Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 3/22/2011(UTC) Posts: 3,069
Thanks: 324 times Was thanked: 364 time(s) in 256 post(s)
|
Tin tổng hợp
Thiên Chúa không làm theo cách mong mỏi của con người.
Giuse Thẩm Nguyễn
09/Jul/2018
ĐGH Phanxicô nói rằng nhiều người đã được rửa tội, là Kitô hữu, nhưng “lại sống như thể Đức Kitô không hiện hữu”

Trước khi đọc kinh Truyền Tin cùng với các khách hành hương hiên diện tại Quảng Trường Thánh Phê-rô vào ngày Chúa Nhật 8 tháng Bẩy, ĐGH nói rằng Thiên Chúa không làm theo ý của con người, và Ngài thường tỏ mình ra và ban cho chúng ta ân sủng theo cách riêng của Ngài.
“Thiên Chúa không theo những định kiến. Chúng ta phải nỗ lực mở lòng, mở trí để chấp nhận một thực tại thiêng liêng xẩy đến với chúng ta”
ĐGH đan cử một ví dụ, người dân làng Nazareth không thể hiểu được Chúa Giê-su, một bác thợ mộc tầm thường, không được học tại trường lớp, lại có thể thực hiện những phép lạ và trổi vươt hơn cả các kinh sư, ký lục về giáo huấn của Ngài.
Bởi quá quen thuộc với gia đình và nguồn gốc tầm thường của Chúa Giê-su, những người trong làng đi từ kinh ngạc tới hoài nghi về những điều Chúa đã nói.
“Thay vì mở lòng đón nhận thực tại, họ lại bị vấp ngã.” Bởi vì trong đầu óc, với định kiến của họ, Thiên Chúa không bao giờ tự hạ để nói qua một con người tầm thường như thế.
“Đó là sự vấp ngã của mầu nhiệm nhập thể” mà nó vẫn tiếp tục đến ngày nay. Khi người ta có những định kiến trước về Thiên Chúa, làm cho người ta không nhận ra Người.
“Đây là vấn đề đức tin; thiếu đức tin là một trở ngại để nhận ân sủng của Thiên Chúa. Nhiều người đã được rửa tội nhưng lại sống như thể là Đức Kitô không hiện hữu – Họ lập đi lập lại những cử chỉ và những dấu chỉ của đức tin, nhưng những điều này không tương hợp với một sự gắn bó thực sự với con người của Chúa Giesu và Tin mừng của ngài.”
“Thiên Chúa mời gọi chúng ta đến với Ngài bằng thái độ khiêm nhường lắng nghe và hiền lành chờ đợi bởi vì ân sủng của Thiên Chúa thường đến với chúng ta trong những cách bất ngờ, không giống như sự mong chờ của chúng ta”.
Mẹ Teresa thành Calcutta là một điển hình về điều này. Là một nữ tu nhỏ nhắn, nghèo nàn – chỉ với cầu nguyện và những công việc tốt lành – đã làm nên những điều lớn lao và kỳ diệu và “cách mạng hóa công việc bác ái của Giáo Hội.”
ĐGH Phanxicô nói rằng “Mẹ Teresa là một gương mẫu cho chúng ta ngày nay,” và kêu gọi mọi người hãy mở lòng để đón nhận ân sủng của Thiên Chúa, sự thật, sứ vụ và lòng thương xót, “cho mọi người, không loại trừ bất cứ ai.”
Vài nét về nhân vật Công Giáo được đề cử vào Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ
Trần Mạnh Trác
09/Jul/2018
TT Trump vừa quyết định đề cử vào Tối Cao Pháp Viện 1 người Công Giáo mộ đạo, một cựu học sinh dòng Tên, là Tư pháp Brett Kavanaugh.
Trong bài phát biểu ngắn sau khi được ông Trump giới thiệu, ông Kavanaugh đã nói về tầm quan trọng của sự giáo dục Công Giáo của mình đã ảnh hưởng đến sự nghiệp của ông như thế nào.
“Phương châm của trường học dòng Tên là 'Sống cho người khác',” ông Kavanaugh nhắc lại khoảng thời gian khi học tại trường Dự Bị Georgetown gần Washington, DC, ông nói: “Tôi đã cố gắng sống theo niềm tin đó.”
"Tôi là một phần tử của cộng đồng Công Giáo sinh động trong khu vực DC", ông nói. "Các thành viên trong cộng đồng thường không đồng ý về nhiều điều, nhưng chúng tôi thống nhất trong một vấn đề, đó là sự cam kết phục vụ."
Ông Kavanaugh nhấn mạnh về sự cam kết phục vụ này, trong và ngoài phòng xử án. Ông đã tình nguyện phục vụ các bữa ăn cho người vô gia cư, huấn luyện đội bóng rổ của con gái, và dạy kèm các trẻ em kém tại một trường tiểu học.
Ông đề cập đến đặc biệt đến Đức ông John Enzler, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Catholic Charities, cũng có mặt trong buổi họp báo.
“40 năm trước, tôi là một cậu bé giúp lễ cho Cha John, ” ông Kavanaugh thêm rằng họ hiện đang cùng nhau phục vụ cho những người vô gia cư qua các công việc với các tổ chức từ thiện Công Giáo.
Ông Kavanaugh hiện đang là tư pháp cuả Tòa phúc thẩm tại DC kể từ năm 2006. Trước đây, ông phục vụ trong toà Bạch Cung dưới thời TT George W. Bush.
Ông Bush nói rằng Kavanaugh "là một luật gia xuất sắc, đã trugn thành áp dụng Hiến pháp và luật pháp trong suốt 12 năm tại Toà cuả DC Circuit. Ông là một người chồng tốt, là một người cha, người bạn- một người toàn vẹn."
Kinh nghiệm trên Tối Viện Cao Pháp, ông Kavanaugh đã từng làm lục sự cho Tư Pháp Kennedy.
Ông tốt nghiệp ngành luật tại Đại học Yale. Ông và vợ, bà Ashley, có hai con gái.
Về vấn đề phá thai, người ta vẫn không biết nhiều về quan điểm cá nhân của ông. Ông Kavanaugh gần đây có viết một phán quyết không cho phép một phụ nữ di dân trái phép không được hưởng dịch vụ phá thai. Nhưng phán quyết cuả ông đã bị lật đổ bởi một tòa án khác.
Trong quá khứ ông Kavanaugh đã từng bất đồng với những quyết định cho phép người không có giấy tờ được bỏ phiếu trong cuộc bầu cử và phản đối việc cho phép các công nhân nước ngoài chiếm giữ những công việc mà người Mỹ có thể thực hiện được.
Những quyết định của ông về bộ luật tránh thai HHS năm 2015 có thể nói là hỗn hợp. Trong khi ông bênh vực phía Priest for Life trong vụ kiện chống lại chính quyền Obama, ông lại dường như thừa nhận rằng các biện pháp tránh thai do chính phủ cung cấp là "hấp dẫn".
Trong một trường hợp liên quan đến việc Washington Metro cấm quảng cáo các chủ đề tôn giáo, Kavanaugh đã "không ngừng" chất vấn các luật sư của Metro, vì ông tin rằng lệnh cấm là "phân biệt đối xử".
