối dân này và thế hệ 2 từ học sẽ là những người có lập trường kiên cường chống Trung Cộng hơn bất kỳ khối dân nào tại Đài Loan. Bởi vì lá phiếu công dân Đài Loan gốc Việt sẽ luôn luôn chống sáp nhập với Tàu Cộng.
Có lẽ Đài Loan có chính sách như thế, nhưng sẽ không công khai nói ra….
Pháp: Áo Vàng xuống đường trở lại tiếp tục thách thức chính phủ Macron
Trọng Nghĩa 2019-01-05

Người biểu tình "Áo Vàng" tập hợp trước Tòa Đô Chính Paris. Ảnh ngày 05/01/2019. REUTERS/Gonzalo Fuentes
Vào hôm nay, 05/01/2019, trong sự kiện được mệnh danh là « Hồi VIII » của phong trào phản kháng, những người Áo Vàng lại xuống đường ở Paris cũng như nhiều thành phố khác trên lãnh thổ Pháp. Theo các nhà quan sát, quy mô các cuộc biểu tình hôm nay sẽ là bài trắc nghiệm về sức mạnh của phong trào Áo Vàng, mà sức động viên có phần giảm sút hẳn vào cuối năm, trong lúc chính phủ Pháp đã tung ra những tín hiệu cứng rắn nhằm tái lập trật tự trị an.
Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, từ buổi sáng, những người biểu tình đã bắt đầu tụ tập tại nhiều địa điểm tiêu biểu ở các thành phố lớn như Paris, Bordeaux, Toulouse, Lyon...
Tại Paris, nhân Hồi VIII của phong trào đấu tranh, những người Áo Vàng đã chính thức đăng ký hai cuộc biểu tình với sở Cảnh Sát: Một cuộc tuần hành từ Quảng Trường Tòa Đô Chính (Place de l'Hotel-de-Ville) đến trụ sở Quốc Hội Pháp vào cuối buổi trưa, và một cuộc tập hợp trên đại lộ Champs-Elysées nơi được những người Áo Vàng rất ưa chuộng trong những đợt biểu tình trước đây.
Theo một phóng viên AFP, vào khoảng 11 giờ sáng, đã có khoảng 500 hay 600 người Áo Vàng tụ tập gần Khải Hoàn Môn, Paris, bày tỏ quyết tâm biểu tình tại nơi này mỗi thứ Bảy, cho đến khi « công dân giành lại được quyền hành ».
Đối với hãng tin Pháp, Hồi VIII của phong trào Áo Vàng hôm nay là một bài trắc nghiêm về sức huy động của những người muốn tiếp tục phản kháng. Từ 282.000 người tham gia khi phong trào bắt đầu rầm rộ hôm 17/11/2018, số người biểu tình đã giảm dần xuống còn khoảng 12.000 nhân Hồi VII ngày 29/12 vừa qua.
Đây cũng là một bài trắc nghiệm đối với chính phủ Macron, đã quyết định nhượng bộ trước một số đòi hỏi của những người Áo Vàng, nhưng trong những ngày đầu năm đã cam kết tái lập lại « trật tự của nền Cộng Hòa ».
Một số hành động và tuyên bố cứng rắn của chính quyền đã được thực hiện trong những ngày qua như phát biểu hôm qua, 04/01/2019, của phát ngôn viên chính phủ Benjamin Griveaux, theo đó phong trào đã biến chất thành nơi hành động của những « kẻ kích động nổi dậy và lật đổ chính phủ. ».
Chính quyền cũng đã câu lưu một trong những gương mặt nổi bật của phong trào Áo Vàng, làm dấy lên những phản ứng bất bình của các đảng đối lập cực hữu cũng như cực tả.
TT Trump: Kinh tế kém buộc TQ tìm kiếm thỏa thuận với Mỹ
06/01/2019

Ông Trump trao đổi với các phóng viên hôm 6/1.
Tổng thống Donald Trump hôm 6/1 nói rằng đàm phán thương mại với Trung Quốc diễn ra rất tốt đẹp và rằng sự yếu kém của nền kinh tế quốc gia đông dân nhất thế giới đã buộc Bắc Kinh phải tìm tới một thỏa thuận.
Theo Reuters, các quan chức Mỹ sắp lần đầu tiên gặp trực tiếp người đồng nhiệm ở Bắc Kinh trong tuần này kể từ khi ông Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đồng ý hồi tháng 12 về một thỏa thuận kéo dài 90 ngày, ngưng làm leo thang chiến tranh thương mại đã gây bất ổn thị trường.
