Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 3/26/2011(UTC) Posts: 13,267
Thanks: 6336 times Was thanked: 2696 time(s) in 1897 post(s)
|
Chuyện bên lề về hai chữ Tình Yêu
Sáng nay Hoàng vừa mới trả lời chị SL trong nhà PNV về câu hỏi cũng đã được nhiều người hỏi Hoàng đôi khi, kể từ lúc thấy bài vở post trong các diễn đàn mà có liên quan tới nhóm Gia Long - VietBao. Và đó là vì hôm lâu rồi Hoàng post bài I Have A Dream của Thi Hạnh.
VHP ơi, Lâu rồi quá bận nên SL ít vào PNV. Hôm nay hơi rảnh một tí vào đây thấy hình ảnh quý vị "áo tím ngày xưa" của Gia Long của VHP post lên, SL thấy vui vui. Các nàng vẫn xinh đẹp. Hình nhu VHP là dân Gia Long? ... SL
Chị SL thấy VHP hay post bài vở có nhắc về "dân Gia Long"... thật ra VHP không có học Gia Long bao giờ cả (vì VHP là Bắc Kỳ cho tới năm 1979 đó ạ...từ đầu năm 1980 thì VHP lưu lạc vào Dalat...rồi tới 1985 thì VHP ly hương qua xứ người...). Bên Gia Long - VietBao là bạn Net of VHP rủ qua đó sinh họat trong Vườn T's như là thân hữu thôi á. Nhưng vì VHP cũng là người khi ở đâu rồi thì hết lòng vì nơi đó... Nhưng..ở đâu cũng vậy thôi, có người thương mình mà cũng có người hay khó chịu vì mình...Xong VHP thì luôn giữ vững trong tâm thức của mình điều không đổi thay "việc của mình là yêu mến tất cả mọi người như nhau, còn ai ra làm sao thì đó không phải điều thuộc về mình... chuyện ấy để Ơn Trên nhìn nhận". VHP
Sau đó đi gửi thư cho em TH thì có thư của nhóm bạn Ty's nhà GL - VB. Bạn của Hoàng kể về mùa Giáng Sinh năm nay đi xa .. nhưng là cùng với ông X cũ của bạn. Hai người li dị lâu rồi, nhưng vẫn coi nhau như bạn. Thấy bạn mình rất vui và hạnh phúc, Hoàng mừng lắm ! Và Hoàng viết thư cho bạn, gửi chung cả nhóm (lâu rồi, thi thoảng mình viết thư chung vậy đó và Hoàng rất thích như thế !)
Vậy là M có một mùa Giáng Sinh thơ mộng đó bạn mình ơi. Chuyện của M và ông X làm N nhớ câu nói, đại ý như : Tình Yêu cũng như cánh chím trời. Khi con chim muốn được tự do.. hay để nó bay đi. Nếu nó quay trở tìm bạn thì đó là điều thuộc về TY của bạn thật sự. M ơi, không quan trọng bây giờ là tình cảm nào, mà quan trọng là được cảm nhận thấy hạnh phúc như M có trên tay mình những ngày mới đây. N biết tính M dễ thương, hiền hòa và tấm lòng M rộng lắm ... nên không có ngạc nhiên về tình thân của M với papa của hai nhỏ nhà M... để rồi một ngày trở lại vui vẻ và biết quí trọng nhau hơn. N mong là M luôn giữ gìn Hạnh Phúc mới của mình nhé M ! Nhưng N đang cừ hì hì nà ... vì bỗng dưng thấy M như có phần nhỏ nhẹ và e thẹn như mấy cô con gái mới lớn há .. vui ghê nơi ... N
Rồi tự nhiên Hoàng lại thấy bài dưới này chị TP gửi vào PhoNang. Một bài viết cũng bàn luận về Tình Yêu cũng hay lắm đó. Tất nhiên người viết bài này dường như chỉ là viết về Tình Yêu của những người khác hay từ những suy luận của mình .. chứ không phải viết từ Tình Yêu thật của tác giả ? Nên có những điều vẫn không phải hoàn toàn đúng với ý nghĩa thật sự của hai chữ Tình Yêu, mà Hoàng thường nhắc tới từ những cảm nhận của bản thân khi đi qua suy tư của Hoàng. Vì thế Hoàng sẽ giữ bài viết này ở đây nhé.