Tại sao người Công Giáo nắm đa số trổi vượt tại Tòa Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ?
Lm Trần Công Nghị
10/Jul/2018
Từ trước tới nay Hoa Kỳ duy nhất chỉ có một vị Tổng thống Công Giáo và người Công Giáo càng ngày càng giảm sút trong dân số Hoa Kỳ, nhưng họ đang nắm giữ đa số mạnh mẽ trong Tòa án Tối cao Hoa Kỳ.
Khi Tổng thống Donald Trump cử Brett Kavanaugh vào Tòa án tối cao tối hôm thứ Ba (9/7), ông Kavanaugh đã mô tả đức tin Công Giáo và tầm quan trọng của Giáo hội trong cuộc đời sống của mình - từ thời học trường trung học Công Giáo tới các đội bóng rổ và Hội Thanh niên Công Giáo do ông hướng dẫn.
Nếu được Thượng viện bỏ phiếu thuận xác nhận, ông Kavanaugh sẽ thay thế Thẩm phán Anthony Kennedy, người Công Giáo. Ứng cử viên khác của TT Trump, nay là Tư pháp Neil Gorsuch, thay thế Thẩm phán Antonin Scalia cũng người Công Giáo. Ông Gorsuch hiện là tín hữu hội thánh Episcopal, nhưng đã được lớn lên trong gia đình Công Giáo. Nhà bình luận Daniel Burke của CNN đã viết rằng về đức tin của Thẩm phán Gorsuch, mà ông ta giữ bí mật, thì nó là một vấn đề phức tạp.
Tất cả các Thẩm phán tối cao do đảng Cộng hòa bổ nhiệm vào Tòa án tối cao đều là người Công Giáo. Bà Sonia Sotomayor được bổ nhiệm bởi đảng Dân chủ là người đã được giáo dục và lớn lên trong gia đình Công Giáo và trong tiến trình được đề cử, bà mô tả mình là người thuộc "Văn hóa Công Giáo”.
Điều đó có nghĩa là 6 trong 9 Thẩm phán, hai phần ba, có một nền tảng Công Giáo.
Sức mạnh của người Công Giáo trên Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ thật mạnh mẽ, nhưng số người Công Giáo ở Mỹ đang suy giảm.
Chỉ dưới một phần tư (tức 23,9%) dân số Hoa Kỳ là Công Giáo vào năm 2007 và đến năm 2014 con số đó đã giảm xuống còn 20%, theo một nghiên cứu rộng rãi của Pew. (Đáng chú ý, chỉ có 1,9% người Mỹ là người Do Thái trong cuộc khảo sát Pew 2015, nhưng có ba Thẩm phán Tòa án Tối cao người Do Thái.)
Nhưng nghiên cứu hãng Pew cũng cho thấy người Công Giáo ở Mỹ ngày càng không phải là thành phần da trắng, phần lớn số người Công Giáo là người gốc Tây Ban Nha (34% trong năm 2014). Số người Công Giáo không-phải-là-da-trắng cũng đang trội vượt tại Mỹ. Có chừng 35% người không da trắng trong năm 2007 và 41% người da trắng vào năm 2014. Tại Tối Cao Pháp Viện, hai Thẩm phán Clarence Thomas và Sotomayor, là hai người không phải da trắng duy nhất, đều là người Công Giáo.
Cộng đồng người Công Giáo tại Mỹ cũng bao gồm nhiều người nhập cư hơn các cộng đồng người Mỹ khác. Hơn một phần tư người Công Giáo Hoa Kỳ (27%) được sinh ra bên ngoài Hoa Kỳ, mặc dù hầu hết các Thẩm phán Tòa án tối cao đã được sinh ra hoặc lớn lên ở vùng Đông Bắc Hoa Kỳ. Năm mươi bảy phần trăm (57%) người Công Giáo trong nghiên cứu này được sinh ra ở Hoa Kỳ. Hơn thế nữa - 74% người Mỹ nói chung - được sinh ra ở Mỹ.
Nhận xét trên về nhân khẩu học xem ra rất thú vị, nhưng chúng không trả lời câu hỏi tại sao có rất nhiều người Công Giáo đã leo lên được tới tòa án tối cao và như vậy: Liệu đức tin của họ có ảnh hưởng đến các quyết định của họ hay không?.
Các ứng cử viên tư pháp trong những ngày này rất bận rộn lo trả lời cách họ sẽ bỏ phiếu về các trường hợp khác nhau hoặc cách họ cảm nghiệm như thế nào về các vấn đề, đặc biệt là phá thai, nó trở thành vấn đề quan trọng trong việc đề cử ông Kavanaugh vì ông sẽ thay thế Thẩm phán Kennedy, một thẩm phán đã bỏ phiếu bỏ phiếu bảo vệ tiền lệ pháp lý vụ Roe v. Wade (cho phép phá thai).
Công chúng Mỹ nói chung (57%) ủng hộ phá thai hợp pháp trong một cuộc khảo sát Pew năm 2017, cho rằng phá thai là hợp pháp trong tất cả hoặc hầu hết các trường hợp. Người Công Giáo không mấy hỗ trợ ý kiến như vậy, nhưng đa số họ (53%) cho biết vào thời điểm đó cần phải hợp pháp.
Nhưng có một nhận thức rằng người Công Giáo phái nam trên tòa án có nhiều khả năng bỏ phiếu chống phá thai và có lẽ điều đó đóng một vai trò quan trọng trong số những người bảo thủ tìm cách đánh bại Roe (luật phá thai).
Thường thì các ứng cử viên Thẩm phán tối cao sẽ im lặng không trả lời về vấn đề nêu trên, nhưng các thượng nghị sĩ khi phải bỏ phiếu để xác nhận các thẩm phán này, họ cũng muốn bảo vệ các ưu tiên như quyền phá thai sẽ phải được truy ra.
Thượng nghị sĩ Dân chủ California Dianne Feinstein đã đường đầu với bà thẩm phán Amy Coney Barrett, về đức tin của bà trong phiên điều trần xác nhận năm 2017. Bà Barrett là người trong danh sách chốt của Tòa án tối cao của TT Trump. TNS Feinstein nói với bà Barrett: "Tại sao nhiều người trong chúng ta ở bên này (Đảng Dân Chủ) lại có cảm giác rất khó chịu – Bà biết điều ấy mà – tín điều và luật pháp là hai điều khác nhau. Và tôi nghĩ trong trường hợp của bà, thưa giáo sư, khi bà đọc bài phát biểu của bà, kết luận rút ra là tín điều sống động rõ ràng nơi bà, và đó là mối quan tâm khi bà phải quyết định những vấn đề lớn mà nhiều người (Hoa Kỳ) đã chiến đấu trong nhiều năm ở đất nước này."
Một tiên đoán tương tự về ông Kavanaugh và suy nghĩ của ông về phá thai đã đang được tiến hành, đặc biệt là sự bất đồng của ông với một phán quyết cho phép một thiếu niên không có giấy tờ (di trú) bị giam giữ ở biên giới có quyền được phá thai.
Thầm phán Kavanaugh đã viết: "Phía đa trong phán quyết này dường như nghĩ rằng Chính phủ phải cho phép trẻ vị thành niên nhập cư bất hợp pháp được phá thai ngay lập tức theo yêu cầu".