Ông Trump đã áp đặt thuế quan đối với hàng hóa của Trung Quốc trị giá hàng trăm tỷ đôla nhằm buộc Bắc Kinh phải thay đổi nhiều vấn đề về thương mại. Trung Quốc cũng dùng các biện pháp thuế quan để áp trả.
Theo Reuters, ông Trump cho rằng việc đánh thuế của Mỹ đã gây tác động lên Trung Quốc.
Hai ông Trump và Tập đã đồng ý hưu chiến thương mại 90 ngày Hãng tin này dẫn lời nhà lãnh đạo Mỹ nói với các phóng viên trước khi đáp trực thăng riêng: “Tôi nghĩ rằng Trung Quốc muốn giải quyết chuyện này. Nền kinh tế của họ hiện không tốt. Tôi nghĩ rằng đó là lý do lớn khiến họ phải đàm phán”.
Bắc Kinh hôm 4/1 cắt giảm các yêu cầu về dự trữ ngân hàng trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế nội địa ở mức thấp trong khi vấp phải áp lực từ các biện pháp thuế quan của Mỹ.
Khi được hỏi về kỳ vọng đối với các cuộc đàm phán ở Bắc Kinh trong tuần này, ông Trump tỏ ra lạc quan, theo Reuters.
Ông nói: “Các cuộc trao đổi với Trung Quốc diễn ra rất tốt đẹp. Tôi thực sự tin rằng họ muốn đạt một thỏa thuận”.
Nhà giáo ở Mỹ lương đã thấp còn phải lo trả nợ tiền học
January 6, 2019

Nhà giáo ở Los Angeles xuống đường biểu tình. (Hình minh họa: AP Photo/Damian Dovarganes)
DENVER, Colorado (NV) – Bà Michelle Grissom đi dạy đã được 22 năm nay, có ba tấm bằng đại học và hiện còn nợ khoảng $100,000 tiền học, theo USA Today.
Hồi giữa năm ngoái, bà lên thủ phủ Denver của tiểu bang Colorado để cùng đi tuần hành với hàng ngàn nhà giáo khác, đòi tiểu bang phải gia tăng ngân sách cho hệ thống giáo dục công tại tiểu bang này.
Cuộc biểu tình tại Colorado diễn sau khi có các cuộc xuống đường tương tự ở một số tiểu bang khác khắp nước Mỹ.
“Lãnh vực chúng tôi làm việc đang trong hoàn cảnh khó khăn. Và là một nhà giáo, tôi thấy rõ ràng điều đó ảnh hưởng tới các học sinh,” theo lời bà Grissom, một giáo viên lớp bảy tại Học Khu Douglas County ở Colorado.
Nhà giáo khắp nơi trong nước đều đang phải đối phó với tình trạng ngân sách không đủ cung ứng cho nhu cầu của trường học, mức lương khởi sự quá thấp so với mức lương trung bình của một người tốt nghiệp cử nhân. Ngoài ra, còn thêm một sự lo ngại nữa: đó là nợ tiền học.
Bà Grissom, năm nay 48 tuổi, tốt nghiệp cử nhân từ trường Metropolitan State College ở Denver, ngành Sử và Giáo Dục, năm 1996, bị món nợ tiền học khoảng $60,000. Bà xin đi dạy, với mức lương khởi sự vào khoảng $25,000.
Nợ tiền học bà phải trả mỗi tháng vào khoảng $400 khiến bà luôn chật vật về tài chánh, nhiều khi sợ không đủ trả tiền thuê nhà. Bà cũng thường phải làm thêm công việc thứ nhì để trang trải các chi phí, gồm cả làm việc trong nhà hàng và các tiệm bán lẻ.
Bà Grissom sau đó lấy thêm bằng cao học giáo dục để thăng tiến trong nghề nghiệp, nhưng cũng khiến bà mắc nợ nhiều hơn. Bà nay có mức lương năm khoảng $67,000 và số tiền nợ phải trả mỗi tháng là $585.
Các giáo viên Mỹ vừa tốt nghiệp đại học, hiện phải đương đầu với mọi khó khăn, và một trong những khó khăn lớn nhất là tài chánh của cá nhân họ.
Mức lương trung bình toàn quốc cho một nhà giáo vừa bắt đầu đi dạy niên khóa 2016-2017 là $38,617, theo thăm dò của tổ chức National Education Association. Mức lương này rất thấp so với mức lương trung bình cho người tốt nghiệp với bằng cử nhân ở mọi lãnh vực là $50,359.
Khoảng 70% các sinh viên tốt nghiệp đại học đều mắc nợ. Mức nợ trung bình của họ là $30,100, theo con số của cơ quan Project on Student Debt.