NÓI VỚI TUỔI TRẺ VỀ TÌNH YÊU (NÓI VỚI CHÍNH MÌNH)
Tình yêu cũ như trái đất, nhưng vẫn mới như những mùa xuân.
Rất nhiều người nói tới. Rất nhiều người nghĩ tới. Rất nhiều người muốn tránh nó. Nhưng tránh nó là đã gặp nó. Mà tránh nó sao được, khi nó là một yếu tố cần thiết đi liền cuộc sống. Tình yêu đâu phải là một thứ xa xỉ phẩm. Nó làm nên đời sống và ở trong cuộc sống. Nó là chuyện của mỗi người. Tuy nhiên, tôi rất ngại đề cập đến tình yêu. Tất nhiên phải có lý do để ngại. Hôm nay, tôi muốn nói tới một số những lý do đó.
Lý do ngại đầu tiên là vì tôi không chắc chúng ta có cùng hiểu tình yêu như nhau không.
Bạn nói tình yêu, họ nói tình yêu, tôi nói tình yêu. Nhưng nếu mỗi người hiểu tình yêu mỗi cách, thì chỉ có sự gặp gỡ danh từ, chứ chưa có sự gặp gỡ tư tưởng. Sẽ không có khởi điểm chung. Sẽ chỉ là một cuộc đối thoại hình thức của những độc thoại nội dung. Sẽ có những hiểu lầm và những lạm dụng. Ngay mấy câu tôi quả quyết trên kia: “Tình yêu không phải là một thứ xa xí phẩm. Nó là một yếu tố đi liền cuộc sống’’ đã được bạn hiểu thế nào? Nếu bạn trích những câu đó để biện minh cho thứ tình dâm dật chẳng hạn, thì oan cho tôi rồi.
Không gì dễ hiểu cho bằng tình yêu. Nhưng không có gì khó định nghĩa cho bằng tình yêu. Dễ hiểu, bởi vì ai cũng có yêu, Không nhiều thì ít. Nhưng khó định nghĩa, bởi vì tình yêu rất phức tạp.
Tình yêu nói chung đã chia thành 3 phía: tâm lý siêu hình và luân lý.
Tình yêu có nhiều loại. Aristote đã chia 3, thánh Thomas chia 2, Max Scheler chia 5, cháu. Héris chia 8. Đó chỉ là một số tác giả tượng trưng. Người ta có thể không đồng ý về số loại tình yêu, nhưng người ta không thể cho rằng chỉ có một thứ tình yêu duy nhất. Không thế thì làm gì có vấn đề tốt xấu đặt ra trong tình yêu.
Phân tích tình yêu trong lý thuyết đã là điều không dễ. Nhưng phân tích tình yêu trong cuộc sống lại càng khó hơn. Sự kiện đo đưa tới lý do thứ hai khiến tôi ngại nói tới tình yêu. Đó là vì tôi không chắc ta có thể hiểu được tình yêu của người khác, nhất là tình yêu của chính ta không? Nói lý thuyết là để hiểu thực tế. Nhưng tình yêu thực tế rất khó nhận diện. Bởi vì không có tình yêu trống vậy, không có tình yêu hiện thân, nghĩa là không có tình yêu ngoài người đang yêu. Mà tình yêu thì không mùi, không sắc, không đo lường được. Nó ở trong con người nên cũng có phức tạp như con người.