Ông cũng đã viết trong cùng ý kiến bất đồng đó rằng tất cả các thẩm phán đã công nhận Roe và các tiền lệ phải được tuân theo. Là một Thẩm phán Tòa án tối cao, ông có thể ở trong một vị trí để thay đổi tiền lệ như vậy.
Tôn giáo của Thẩm phán không phải là vấn đề và không nên là vấn đề. Nhưng tôn giáo chắc chắn khơi sự tò mò chính trị hiện đại vì sao mà các thẩm phán Công Giáo và Do Thái đã thành công như vậy.
Thật khó để tìm thấy dữ kiện thông tin nhân khẩu học về cơ quan tư pháp liên bang ở mức độ lớn để xem liệu những người Công Giáo có đóng vai trò ảnh hưởng ngoại cỡ ở các cấp tòa án thấp hơn hay không. Dữ kiện Dịch vụ Nghiên cứu Quốc hội chỉ cung cấp tóm lược nhân khẩu học của các tòa án, nhưng không bao gồm yếu tố tôn giáo.
Trong cuộc khảo sát Pew từ năm 2014, nhóm tôn giáo phát triển nhanh nhất là những người nói mình "không liên kết" với tôn giáo nào, tăng từ 16,1% năm 2007 lên 22,8%, làm lu mờ Công Giáo ở Mỹ trong quá trình này.
(Nguồn: Why do Catholics hold a strong majority on the Supreme Court? by Zach Wolf, CNN https://edition.cnn.com/...olic-justices/index.html)
Chiến hạm Mỹ đi qua Eo biển Đài Loan giữa căng thẳng với TC
July 8, 2018
Hai tàu chiến của chiến hạm Hoa Kỳ đã đi ngang qua Eo biển Đài Loan hôm thứ Bảy, 7/7/18, trong một chuyến hải hành có phần chắc sẽ được hòn đảo tự trị này xem là một dấu hiệu cho thấy sự ủng hộ của Tổng thống Donald Trump trong bối cảnh căng thẳng tăng cao với Trung Cộng (TC).
“Hai tàu Hải quân Hoa Kỳ đã thực hiện một chuyến đi ngang mang tính thường lệ qua vùng biển quốc tế là Eo biển Đài Loan vào ngày 7-8 tháng 7 (giờ địa phương),” Đại tá Charlie Brown, phát ngôn viên của Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, nói với Reuters trong một thông cáo.
Tư liệu - Khu trục hạm gắn phi đạn điều hướng USS Benfold cập cảnh ở Thanh Đảo, Trung Quốc, ngày 8 tháng 8, 2016. Tàu Benfold là một trong hai chiến hạm đi qua Eo biển Đài Loan vào ngày 7 tháng 7, 2018.

“Các chiến hạm của Hải quân Hoa Kỳ thường đi lại giữa Biển Đông và Biển Hoa Đông, thông qua Eo biển Đài Loan, và đã làm như vậy từ nhiều năm qua,” ông Brown nói.
Các giới chức Mỹ, phát biểu trong điều kiện ẩn danh, cho biết hai khu trục hạm Mustin và Benfold thực hiện chuyến đi này. Trước đó trong ngày thứ Bảy, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết các tàu di chuyển theo hướng đông bắc, nói thêm rằng việc này là phù hợp với các qui tắc.
Washington không có quan hệ chính thức với Đài Loan, nhưng bị ràng buộc bởi một luật qui định phải giúp hòn đảo này phòng vệ và là nguồn vũ khí chính của họ. TC thường xuyên nói rằng Đài Loan là vấn đề nhạy cảm nhất trong quan hệ với Mỹ.
Chuyến đi ngang qua Eo biển Đài Loan là chuyến đi đầu tiên của một tàu Hải quân Mỹ trong khoảng một năm trở lại, theo Reuters. Nó diễn ra sau một loạt các cuộc tập trận quân sự của TC quanh hòn đảo này mà đã gây căng thẳng giữa Đài Bắc và Bắc Kinh.
“Mỹ đang làm trầm trọng thêm căng thẳng ở Eo biển Đài Loan,” Hoàn Cầu Thời Báo của nhà nước TC nói trên Twitter.
“Hải quân TC chắc chắn đã theo dõi tình hình và kiểm soát được nó, một chuyên gia về quân sự cho biết sau khi hai tàu Hải quân Mỹ đi thuyền qua Eo biển Đài Loan hôm thứ Bảy,” báo này nói thêm.
TC tuyên bố Đài Loan thuộc chủ quyền của họ và chưa bao giờ TC từ bỏ ý định sử dụng vũ lực để buộc hòn đảo mà Bắc Kinh coi là một tỉnh ly khai về dưới sự kiểm soát của họ.
Việc này diễn ra giữa lúc một cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và TC được xem là có thể sẽ tiếp diễn trong một thời gian dài, khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới thị uy lẫn nhau mà không có dấu hiệu sẽ có đàm phán để giảm bớt căng thẳng.
Lần cuối cùng một hàng không mẫu hạm của của Mỹ đi ngang qua Eo biển Đài Loan là vào năm 2007, dưới thời chính quyền của Tổng thống George W. Bush, và một số giới chức quân sự Mỹ tin rằng kể từ lúc đó, đáng ra đã phải có một hàng không mẫu hạm phải đi qua eo biển này.
Những bước đi của Mỹ, từ việc công bố một đại sứ quán trên thực tế mới ở Đài Loan cho tới thông qua Đạo luật Du hành Đài Loan, khuyến khích các quan chức Mỹ đến thăm, đã làm căng thẳng leo thang hơn nữa giữa Bắc Kinh và Đài Bắc.
VOA
Ý kiến của TGM: Con cọp giấy Tàu cộng tự cho mình đang là “cường quốc về kinh tế và quân sự”. Nhưng tất cả những gì TC có trong tay đều chỉ là đồ dõm, một nền kinh tế coi vậy mà không phải vậy, chắp vá từ chỗ này sang chỗ khác, chuyên làm hàng giả để phá giá thị trường tiêu thụ quốc tế. Ngày nay, cả thế giới đều ghét hàng Tàu và người Tàu ra mặt. Mọi sinh hoạt mua bán và du lịch của người Tàu cộng đi tới đâu cũng bị thế giới tẩy chay… Chỉ có bọn chóp bu VC là chịu làm nô lệ cho Tàu cộng. Còn người dân, cứ hỏi họ thì biết: “Thú vật cũng chịu không nổi sự gian ác của Tàu cộng, làm gì con người bình thường có thể sống chung với loại ác quỷ Tàu cộng, Việt cộng!” Đó là câu trả lời đứt khoát như vậy.