Theo ông Greg McBride, phân tích gia tài chánh của công ty Bankrate, thì nếu dùng số nợ trung bình là $30,100 và trả trong 10 năm với mức lời 6%, số tiền phải trả mỗi tháng sẽ là $334.
Số tiền này chiếm vào khoảng 10% tiền lương mỗi tháng của một nhà giáo dạy trường công lập, với mức lương trung bình.
Các ước tính khác về nợ tiền học của các sinh viên khi tốt nghiệp thường cao hơn. Ông Mark Kantrowitz, một nhà tư vấn về mượn nợ tiền học tại PrivateStudentLoan. Guru, nói rằng số nợ này trung bình vào khoảng từ $35,000 đến $40,000.
Điều kiện tối thiểu để đi dạy ở các tiểu bang ở Mỹ thường là bằng cử nhân và các chứng chỉ chuyên môn. Ngoài ra nhiều tiểu bang còn đòi hỏi các nhà giáo phải thường xuyên lấy thêm các lớp để duy trì chứng chỉ chuyên môn của mình, và muốn thăng tiến trong nghề nghiệp thì các nhà giáo cũng được khuyến khích phải học lên cao hơn nữa.
Và tất cả chi phí này thường là được trang trải từ tiền riêng của nhà giáo.
Ở cấp tiểu bang và liên bang Mỹ cũng có các chương trình giúp trả bớt hay xóa các món nợ tiền học. Tuy nhiên, hầu như chương trình nào cũng đòi hỏi người mượn nợ phải trả trong một thời gian nhất định, thường là 10 năm, trước khi được hưởng các trợ giúp.
(L.Tâm)
Bé gái 6 tuổi được cứu nhờ đưa hình cha chết lên Facebook
January 6, 2019

(Hình minh họa chụp từ màn hình đài ABC News)
DETROIT, Michigan (NV) – Một bé gái 6 tuổi được cảnh sát đến cứu tối Thứ Năm, 3 Tháng Giêng, tại một căn nhà ở ngoại ô Detroit, Michigan, sau khi đưa lên Facebook những tấm hình người cha bị chết và người mẹ kế bị bất tỉnh.
Theo USA TODAY, khi cảnh sát đến nơi, họ phát hiện khuôn mặt người cha 40 tuổi của em bé bị con chó “pit bull” ngoạm nát.
“Chúng tôi tin rằng nhờ đưa hình lên Facebook em bé được cứu,” ông Terence Green, cảnh sát trưởng thị trấn Mount Morris, nói, và mô tả em bé rất thông minh và sáng suốt. “Em bé 6 tuổi này phải chứng kiến một cảnh tượng hãi hùng – và em cứu được một người.”
Các giới chức được ông bà ngoại em bé, sống ở Tennessee, báo cho biết tình cảnh hãi hùng xảy ra tại căn nhà em bé ở, nhờ coi Facebook và thấy em bé này đưa hình người cha bị chết lên, ông Green nói.
Ban đầu ông bà ngoại gọi cho cảnh sát Ingham County, rồi sau đó cơ quan này chuyển sang cho cơ quan công lực ở thị trấn Mount Morris.
Đến chiều Thứ Sáu, em bé này được đưa về sống với người mẹ ruột, ông Green nói thêm.
Người mẹ kế 36 tuổi của em được đưa vào bệnh viện địa phương, nằm trong khu săn sóc đặc biệt, chưa thể nói chuyện với cảnh sát để cho biết chuyện gì xảy ra.
Ông Green nói hai người trong căn nhà có vẻ sử dụng thuốc quá liều.
Không rõ họ sử dụng loại thuốc nào – hoặc ở đâu ra họ có.
Ông Green không đưa tên các nạn nhân vì chưa báo cho gia đình họ biết.
Vẫn theo lời ông Green kể, cũng may là em bé này dùng điện thoại di động chụp hình hai nạn nhân, rồi đưa lên mạng, nên ông bà ngoại mới kêu cảnh sát.
Khi cảnh sát đến nơi, họ nghe tiếng kêu gào của em bé.
Ông Green nói bé gái kể cho ông là “khuôn mặt người cha bị chó gặm.”
Khi cảnh sát vào nhà, cha của bé đã chết, còn người mẹ kế của em bất tỉnh ít nhất là 24 giờ.
Em bé này không có gì ăn trong một ngày – và có thể là nhiều ngày, trước khi cảnh sát đến cứu em.
Em có cố gắng đánh thức hai người dậy, nhưng không được. Sau đó, em lấy nước tạt vào mặt họ, cũng không ai tỉnh dậy, ông Green cho biết.
[b](Đ.D.)
Edited by user Sunday, January 6, 2019 10:37:08 AM(UTC)
| Reason: Not specified
|