Đã hẳn theo lý thuyết thì tình yêu có thể là một trong những loại sau đây: tình yêu siêu nhiên với đối tượng siêu nhiên, tình yêu siêu nhiên với đối tượng tự nhiên, tình yêu tình cảm, tình yêu cảm giác, tình yêu nhục dục, tình yêu tính dục, tình yêu nhân tính, tình yêu thú tính. Tuy nhiên, trong thực tế không bao giờ có một thứ tình yêu nào được hoàn toàn thuần túy chỉ thuộc riêng một loại. Tình yêu cao nhất vẫn gây âm hưởng trong thân xác. Tình yêu nhục dục thấp nhất cũng không hoàn toàn chỉ là thú tính. Khi yêu là yêu với tất cả con người, mặc dầu hướng đi có khác nhau. Tình yêu giống như một hòa âm, nên không dễ phân biệt cung điệu nào là chính.
Nếu tôi đứng ngoài nhìn vào tình yêu của bạn, tôi sẽ rất dễ lầm. Bởi vì tôi là người ngoài cuộc, chỉ nhìn theo bề khách quan rồi đoán ra, chứ không thấy được trực tiếp tình yêu của bạn. Mà tình yêu đó có hình dạng gì đâu mà thấy được. Tình yêu diễn tả bằng thái độ và ngôn ngữ. Nhưng thái độ và ngôn ngữ là những thứ đa diện đa năng. Mỗi người đều có thể cho chúng những ý nghĩa tùy mình. Nếu căn cứ vào những cái đó để đoán tình yêu người khác, ta thường dễ rơi vào chủ quan ở chỗ “suy bụng ta ra bụng người’’. Không khéo khoa phân tâm học lại cho những xét đoán của ta là sự xuất hiện trá hình của những thèm muốn bị dồn ép của chính ta.
Nhưng nếu bạn là người trong cuộc thì bạn cũng khó nhận ra bộ mặt thực của tình yêu bạn. Bởi vì lúc đó bạn dễ thiên vị và dễ bị tình cảm đam mê làm mù quáng. Tình yêu là một thứ kết tinh như Stendahl nói. Nhiều khi, nó là một thứ pha trộn giữa thực tại và ảo ảnh. Bao lần người ta đã yêu trong mộng ước trước khi gặp người yêu thực. Yêu người trong mộng nên mới dừng lại một người yêu thực. Để rồi lại yêu người yêu thực qua hình ảnh trong mộng, nhưng lại không phân biệt được thực và mộng ở chỗ nào, thì làm sao hiểu rõ được tình yêu của mình. Chỉ hiểu được rõ khi tình đã chết. Lúc đó ta đã đứng ngoài cuộc rồi.
Tính cách phức tạp vừa kể của tình yêu lại dẫn tới lý do thú ba khiến tôi ái ngại nói về tình yêu, đó là vì tình yêu rất nặng tính cách chủ quan.
Tìm một kết luận khách quan đã khó lắm. Phương chi lại đứng trong một vấn đề chằng chịt những tính cách chủ quan. Đã hẵn, theo thánh Thomas, thì ba yếu tố tâm lý cần thiết để nhóm lên lửa tình là: Tốt, đẹp và hạp. Nhưng thế nào là tốt, là hạp, là đẹp? Cho dù ngàn sách dạy về sự tốt, sự đẹp, sự hạp, thì trong thực tế, khi bạn yêu ai, người đo có thẻ chỉ tốt cho bạn, đẹp cho bạn, hạp với bạn, chứ đâu có phải họ tốt đẹp và hạp cho tất cả mọi người? Họ có thể xấu và không hạp đối với người khác, nhưng tốt và hạp với bạn. Nó gọi là duyên nợ thì duyên nợ là ở chỗ đó. Nếu đẩy tính cách chủ quán riêng cho từng người và riêng cho từng trường hợp.
Khởi đi là những yếu tố chủ quan vừa kể tình yêu đi về đích điểm nào? Nó dừng lại người yêu hay lại qua người yêu để trở lại chúng ta? Nó cho đi mà không cần nhận lại, hay tình yêu nào cũng mong mõi hai chiều. Ước mong nhận lại và hai chiều có phải là vị kỷ hay không?