Xem Youtube Biểu Tình tại Biên Hoà ngày 8 tháng 7
July 9, 2018
https://baotgm.net/xem-y...bien-hoa-ngay-8-thang-7/
Nguyễn Ngọc Sẵng: Xin mời xem trận chiến của ACE công nhân chống công an vc rất hấp dẫn tại Biên Hòa ngày 8/7/2018
Một youtube trên Facebook về cuộc biểu tình ngày 8/7 tại Biên Hoà, theo ước lượng trên màn hình có khoảng từ 400 đến 500 anh chị em tham dự. Họ không được trang bị những vật dụng cần thiết, họ chỉ có tấm lòng kiên quyết đòi tự do, dân chủ và bảo vệ chủ quyền của đất nước. Họ hành động chống bọn bất lương, tham nhũng, và vì lương tâm thúc giục. Lực lượng Côn An chống biểu tình khoảng một trung đội được trang bị khiêng chống biểu tình, mặt nạ chống hơi cay, áo giáp che chắn khi bạo loạn, đầu đội nón nhựa, tay cầm dùi cui dài. Họ giống bầy ác thú đang lâm le nuốt người đồng chủng.
Phía các anh chị em trẻ, phần đông là phụ nữ, họ rất xông xáo, lạnh lẹ và cương nghị. Xem 3 lần họ xung phong với từng toán nhỏ, khi lọt vào bên trong cổng, họ ra “hiệu lịnh” tràn vào! Họ như dòng thác lũ!. Nhưng sau đó bọn Côn An củng cố đội ngũ, đánh trả. Nhìn họ bị đánh bật ra khỏi hàng rào. Nước mắt tôi chảy dài.
Cháu bà Trưng, bà Triệu không chùng bước, từng toán nhỏ đi cặp vách tường tiến vào. Khi 2, 3 toán lọt vào bên trong, họ tràn vào như thác lũ, bọn Côn An hoàn toàn bị đẩy lùi vào bên trong cùng. Đoàn nữ quân anh hùng Việt Nam lại oanh liệt chiến thắng như thuở xưa tôi xem thước phim tài liệu các anh hùng quân đội VNCH chiếm laị cổ Thành Quảng Trị vậy. Dù cù cưa, dù có lần thất thế, nhưng chắc chắn các thế hệ trẻ Việt Nam sẽ thành công v ẻvang trong cộng cuộc “chống Tàu dẹp cộng”. Điều đó đang gần kề và không có gì ngăn cản nổi.
Xem youtube, tôi thắc mắc tại sao đa số là nữ, còn NAM thanh niên Việt Nam đang ở đâu trong cuộc chiến chống xăm lăng Tàu nầy?
Xem xong youtube, tôi xin có vài đề nghị để góp phần tăng thêm hiệu năng của cuộc biểu tình:
1- Người đi biểu tình nên mang giày để di chuyển gọn gàng, nhanh nhẹn.
2- Mặc áo tay dài để che chở tối thiểu phần tay.
3- Có đề nghị trên trang mạng: người biểu tình mang nước sơn để xịt vào khiêng của bọn Côn An để vô hiệu tầm nhìn bọn chúng, và nếu có thể, mang theo một bao ni lông mỏng (dễ bể khi ném ra) chất THÚI để khi Côn An tấn công thì dùng chất thúi nầy chống trả, sẽ hữu hiệu. Dù hữu hiệu, nhưng mang theo hơi khó. Nếu có thể lựa chọn địa điểm, nên chọn phía trên gió để giảm hơi cay do địch bắn ra.
4- Đề nghị đoàn biểu tình chia làm 3 toán. Toán tấn công đợt 1 đi trước, nếu sau khi đẩy lùi bọn Côn An, thì toán nầy lùi ra hàng sau cùng “để dưỡng quân”, phục hồi sức. Toán 2 lên thay thế, với tinh thần đang hăng hái vì toán 1 đã đẩy lùi bọn Côn An, toán 2 tiếp tục tiến về mục tiêu là văn phòng, nhà máy sản xuất của Trung Cộng. Giai đoạn nầy có thể khó khăn hơn vì chúng cương quyết bảo vệ mục tiêu. Tùy tình huống, nếu tiến lên được thì nhanh chóng nắm lấy cơ hội, đem lại khí thế, tự tin cho đoàn biểu tình, nếu bọn Côn An quá mạnh, tránh va chạm nặng để bảo tồn lực lượng và giữ lòng tin của đoàn, nhưng nên rút lui về phiá sau cùng “để dưỡng quân” và tìm biện pháp mới. Toán thứ 3, bây giờ trở thành toán 1, đã nhận xét những ưu khuyết điểm của 2 lần tấn công trước, rút ra phương cách tấn công mới và có hiêu quả hơn.
5- Nếu chúng ta có cơ hội dùng chiến thuật “thay quân” lực lượng biểu tình có dịp phục hồi sức khoẻ nhanh, có dịp rút kinh nghiện trong lần họ trong vị thế tấn công. Ngược lại bọn Côn An phải luôn ở vị thế phòng ngự, dù tấn công phòng ngự, họ sẽ nhanh chóng mỏi mệt, kiệt sức do không được thay thế, nghỉ dưởng quân, họ bị căng thẳng và tinh thần dao động trước khí thế dũng cảm từ người biểu tình. Sự thay quân của họ chưa thấy trong những lần biểu tình trước mà chỉ có tiếp viện trong trường họp khẩn cấp. Có thể họ bị dàn trải mỏng trong nhiều cuộc biểu tình trên toàn quốc, nên việc thay quân chưa thấy xảy ra. Đó là nhược điểm của họ.
6- Xem kỹ youtube, tôi nghĩ nên tiếp tục dùng biện biện pháp ôn hoà để tránh bọn Côn An có lý do đàn áp, và quí cô, quí anh chị có tài ăn nói tiến lên thuyết phục, giải thích hành động biểu tình là vì quốc gia dân tộc và khuyên bọn Côn An hãy trở về với dân tộc. Sự thuyết phục, đấu tranh nầy không phải là có hiệu quả ngay, nhưng trước mắt có thể sẽ làm dịu bớt sự đàn áp của một vài Côn An còn đắn đo với nhiệm vụ và an ninh của gia đình họ.
7- Theo ý riêng tôi thì sau khi cuộc biểu tình thành công thì đốt sạch cả nhà kho, nhà xưởng, văn phòng, tư liệu dụng cụ sản xuất v,v,. vì (1) bọn đầu tư Tàu đến đây để vắt mồ hôi, công sức dân mình để làm giàu và đốt sạch hết để bọn đang có ý định sang đầu tư run sợ, bỏ ý định. (2) bọn đầu tư Tàu khi thấy tài sản họ bị thiêu hủy sẽ không còn hứng thú ở lại Việt Nam và bọn cầm quyền Tàu không thể vin vào cơ hội để đem quân vào Việt Nam bảo vệ tài sản kiều bào. Và (3) nhà cầm quyền Việt cộng có thể phải mất một số tiền lớn để bồi thường cho các hãng bị đốt, gây khó khăn thêm cho Việt cộng đang lúc kiệt quệ tài chinh. Dĩ nhiên mọi giải pháp đều mang phần lợi và đi kèm theo phần bất lợi, tùy vào suy luận, góc nhìn của từng người.
8- Nếu vì lý do gì phải rút quân, xin đề nghị làm nhanh, có trật tự, nhất là tránh rối loạn hàng ngũ.
9- Đồng bào hải ngoại xin bớt chi tiêu để gởi về giúp người biểu tình, họ đang đối diện với gông cùm, nhà tù và sự đánh đập dã man của Việt cộng. Họ liều mình chống bọn bán nước, chúng ta phải sống xứng đáng với sự hy sinh của họ.
Nhìn youtube với khí thế hừng hực của anh chị em, chúng ta rất tự hào về những người trẻ nầy. Thấy mấy cô gái trẻ gom gạch ôm chạy về phía biểu tình, những thanh niên trẻ xúm bẻ hàng rào sắt rổi dùng những dãy hàng rào chưa bẻ làm bệ phóng, họ đẩy mạnh những mảnh sắt nầy từ bệ phóng lao nhanh vào bọn Côn An như vũ khí vừa tấn công vừa tự vệ. Họ reo hò mỗi lần bọn Côn An rút lui tránh những thanh sắt. Họ hành động rất sáng tạo. Nhìn mới thấy những người công dân lam lũ nầy đã từ bao giờ họ đã thừa hưởng hào khí của Bà Trưng, Bà Triệu. Họ xứng đáng được ngưỡng mộ như hậu duệ của Cô Giang, Cô Bắc; Quang Trung, Trần Hưng Đạo trong lịch sử oai hùng của dân tộc.
Tôi tin chắc đồng bào trong nước, tuổi trẻ hôm nay sẽ viết trang sử mới. Thế hệ Việt Nam trong đầu thế kỷ 21 đã oai dũng thắng giặc Tàu, dẹp lũ Việt cộng bán nước, giành tự do, dân chủ, bảo vệ chủ quyền đất nước.
Bằng mọi cách, chúng ta phải giúp đỡ cho đồng bào tranh đấu nơi quê nhà. Đó là nhiệm vụ của chúng ta.
Tôi xin được nhắc câu trong Thánh kinh: “Chỉ có loài cầm thú mới chỉ lo chăm sóc bộ lông mượt mà của mình mà quên đi nỗi đau của đồng loại”.
Nguyễn Ngọc Sẵng
TT Trump nói Nga ‘hoàn toàn kiểm soát” Đức
July 11, 2018

Tổng Thống Donald Trump (phải) và Tổng Thư Ký Jens Stoltenberg. (Hình: AP Photo/Pablo Martinez Monsivais)
– Khi vừa đến Brussels, Bỉ, hôm Thứ Tư, để dự thượng đỉnh NATO trong hai ngày, Tổng Thống Donald Trump đã “phang” ngay rằng đường ống dẫn dầu từ Nga qua Đức cho thấy Nga “hoàn toàn kiểm soát Đức” và “Đức bị Nga bắt chẹt,” đồng thời chê trách chi tiêu quốc phòng của các quốc gia đồng minh, cho thấy sẽ có nhiều sung đột giữa 15 quốc gia thành viên trong những ngày tới.
Ông Trump, trong một trao đổi thẳng thắn với ông Jens Stoltenberg, tổng thư ký NATO, nói rằng trong khi Mỹ bảo vệ Đức thì Đức lại đi làm ăn với Nga.
“Tôi phải nói rằng, tôi nghĩ, thật là buồn khi Đức đạt một thỏa luận lớn mua khí đốt của Nga trong khi đáng lẽ phải ngăn chăn Nga lại,” ông Trump nói với ông Stoltenberg trong lúc ăn sáng. “Chúng ta bảo vệ Đức chống lại Nga, nhưng họ lại trả hàng tỷ đô la cho Nga, và tôi nghĩ đây là điều rất không đúng.”
Ý ông Trump muốn nói là đường ống dẫn Nord Stream 2 đưa khí đốt từ Nga đến vùng bờ biển Baltic phía Bắc của Đức, đi qua một số quốc gia Đông Âu như Ba Lan và Ukraine, và nhân đôi số khí đốt Nga có thể bán trực tiếp cho Đức.
Đường ống ngầm dưới biển này bị Mỹ và một số quốc gia Liên Âu phản đối, cho rằng như vậy là tạo lợi thế cho Nga đối với Tây Âu.
Ông Trump nói, “Đức, theo như tôi hiểu, là bị Nga bắt chẹt,” và kêu gọi NATO xem xét vấn đề này.
Ông Stoltenberg không đồng ý với ông Trump, nhấn mạnh rằng các quốc gia thành viên NATO có thể làm việc chung với nhau mặc dù có khác biệt.
“Tôi nghĩ hai cuộc thế chiến và Chiến Tranh Lạnh cho thấy chúng ta mạnh hơn khi làm việc chung, thay vì chia rẽ,” vị tổng thư ký nói với nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, tìm cách giảm căng thẳng.
Thủ Tướng Angela Merkel của Đức cũng không đồng ý với nhận định của ông Trump, nói rằng Đức có quyền quyết định cho chính mình.
“Tôi từng trải qua thời kỳ sống dưới một phần của nước Đức do Liên Xô kiểm soát, và tôi rất vui là ngày nay chúng ta là một nước Đức thống nhất và tự do, và vì thế, tôi có thể nói rằng chúng tôi có thể tự quyết định những chính sách của chúng tôi và tự đưa ra quyết định, và đó là rất tốt,” bà Merkel nói.
(Đ.D.)
CHÍNH TRƯỜNG MỸ LÊN CƠN SỐT TỐI CAO PHÁP VIỆN (TCPV)
Vũ Linh Thế giới mới 2018-07-10
Sau khi thẩm phán Anthony Kennedy từ chức, về hưu, phe cấp tiến nhẩy dựng la hoảng như tận thế tới nơi. Họ lo sợ TT Trump sẽ bổ nhiệm một thẩm phán bảo thủ khiến cán cân chính trị trong TCPV bị lệch qua phiá bảo thủ.

TT Obama năm xưa đã nói một câu để đời: “Bầu cử có hậu quả” (Elections have consequences!). Đó là câu nói có tính miệt thị, xóc họng mà TT Obama dùng để trả lời lãnh tụ khối thiểu số CH khi ông này yêu cầu tân tổng thống lưu ý đến ý kiến của phe CH. Bây giờ, gậy ông đập lưng ông, phe CH đang tháo gỡ gia tài của Obama, sửa lại toàn thể guồng máy chính quyền, luôn cả cấu trúc của TCPV, trong vài chục năm tới. Bầu cử có hậu quả là vậy, cám ơn TT Obama đã giải thích ! Phe DC đang tìm đủ cách ngăn chặn TT Trump bổ nhiệm một tân thẩm phán bảo thủ, nhưng ai cũng biết họ chẳng làm được gì để cản. Trước đây, Thượng Viện cần 60 phiếu để phê chuẩn một thẩm phán, tức là đáng lẽ ra TT Trump bây giờ cần phiếu của tất cả 51 ông bà CH, cộng thêm 9 phiếu của các ông bà DC, một chuyện không bao giờ có thể có trong tình trạng nội chiến hiện nay. Nhưng nhờ DC thay đổi thủ tục biểu quyết nên bây giờ chỉ cần 51 phiếu, là đa số CH đang có. Nếu nói lỗi thì đó chính là lỗi của phe DC đã ngạo mạn, tự kiêu đổi luật để giúp TT Obama, bây giờ bị gậy ông đập lưng ông nữa. Vấn đề bây giờ là tìm sự đồng thuận của phe CH chứ phe DC hoàn toàn bó tay, chịu trận. Nghĩa là nằm trọn trong tay đảng CH bất kể DC hô hoán tới đâu.