Bao sách đạo đức đã cho rằng yêu không mong được yêu mới là tốt. Nhưng M. Nédoncelle đã không đồng ý. Tôi nghĩ ông có lý với điều kiện. Thực ra cả hai quan niệm đều đúng. Nhưng bên nào cũng đúng theo cái nhìn chủ quan của mình. Thế mới nguy. Nhiều chuyện tình tôi coi như vô lý. Nhưng nó không có lý cho tôi, mà lại có lý cho người khác trong cuộc. Tôi không phải họ, họ đâu phải là tôi . Họ khác, tôi khác. Thế mới rắc rối. Mỗi tình có cái lý riêng của mình. Cái lý riêng của tình không ai hiểu nỗi ngoài người chủ của tình yêu. Nhưng bao lần chính họ cũng chẳng nắm vững được cái lý của tình mình.
Tình yêu có quá nhiều tính cách chủ quan nên lại một lý do nữa khiến tôi ái ngại nói về tình yêu. Đó là vì tình yêu quá bao la. Bao la thì dễ hồ đồ. Hồ đồ thì khó xác thực. Tình yêu nghe như vấn đề bé nhỏ,nhưng thực sự nó mênh mông khôn tả. Bạn thử hỏi mỗi người nghĩ gì về tình yêu? Bạn thử đọc sách nói về tình yêu. Bạn thử khảo cứu những tác giả chuyên về tình yêu. Bạn thử viết một tác phẩm đầy đủ về tình yêu... Bạn thế nào, tôi không rõ. Riêng tôi, tôi nhận là tôi không đọc xuể, không hiểu thấu và không viết nỗi.
Tình yêu bao la vì tình yêu muôn mặt. Người tình của Kinh Thánh trong Ca đệ nhất chỉ mới là một mặt của tình yêu. Tình của Trọng Thủy và Mỵ Nương lại là mặt khác. Tình của Lan và Điệp lại là một mặt khác nữa. Tình của Rôméo và Juliette không giống tình của Tristan và Isolde. Đến chuyện ly kỳ của hoàng đế Ed-Ward VIII đã cam lòng từ nhiệm ngôi vua để cưới một người đàn bà không còn trong trắng, thì tình yêu lại xuất hiện với bộ mặt vừa chân thành vừa bi đát lạ thường làm xúc động cả thế giới. Còn bao nhiêu bộ mặt khác của tình yêu.
Ngay cơ cấu tâm lý của tình yêu cũng đã là vấn đề quá rộng, chứ chưa nói gì tới hàng trăm vấn đề nằm trong tình yêu. Phạm vi bát ngát, mà lại muốn đơn giản thì khó tránh được thiếu xót đáng ngại.
Tình yêu rts bao la và phức tạp. Tìm hiểu nó bằng lý trí và sách vở đã vậy, nhưng thiết tưởng cũng cần phải hiểu nó bằng trái tim và sự trưởng thành của kinh nghiệm. St Exupéry nói: “Chỉ với trái tim, người ta mới thấy được rỏ.’’ Câu đó đúng trong phạm vi tình yêu.
Tình yêu được dựng nên cho con người, và con người được dưng nên cho tình yêu, để tất cả trở về tình yêu nguyên thủy và sau cùng là Thiên Chúa. Vì thế, khi nòi về tình yêu, tôi vốn lo tôi không cung kính đủ, không nhân loại đủ và không hướng về Chúa đủ. Nếu bạn chia sẻ với tôi về những lý do kể trên khiến tôi ngại nói về tình yêu, thì bạn sẽ dễ đoán được tình yêu là vấn đề tế nhị thế nào và cần phải dè dặt, cân nhắc, thận trọng lắm để khỏi có những nông cạn, thiếu xót và lầm lẫn.
Nếu đi đến kết luận đó, thì cũng đã là một kết quả tốt rồi. Tôi chỉ mong có thế.
@ DDPhoNang gởi bởi TuyPhuong
Edited by user Monday, December 12, 2011 1:37:19 AM(UTC)
| Reason: Not specified
|