Phe DC cũng đã cố gắng cản việc bổ nhiệm trước ngày bàu cuối năm nay, hô hoán chuyện lớn cận kề ngày bầu cử, phải để người dân quyết định. Họ quên bẵng việc bà thẩm phán TCPV Elena Kagan do TT Obama bổ nhiệm được Thượng Viện do DC nắm đa số phê chuẩn tháng 8, 2010, ba tháng trước bầu cử giữa mùa tháng 11 năm đó. Hơn nữa, theo thăm dò của NBC (không phải Fox News đâu), gần hai phần ba (62%) dân Mỹ muốn có thẩm phán mới trước bầu cử.
Phe DC cũng hù dọa là với thêm thẩm phán bảo thủ nữa, súng sẽ được bán thả dàn, đồng tính sẽ bị nhốt, da đen sẽ không được vào đại học, đực rựa sẽ không được vào cầu tiêu nữ,… Chẳng có tin nào nghe lọt tai. Thua keo này bày keo khác, DC đã nghĩ ra được chiêu tấn công mới: tố cáo thẩm phán mới sẽ cấm phá thai để hù dọa các bà, mong các bà sẽ ùn ùn đi bỏ phiếu cho DC trong bầu cử cuối năm nay.
Trên thực tế, TCPV không thể cấm phá thai vì Hiến Pháp liên bang chẳng đề cập đến chuyện phá thai hay không. Trên nguyên tắc, phá thai là chuyện nội bộ của mỗi tiểu bang, không phải là chuyện liên bang, do đó, một TCPV bảo thủ tôn trọng Hiến Pháp tuyệt đối chỉ có thể thu hồi phán quyết Roe v. Wade (là phán quyết cho phép tự do phá thai) để chuyển luật phá thai cho các tiểu bang tự quyết định. Mỗi tiểu bang có quyền ra luật cấm hay chấp nhận, và chấp nhận trong giới hạn nào. Hậu quả là có thể một số tiểu bang bảo thủ miền nam sẽ ra luật cấm hay giới hạn phá thai. Đó là điều phe cấp tiến lo sợ.
DC đang cố gắng ‘dụ dỗ’ hai bà thượng nghị sĩ CH đang chấp nhận phá thai là bà Collins của Maine và bà Murkowski của Alaska, để các bà này chống lại việc bổ nhiệm một thẩm phán chống phá thai. Hai bà này cùng với TNS McCain đã là những người biểu quyết cứu Obamacare. Nếu hai bà này chống, có thể TT Trump sẽ không đủ phiếu CH để bổ nhiệm vị thẩm phán chống phá thai. Bù lại, DC cũng có khó khăn giữ đủ 49 phiếu của họ, vì cũng có thể có vài ba nghị sĩ DC ủng hộ TT Trump như trường hợp ông Gorsuch trước đây đã có 2 ông và 1 bà DC ủng hộ. Kỳ bầu cử tới, có ít nhất 5 thượng nghị sĩ DC ra tái tranh cử tại những tiểu bang TT Trump thắng, do đó họ sẽ cần phiếu của cử tri CH. Nếu họ chống thẩm phán do TT Trump bổ nhiệm, sẽ khó thu được những phiếu CH đó. Tóm lại, phe DC đã biến đề tài phá thai thành tiêu chuẩn then chốt trong việc bổ nhiệm tân thẩm phán TCPV. Cách đây vài tuần là chuyện Trump độc ác lôi trẻ con ra khỏi tay các bà mẹ, bây giờ là chuyện Trump tàn nhẫn không cho mấy bà tự do lôi bào thai ra khỏi bụng. Đó là lý luận của khối cấp tiến, hiểu được chết liền.
Tin diễu dở giờ chót: thượng nghị sĩ DC Schumer đề nghị TT Trump bổ nhiệm ông cấp tiến Merrick Garland, người đã được TT Obama bổ nhiệm nhưng Thượng Viện không phê chuẩn. Nhắn tin cho ông Schumer: Elections have consequences!
Dù sao thì phe DC hình như cũng phải chấp nhận số phận, nhưng vẫn loay hoay tìm cách thoát nạn. Ý kiến mới nhất: chiếm đa số tại cả Hạ Viện lẫn Thượng viện, ra luật tăng số thẩm phán TCPV, để hy vọng sẽ có ngày có ông/bà DC làm tổng thống, bổ nhiệm thêm thẩm phán cấp tiến.
CẬP NHẬT OBAMACARE
Đúng như TT Trump đã nói, chúng ta không cần đụng tới Obamacare vì tự nó sẽ bị hủy diệt. Những thống kê mới nhất cho thấy trong năm 2017, giá mua bảo hiểm trong chương trình Silver Plan –Chương Trình Bạc- đã tăng hơn 40% tại 13 tiểu bang Mỹ. Chương trình Silver Plan là chương trình ăn khách nhất, chiếm gần hai phần ba tổng số người mua Obamacare. Những tiểu bang tương đối ít dân là những nạn nhân lớn, như tiểu bang Wyoming với giá mua bảo hiểm Silver Plan tăng 65% theo thượng nghị sĩ John Barrasso của Wyoming. Đồng thời với việc tăng bảo phí, số tiền bệnh nhân phải trả trước –deductibles- cũng tăng một cách đáng sợ, hiện nay deductibles trung bình là 4.000 đô. Bao nhiêu người có số tiền đó để trả trước?
Với sự tăng giá này, cặp với quyết định không bắt buộc phải mua bảo hiểm của chính quyền Trump, trong năm 2017, đã có hơn một triệu người bỏ, không mua bảo hiểm nữa. Tuyệt đại đa số là giới trẻ vẫn khỏe mạnh, không chịu mua bảo hiểm, mà họ cho chỉ là cách bắt họ giúp Obamacare tài trợ chi phí bảo hiểm cho tất cả mọi người.
QUAN TÒA KENTUCKY BÁC LUẬT MEDICAID MỚI
Chính quyền Trump đã ra thủ tục Medicaid mới, bắt những người lợi tức thấp muốn hưởng Medicaid –hay MediCal của Cali- phải có đi làm khi không đau yếu, chứ không thể ngồi nhà ăn nhậu, lãnh trợ cấp rồi đòi Medicaid. Dĩ nhiên TTDC đã mau mắn xuyên tạc Trump bắt những người bệnh phải chống nạng lết đi làm mới được hưởng Medicaid, và không ít dân nghèo ít hiểu biết đã tin ngay.
Một quan tòa liên bang ở Kentucky, do TT Obama bổ nhiệm dĩ nhiên, đã bác bỏ luật mới này, cho rằng luật này không tôn trọng mục đích của Medicaid là giúp dân.

Thống kê chính thức của tiểu bang cho biết Kentucky có khoảng 400.000 người đang lãnh Medicaid, và theo ông quan tòa, có thể có 95.000 sẽ bị mất Medicaid dưới tiêu chuẩn mới. Có nghĩa là gần một trăm ngàn người có thể đi làm, nhưng không đi làm, nằm nhà lãnh trợ cấp và hưởng Medicaid, có thể sẽ bị mất Medicaid. Ông quan tòa chỉ lo họ mất Medicaid mà không hề nghĩ tới việc họ có thể đi làm và có thể mua bảo hiểm đỡ tốn tiền cho công quỹ, hay nếu đi làm mà lợi tức thấp, vẫn được Medicaid như thường.
Đó chính là ‘thiên đường xã nghĩa của đảng DC’: dân cả nước nằm nhà nướng BBQ, uống bia, coi football cho Nhà Nước nuôi. Một câu hỏi ít ai thắc mắc: tiền đâu ra ?
Thống đốc Kentucky, một ông CH, đe dọa sẽ kiện lên Tối Cao Pháp Viện, hoặc là sẽ giới hạn lại tiêu chuẩn lãnh Medicaid vì tiểu bang không thể nào đủ tiền cấp Medicaid thả dàn như ý ông quan tòa cấp tiến muốn.
DÂN BIỂU DC CHỐNG DC
Một dân biểu của đảng DC tại New York, ông Dov Hikind đã lên tiếng chỉ trích đảng DC đã “phản bội lại những giá trị Mỹ”. Ông đả kích TNS Schumer của DC là đã chú tâm vào việc đánh phá TT Trump bằng mọi giá mà không nhìn nhận vài thành quả của ông ta như kinh tế đang phát triển mạnh, Mỹ đang điều đình với Bắc Hàn để tạo hoà bình vĩnh viễn cho xứ Hàn,… Ông Hikind cho rằng đảng DC cần phục hồi lại sự lương thiện.
Bình luận về câu nói của chủ tịch Ủy Ban Quốc Gia DC Tom Perez là “cô Ocasio-Cortez là tương lai của đảng DC”, ông Hikind nói ngay “Xin Chúa phù hộ chúng ta”.
MEXICO BẦU TỔNG THỐNG THIÊN TẢ
Ông Andres Manuel Lopez Obrador đã đắc cử tổng thống Mexico. Đây là lần thứ ba ông ra tranh cử, bây giờ mới thắng. Ông Lopez Obrador là cựu đô trưởng thủ đô Mexico City, thuộc khuynh hướng cực tả, tranh cử trên chương trình chống tham nhũng trong chính quyền hiện hữu. Ông cũng tranh cử trên một chương trình mỵ dân tối đa, hứa hẹn đủ thứ bánh vẽ cho dân Mexico đang gặp khó khăn kinh tế. Ông này cũng có chính sách đối ngoại chống Mỹ và đặc biệt chống TT Trump kịch liệt, gọi Trump là Hitler, tố bức tường là biểu tượng của kỳ thị chủng tộc, còn hăm dọa sẽ mở cửa biên giới cho dân Mexico ào ạt tràn qua biên giới Mỹ.

Không ai tin ông sẽ làm chuyện này trong tương lai gần, nhưng về lâu về dài, có thể sẽ thành sự thật. Nếu Mexico áp dụng chính sách kinh tế thiên tả theo mô thức Cuba hay Venezuela thì cũng sẽ theo vết xe đổ của hai xứ này thôi, tức là sẽ đưa cả nước đến bờ vực khánh tận cả nước. Hiện nay dân Venezuela đang lũ lượt tìm cách trốn ra khỏi xứ, cả triệu người đã trốn qua Colombia, gây khủng hoảng trầm trọng tại vùng biên giới hai xứ.
Theo đại học John Hopkins, lạm phát ở Venezuela năm nay là … 42.000%, tức là mọi thứ đắt hơn tới 420 lần trong một năm! Một ví dụ dễ hiểu cho con số quái lạ này: năm ngoái quý vị ăn một tô phở 10 đô, năm nay, cũng tô phở đó, quý vị phải trả … 4.200 đô. Đó là thành quả thực tế của kinh tế xả hội chủ nghĩa Venezuela, có thể sẽ thành sự thật trong vài năm nữa tại Mexico. Từ kinh nghiệm Venezuela đó, quý vị có thể tưởng tượng vài năm nữa, bao nhiêu dân Mễ sẽ tìm cách qua Mỹ.
Biết đâu khi đó, bà thượng nghị sĩ của Cali, Kamala Harris đã làm tổng thống, cửa biên giới mở rộng thêng thang, ICE đã bị giải tán, chẳng còn ai cản nữa. Hay khi đó Cali, Nevada, New Mexico và Arizona đều đã trở thành các tiểu bang của Estados Unidos Mexicanos rồi?
Ngay trước mắt, cuộc thương lượng về hiệp ước NAFTA sẽ gặp khó khăn lớn khi cả hai xứ Mexico và Canada đều công khai chống TT Trump.
Báo phe ta Washington Post ca ngợi ông tổng thống thiên cộng mới này là “bạn của nước Mỹ, chống Trump”. Đây cũng là cách phân định bạn và thù kiểu mới. Ngày xưa, xứ nào đả kích tổng thống Mỹ là kẻ thù của Mỹ, bây giờ ai chửi tổng thống Mỹ thì đó mới là bạn của Mỹ. Thế hơn 60 triệu người bầu cho Trump là gì? Đó là những kẻ thù của Mỹ, “kẻ thù của nhân loại văn minh tiến bộ, yêu chuộng hòa bình” (theo văn phong của báo Công An Thành Hồ!).
NHẬT THÔNG ĐỒNG VỚI TRUMP?
Tuần qua, TT Trump đã khai mạc cơ xưởng Foxconn mới tại tiểu bang Wisconsin cùng với nhà đại tài phiệt Nhật Masayoshi Son, chủ đại công ty SoftBank.
Hãng xưởng mới này là một thành tố trong kế hoạch đầu tư lớn của SoftBank vào Mỹ. Ông Son cho biết sẽ đầu tư khoảng 50 tỷ đô vào kinh tế Mỹ trong vài năm tới, giúp tạo hơn 50.000 việc làm cho dân Mỹ.
Việc công ty SoftBank đầu tư mạnh vào Mỹ đã khiến phe DC lo sợ, nhất là khi các đầu tư của SoftBank lại nhắm vào Wisconsin và các tiểu bang lân cận, đều là những tiểu bang kỹ nghệ mà lá phiếu đã mang lại chiến thắng cho TT Trump. Trong tình trạng này, làm sao DC có thể lấy lại khối dân lao động? Mà không lấy lại được khối này thì hy vọng chiếm Tòa Bạch Ốc sẽ như mây khói thôi.
HỒ LY VỌNG THƯƠNG DI DÂN LẬU
Chúng ta đều đã bị đinh tai vì những hô hào bảo vệ di dân lậu của các tài tử trọc phú Hồ Ly Vọng. Nhiều người thắc mắc sao đám này giàu lòng nhân đạo thế? Nhiều người khác cho là đám này chỉ muốn có lý do chống Trump thôi. Sự thật có hơi khác.
Kẻ này đã viết nhiều lần là giới đại gia triệu phú rất ‘mê’ di dân lậu vì đó là khối dân lao động rẻ nhất trần gian, làm việc cật lực, lãnh lương dưới xa mức lương tối thiểu, đã vậy những người thuê mướn họ lại chẳng phải thắc mắc lo những chuyện vớ vẩn như bảo hiểm sức khỏe, nghỉ bệnh có ăn lương, nghỉ hè có lương, hay trả thuế SSI cho họ. Do đó, đám này tranh đấu tối đa cho việc thả lỏng cho di dân lậu tha hồ vào mà không bị bắt, nhất là không được trục xuất.
Thái độ của giới đại tài tử, đại ca sĩ, đại triệu phú mới bị một cô đào trong đầu toàn là đậu hũ, lỡ dại khai huỵch tẹt ra. Cô tài tử Amber Heard tuýt cho các đồng nghiệp ‘nên tìm cách bảo vệ những tài xế, bồi bếp, vú em, làm vườn của chúng ta bằng cách lấy xe xịn của mình để chở họ đi làm và về, để tránh ICE chặn xe lại xét và bắt họ’.
Quý độc giả chắc đã thấy rõ tại sao các anh chị tài tử này thương di dân lậu! Chỉ là thương đám gia nhân rẻ tiền thôi. Như các ông Tây bà Đầm ngày xưa thương đám cu ly An-Nam vậy.
Amber Heard Cũng tin từ Hồ Ly Vọng, anh Peter Fonda, em của chị Hanoi Jane Fonda, đã chính thức xin lỗi gia đình TT Trump về việc anh kêu gọi bắt cóc cậu con 12 tuổi của TT Trump, nhốt cùng với bọn ấu dâm. Anh cho biết anh quá xúc động trước hình ảnh cách ly di dân nên đã đi quá xa. Phim mới của anh sẽ đươc hãng Sony cho ra mắt công chúng trong vài ngày nữa. Hãng Sony cho biết đã nhận được nhiều khiếu nại, nhưng anh Fonda đóng vai phụ rất nhỏ, không thể vì anh ta mà thu hồi nguyên cả cuốn phim. WAPO ĐĂNG TIN
Báo Washington Post đăng tin “một bà da trắng gọi cảnh sát vì có thằng bé con da đen 12 tuổi đang cắt cỏ” (A white woman called police on a black 12-year-old — for mowing grass). Quý độc giả đọc mẫu tin như thế tất nhiên phải bực mình ‘con mụ da trắng kỳ thị lố bịch’, phải không? Xin thưa ngay, nếu quý độc giả có phản ứng như vậy thì đúng là đã phản ứng y như WaPo cố tình loan tin và mong đợi. Tức là cách loan tin có chủ đích khiêu khích độc giả, ẫm ờ ám chỉ thời đại này là thời đại của da trắng kỳ thị da đen công khai vì chính sách kỳ thị của ông tổng thống.
Sự thật không hoàn toàn như vậy. Sự thật là bà hàng xóm này là người khó tính, bà kêu cảnh sát vì anh nhóc này cắt cỏ hàng xóm nhà bà, mà cắt ào qua cỏ và vườn hoa của nhà bà luôn.
Nhìn qua câu chuyện này thì thấy kỹ thuật đăng tin của TTDC, tìm đủ cách để bôi bác và xuyên tạc. Chuyện bà già gọi cảnh sát vì thằng nhóc cắt cỏ qua nhà bà, tại sao phải kèm theo “bà già da trắng” và “thằng nhóc da đen”, cũng như tại sao lại viết “vì tội cắt cỏ”? Màu da ăn thua gì trong chuyện này? Cắt cỏ tự nó, sao là cái tội phải kêu cảnh sát? Chúng ta ở Mỹ lâu năm, ai cũng biết mấy bà già hàng xóm là khó chịu nhất, có thế thôi. Đó là bài học cũ, bài học mới là… đừng tin những gì TTDC viết!
SAN FRANCISCO: THỦ ĐÔ CẤP TIẾN
Nếu khối cấp tiến có thể chọn một ‘thủ đô’, thì đó sẽ là San Francisco. Đây là thành phố của 3 bà lãnh tụ DC cấp tiến nhất: các thượng nghị sĩ Diane Feinstein và Kamala Harris, và bà dân biểu Nancy Pelosi. Cũng là thành phố của ông Gavin Newsom, người đang có triển vọng làm thống đốc Cali.
San Francisco cũng nổi tiếng là thủ đô của dân đồng tính thế giới. Cũng là thành phố đắt đỏ nhất thế giới, nơi mà giá nhà trung bình là một triệu đô, giá thuê một căn hộ hai phòng ngủ tối thiểu là 5.000 đô một tháng.
Lúc sau này, San Francisco lại đạt được nhiều thành tích hay hơn nữa. Một đại hội nghị y tế thế giới với sự tham gia của cả mấy trăm bác sĩ đã bị hủy bỏ vì ban tổ chức nhận thấy thiếu an ninh cho những người tham gia hội nghị.
Trong khi đó, thống kê chính thức của thành phố cho biết chỉ trong một tuần qua, đã có hơn 16.000 khiếu nại của dân chúng vì… những bãi phân người ngoài đường phố, vị chi gần 2.400 khiếu nại mỗi ngày cả tuần liền. Cả mấy ngàn người ị bậy ngoài đường mỗi ngày??? Welcome to San Francisco!
Vũ Linh, 7/7/2018
Hơn 120 người chết vì lũ lụt tại Nhật Bản
By H.Van - July 10, 2018 NGUỒN TIN: ABC

Cảnh lũ lụt tại Nhật Bản. Ảnh: The Japan Times
Mưa to gió lớn gây lũ lụt và sạt lở đất nghiêm trọng tại Miền Trung và Tây Nam Nhật Bản bắt đầu từ ngày 3 tháng 7 kéo dài cho đến hiện tại, khiết hơn 120 người thiệt mạng, 80 người khác mất tích, hàng chục ngàn người phải di tản. Chính phủ Nhật Bản huy động 73.000 cảnh sát, nhân viên cứu hỏa, Đội Nhân Dân Tự Vệ, và các cơ quan giải cứu khác, để đào bới trong đống bùn lầp và mảnh vụn, để tìm kiếm người mất tích. Trực thăng, thuyền và bè được sử dụng để đưa dân chúng đến nơi an toàn.
Cảnh lũ lụt tại Nhật Bản. Ảnh: KarryOn
Đây là lần đầu tiên trong vòng 35 năm qua, Nhật Bản bị thảm họa lũ lụt khủng khiếp xảy ra. Thiệt hại và tổn thất chưa thể ước tính. Hiện tại17.000 gia đình vẫn phải sống trong tình trạng không có điện. Bộ Giao Thông Vận Tải thông báo: Mười ba nhà điều hành tàu hỏa phải đình chỉ 37 tuyến đường sắt tại Miền Tây, và tại nhiều khu vực khác. Ông Yoshihide Suga, chánh văn phòng chính phủ Nhật Bản, lưu ý dân chúng phải theo dõi sạt lở đất. Thủ Tướng Shinzo Abe hủy bỏ chuyến đi Châu Âu và Trung Đông, vì thảm họa lũ lụt vẫn đang tiếp diễn tại Nhật Bản.
Lũ lụt tại Nhật Bản. Ảnh: Newsz Lũ lụt tại Nhật Bản. Ảnh: Newsz
Edited by user Wednesday, July 11, 2018 12:03:13 PM(UTC)
| Reason: Not specified
|